Nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức, các nguyên tắc và con đường phát triển (Trang 98 - 100)

- mùa đơng sẽ ngắn hơn, ít tuyết hơn; và mùa trượt băng sẽ bị rút ngắn một nửa.

Nguồn tài chính

Nhìn chung, các thành phố có thể tiếp cận được nhiều nguồn tài chính từ cộng đồng quốc tế và các tổ chức tài trợ. Nhiều nguồn tài chính trong số này có thể được sử dụng cho hỗ trợ kỹ thuật. Những tổ chức tài trợ lớn như các tổ chức tài chính quốc tế và ngân hàng phát triển đa phương (Ngân hàng Phát triển Á châu, Ngân hàng Thế giới v.v) cũng có thể cung cấp các nguồn tài chính cho đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua các dự án. Trên quan điểm của Eco2 thì điều quan trọng nhất là số lượng và mức độ đa dạng của các cơng cụ tài chính đang tăng lên và có thể kết hợp các cơng cụ này sao cho phù hợp với quy mô hay giai đoạn của một dự án. Chúng ta sẽ xem xét trường hợp của Ngân hàng Thế giới.

Trong hầu hết các trường hợp, các thành phố tìm kiếm hỗ trợ tài chính từ Nhóm Ngân hàng Thế

giới cần gửi thư u cầu thơng qua chính phủ tương ứng của thành phố đó để bảo đảm cho việc cung cấp nguồn vốn vay hạn chế, tín dụng hay viện trợ phù hợp với các ưu tiên và chiến lược quốc gia. Nhóm Ngân hàng Thế giới đã đa dạng hóa các cơng cụ tài chính có thể sử dụng kết hợp để tài trợ cho các dự án Eco2. Các công cụ được liệt kê dưới đây, cùng với các cơng cụ tài chính của nhà tài trợ khác. Khác với phương thức sử dụng cơng cụ tài chính trong dự án đơn lẻ thơng thường, Nhóm Ngân hàng Thế giới có thể đóng gói những cơng cụ này để tạo điều kiện áp dụng phương thức lồng ghép có vai trị thiết yếu đối với thành cơng của sáng kiến Eco2 và các dự án đầu tư cụ thể.

1. Vốn vay phục vụ chính sách phát triển cung cấp nguồn tài trợ nhanh chóng, giải ngân khả thi để hỗ trợ cải cách chính sách và thể chế ở cấp nhà nước trung ương và địa phương.

2. Vốn vay đầu tư cụ thể tài trợ cho một loạt các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng (cung cấp nước, xử lý nước thải, sản xuất và phân phối điện, xử lý rác thải rắn, đường xá, giao thơng cơng cộng v.v.).

3. Nếu cải cách chính sách và thể chế dẫn đến việc giảm đáng kể hiệu ứng nhà kính trong một số lĩnh vực dựa trên phương pháp Cơ chế Phát triển Sạch hoặc nếu đầu tư trực tiếp đạt được cùng kết quả (chẳng hạn như thơng qua xử lý rác thải rắn) thì Đơn vị Tài trợ Cácbon của Ngân hàng Thế giới có thể tạo điều kiện cho việc tiến hành thu mua các mức giảm thải. Điều này nâng cao mức tín nhiệm của dự án nhờ tăng cường luồng do- anh thu cứng bổ sung.

4. Tổ chức Tài chính Quốc tế, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, cũng có khả năng tài trợ các khoản đầu tư tương ứng của tư nhân (như các tịa cao ốc hay cơng nghệ tiết kiệm năng lượng).

5. Tổ chức Mơi trường Tồn cầu là một chương trình hợp tác toàn cầu chuyên cung cấp viện trợ để giải quyết các vấn đề mơi trường tồn

cầu theo các dự án trong 6 lĩnh vực trọng tâm sau: đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, lãnh hải quốc tế, thối hóa đất, tầng ơ-zơn và chất gây ơ nhiễm hữu cơ lâu dài. Dự án Eco2 có thể được nhận viện trợ của Tổ chức Mơi trường Tồn cầu nếu tập trung vào một trong các lĩnh vực trên.

6. Qũy Đầu tư Khí hậu chuyên cung cấp tài chính có điều kiện có thể tham gia hỗ trợ nếu dự án góp phần vào cơng tác làm mẫu, triển khai, chuyển giao công nghệ cácbon thấp, với tiềm năng đáng kể về tiết kiệm khí đốt gây hiệu ứng nhà kính trong dài hạn. 7. Nhờ bảo hiểm đầu tư chống rủi ro chính trị,

Ban Bảo lãnh Đầu tư Đa phương của Ngân hàng Thế giới có thể giúp một số nước đang phát triển thu hút đầu tư tư nhân.

Bằng cách lồng ghép, lập ưu tiên và liên kết những cơng cụ tài chính này mà Ngân hàng Thế giới triển khai được phương thức lồng ghép để triển khai từng bước đáp ứng nhu cầu tài trợ liên

quan đến Eco2 của thành phố. Dĩ nhiên, không phải trong trường hợp nào cũng cần áp dụng tất cả những công cụ này. Hình 1.32 cho ví dụ về phương thức kết hợp các cơng cụ. Nhóm Ngân hàng Thế giới cũng có thể giúp các chính phủ và thành phố triển khai Eco2 huy động nguồn vốn đồng tài trợ từ các nhà tài trợ khác, như nêu trong phần bên phải của Hình minh họa. (Đặc điểm của những cơng cụ tài chính này được trình bày trong phần 3.)

Nguồn tài chính có vai trị quan trọng. Tái chính cho phép triển khai nhiều sáng kiến thảo luận trong cuốn sách này. Tuy nhiên, độc giả cũng cần nhớ rằng một số những sáng kiến và phương thức tiêu biểu nhất nêu ở đây đã được triển khai mà khơng cần tới những nguồn tài chính bên ngồi phức tạp trên. Sự kiểm chứng thực sự đối với Sáng kiến Đô thị Eco2 sẽ không phải là khả năng liên kết các thành phố bằng tài chính mà bằng hỗ trợ một q trình trong đó các thành phố tự thích ứng và áp dụng 4 nguyên tắc Eco2 để phát huy đầy đủ nội lực của mình.

Hình 1.32. Các cơng cụ tài chính

Nguồn: tác giả tổng hợp.

Ghi chú: Các cơng cụ tài chính của nhóm ngân hàng thế giới và công cụ của các tổ chức tài trợ đa phương nằm dưới sự quản lý của ngân hàng thế

giới có thể được kết hợp và đặt ưu tiên để hỗ trợ phương thức có mức độ lồng ghép cao hơn trong tài trợ các dự án Eco2. CtF= Quỹ Công nghệ sạch;

DpL= Cho vay xây dựng Chính sách phát triển; GEF= tổ chức mơi trường tồn cầu; iFC= tổ chức tài chính Quốc tế; miGA= Ban Bảo lãnh đầu tư đa phương; sCF= Quỹ Khí hậu Chiến lược; siL= Vốn vay đầu tư Cụ thể.

Áp dụng các biện pháp chính sách và

quy định điều tiết IBRD DPL giai đoạn 1

IBRD DPL giai đoạn 2 Tài chính các-bon IBRD SIL

Các quỹ đầu tư khí hậu (CTF, SCF)

Tổ chức Tài chính Quốc tế Bảo lãnh của MIGA Tài chính các-bon Tài chính GEF

Các khoản vay/ tài trợ khơng

hồn lại Hiện thực hóa các chỉ tiêu như giảm

các-bon

Hạ tầng đô thị

Đầu tư cơ sở hạ tầng

ghi chú:

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức, các nguyên tắc và con đường phát triển (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)