- mùa đơng sẽ ngắn hơn, ít tuyết hơn; và mùa trượt băng sẽ bị rút ngắn một nửa.
Q trình thốt bốc hơi nước
NÂNG CẤP CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG LẠI CÁC KHU ĐÔ THỊ CŨ
Một trong những khó khăn mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt khi giải quyết các vấn đề đơ thị, đó là ảo tưởng về sự vĩnh cửu. Sự tồn tại vật chất của các tòa nhà, đường sá và cây cối tạo ra một thông điệp mạnh mẽ là những thay đổi triệt để sẽ chỉ xảy ra nếu chúng ta có những nỗ lực siêu phàm. Nhưng tất nhiên thực tế hầu như là ngược lại. Thơng thường, để duy trì các vùng lân cận ở trạng thái hiện tại, làm chậm quá trình xuống cấp của các tòa nhà và đường sá, và cung cấp dịch vụ cho tất cả mọi người dân và doanh nghiệp, mỗi ngày thành phố sẽ phải bỏ ra một lượng năng lượng và thời gian khổng lồ. Trên thực tế, chi phí vận hành và duy tu bảo dưỡng của nhiều vùng lân cận thành phố cao đến mức giải pháp nâng cấp cải tạo triệt để, hoặc thậm chí trong một số trường hợp, giải pháp xây dựng lại hồn tồn cịn tỏ ra hợp lý hơn, nếu không ngại gây gián đoạn cho cuộc sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp.
Các thành phố quy hoạch kém là một ví dụ tiêu biểu cho tình trạng liên tục thất thốt tài nguyên. Khi xử lý các khu đô thị cũ, thành phố có thể dựa vào một loạt các biện pháp để làm cho các cơng trình cũ hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Các biện pháp thường rơi vào hai nhóm: nâng cấp cải tạo, và xây dựng lại. Nâng cấp cải tạo các khu đô thị cũ bao gồm việc xem xét quỹ đất xây dựng và các cơ sở hạ tầng hiện có, và cải tiến để tăng hiệu quả hoạt động mà không cần phải xây dựng lại tồn bộ khu vực. Một số ví dụ về các biện pháp nâng cấp cải tạo là thực hiện tăng hiệu quả sử dụng cuối cùng trong lĩnh vực nước và năng lượng; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế
chất thải; và điều chỉnh cơ sở hạ tầng giao thơng hiện có (đường sá) để đưa vào các mục đích sử dụng hiệu quả hơn (ví dụ như, chỉ định các tuyến đường dành riêng cho xe buýt trung chuyển nhanh và làn đường cho xe đạp)
Giải pháp xây dựng lại đòi hỏi phải phá dỡ và xây dựng lại một số khu vực nhất định của thành phố và thường phức tạp hơn so với nâng cấp cải tạo. Xây dựng lại là việc khó khăn vì cần có các chi phí chính trị, xã hội và kinh tế liên quan đến những thay đổi trong mục đích và cơ cấu sử dụng đất hiện tại. Khơng thể áp đặt việc phân vùng hoặc quy hoạch các hành lang giao thông mới một cách đơn phương hoặc nhanh chóng. Cũng khơng thể dễ dàng nâng cấp các hệ thống phục vụ cho nhiều cơng trình xây dựng chưa được kết nối liên thơng. Cần phải có sự tham gia của nhiều bên liên quan trong quá trình ra quyết định. Các dự án cần có khung thời gian dài hơn để các cộng đồng có thể điều chỉnh. Có thể phải sử dụng cách tiếp cận tăng dần, nhưng điều này sẽ làm cho việc xác định trình tự các chiến lược trở nên khó khăn hơn. Chẳng hạn như, hoạt động xây dựng có thể phải bao gồm những thu xếp phức tạp để nâng cấp nhà ổ chuột và bố trí các tiện ích mới cũng như khoảng khơng lưu. Tốc độ thay đổi có thể tăng dần theo tốc độ thay thế tự nhiên của các quỹ đất xây dựng, hoặc có thể phải đợi cho đến khi chất lượng dịch vụ và chi phí vận hành đủ để biện minh cho việc xây dựng lại đô thị ở quy mô lớn.
Tuy nhiên, các thành phố cũng có thể nghiên cứu các cách làm sáng tạo và hiệu quả về chi phí để lập lại mơ hình phân phối, mật độ và sử dụng hình thức xây dựng cũ bằng cách tăng hệ số diện tích sàn; cho phép chuyển nhượng quyền xây dựng (xem trường hợp của Curitiba ở phần 3); phân vùng lại và thay đổi các mơ hình sử dụng đất; và quan trọng hơn là sửa đổi và thực thi các bộ luật và tiêu chuẩn xây dựng. Các bước này có thể tạo ra động lực cho các nỗ lực xây dựng lại của tư nhân. Trong một số trường hợp, có thể áp dụng phương pháp điều chỉnh đất đai, mặc dù sẽ khó khăn hơn nhiều để thuyết phục các bên liên quan trong một cộng đồng đơ thị cũ sở hữu các cơng trình đơ thị chấp nhận phá hủy
tài sản của mình để xây dựng lại thành phố. Tuy nhiên, nếu áp dụng các biện pháp đi kèm như tăng đáng kể hệ số diện tích sàn, hoặc, trong trường hợp các khu nhà ổ chuột, nếu chính thức cam kết cung cấp các dịch vụ cơ bản như thoát nước, cấp nước và vệ sinh mơi trường thì các bên liên quan có thể thấy được lợi ích kinh tế lớn cho họ. Các dự án xây dựng lại với quy mô lớn cho một số khu vực nhất định và một số quận của thành phố đã thành công trong việc tăng cường tính bền vững của các khu đơ thị cũ. Đó là trường hợp xây dựng lại các khu vực sản xuất cũ thành khu nhà ở ven sông. Vì các khu đất sản xuất cũ bị bỏ hoang không sử dụng, nên việc phối hợp các dự án và tìm kiếm sự đồng thuận khá dễ dàng. Việc xây dựng lại các khu dân cư lân cận cũ có thể rắc rối hơn và khó nhận được sự hỗ trợ đồng thuận hơn. Trong trường hợp này, giải pháp thực tế hơn là nâng cấp cải tạo các cấu trúc cũ hoặc tạo ra cơ chế khuyến khích bằng cách tăng hệ số diện tích sàn để đổi lấy sự chấp thuận các phương án xây dựng mới có hiệu quả sử dụng tài nguyên cao.
Các bước triển khai cách tiếp cận một hệ thống