- mùa đơng sẽ ngắn hơn, ít tuyết hơn; và mùa trượt băng sẽ bị rút ngắn một nửa.
Các bước triển khai mở rộng nền tảng hợp tác
tảng hợp tác
Khởi động quy trình ra quyết định phối hợp
Quá trình thành lập các ủy ban hợp tác bắt đầu bằng việc mời các bên liên quan chủ yếu tới bàn bạc về quá trình hợp tác và cân nhắc các lợi ích từ việc tham gia vào lộ trình Eco2. Thơng thường, người bảo trợ Eco2 cần gặp từng bên liên quan chính và thiết lập cơ sở thiện chí và quan tâm chung trước khi tổ chức họp nhóm. Mỗi bên liên quan cần thấy được lợi ích từ việc tham gia chương trình dựa trên quan điểm riêng của từng bên. Chẳng hạn, các nhà đầu tư, xây dựng nhà đất sẽ có cơ hội tham gia xây dựng các quy định về lĩnh vực của mình, từ đó mà cải thiện kết quả kinh doanh nhờ tác động đến chính sách. Các cơ sở dịch vụ công cộng và chủ sở hữu đất sẽ có
nhiều thơng tin hơn về những cơ hội làm ăn mới và cải thiện được quan hệ với khách hàng. Đối với các ủy ban cấp hai và cấp ba, cần đặc biệt làm rõ vai trò của thành phố trong tư cách người khởi xướng và ban thư ký chứ khơng phải là một nhóm người kiểm sốt các quyết định. Nhiều khi, thành phố cũng cần giải thích với mọi đối tượng rằng phương thức lồng ghép có nghĩa là phải tạm thời rời bỏ chức năng điều tiết và tham gia với những người khác để tìm kiếm các giải pháp lồng ghép.
Chuẩn bị nhiệm vụ và kinh phí cho ban thư ký
Ban thư ký cần sự hỗ trợ của ban cộng tác, có nghĩa là cần được tách biệt khỏi các ban ngành khác của thành phố, cho dù có sử dụng chung văn phịng để giảm chi phí. Quy mơ của ban thư ký có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ và quy mơ của các q trình phối hợp. Nếu chỉ có một người tham gia thì người đó phải có kỹ năng giao thiếp (giảng dạy, viết bài), nghiên cứu và thu thập số liệu. Tìm kinh phí cho ban thư ký có thể là cơng việc khó vì thơng thường, các ban hợp tác khơng phải là các mục ngân sách. Một giải pháp là tổ chức phối hợp trong khn khổ chi phí lập kế hoạch chiến lược. Cho dù sử dụng nguồn kinh phí nào thì ban thư ký cũng cần được bảo đảm ít nhất 3 năm ngân sách để chứng tỏ được hiệu quả.
Xây dựng khung cơ chế quy hoạch dài hạn bảo đảm tính bền vững và thích ứng
Phần 2 cung cấp các phương pháp và công cụ chi tiết giúp xây dựng khung cơ chế. Nếu có hạn chế về thời gian và tiền bạc thì có thể sử dụng một quy trình nhanh, với các mục tiêu, chiến lược có sẵn từ các thành phố kiểu mẫu. Trong trường hợp này, các báo cáo khảo sát điển hình sẽ cung cấp ví dụ về mục tiêu và chiến lược. Có thể tìm các cơng cụ phần mềm từ internet để sử dụng trong quá trình xây dựng khung cơ chế nhằm liên hệ định hướng, mục tiêu với các chiến lược, dự án cụ thể; các công cụ cũng cho phép công chúng và các bên liên quan khác nghiên cứu nội dung của khung cơ chế. Khung cơ chế địi hỏi phải có một
tập hợp các ngoại lực cụ thể ở địa phương (chẳng hạn như biến đổi khí hậu ở khu vực xung quanh hay thống kê dân số của từng thành phố). Có thể cần có sự cộng tác rộng khắp để hoàn thành khung cơ chế, với sự hỗ trợ của các công cụ như hội thảo định hướng và hội thảo lập kế hoạch (phần 2).
Lựa chọn dự án xúc tác
Dự án xúc tác là một phần quan trọng trong quản lý thay đổi. Các dự án xúc tác phải là những dự án đem lại lợi ích đáng kể cho hầu hết các bên liên quan có ảnh hưởng, có thể được hồn thành tương đối nhanh chóng và ít rủi ro cho thành phố. Nếu may mắn, dự án xúc tác sẽ góp phần nâng cao thiện cảm và mức độ chấp nhận đối với lộ trình Eco2. Cần lựa chọn kỹ; ấn tượng ban đầu là rất quan trọng. Việc xây dựng những mong đợi tích cực từ các bên tham gia và cơng chúng có vai trị quan trọng trong quản lý thành công các thay đổi.
Tài liệu tham khảo
Calthorpe, Peter, and William B. Fulton. 2001. The Regional City: Planning for the End of Sprawl. Washington, DC: Island Press.
EU (European Union). 1994. “Charter of European Cities & Towns Towards Sustainability.”
http://ec.europa.eu/environment/urban/ pdf/aalborg_charter.pdf.
ICLEI (ICLEI—Local Governments for Sustainability). 2002. “Curitiba: Orienting Urban Planning to Sustainabil- ity.” Case Study 77. ICLEI, Toronto, Canada. Jacobs, Jane. 1961. The Death and Life of Great American
Cities. New York: Random House.
Kenworthy, Jefrey R. 2006. “The Eco-City: Ten Key Transport and Planning Dimensions for Sustainable City Development.” Environment and Urbanization 18 (1): 67–85.
Lahti, Pekka, ed. 2006. Towards Sustainable Urban Infrastructure: Assessment, Tools and Good Practice. Helsinki: European Science Foundation. Prasad, Neeraj, Federica Ranghieri, Fatima Shah,
Zoe Trohanis, Earl Kessler, and Ravi Sinha. 2009. Climate Resilient Cities: A Primer on Reducing Vulnerabilities to Disasters. Washington, DC: World Bank.
UN-Habitat (United Nations Human Settlements Programme). 2008. The State of the World’s Cities 2008/2009: Harmonious Cities. London: Earthscan Publications.