- mùa đơng sẽ ngắn hơn, ít tuyết hơn; và mùa trượt băng sẽ bị rút ngắn một nửa.
Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận một hệ thống
Tích hợp các dịng tài ngun: thiết kế và quản lý hệ thống tích hợp
Trước hết chúng ta phải giải quyết vấn đề tính hiệu quả của các dịng tài nguyên trong một vùng đô thị thông qua thiết kế và quản lý hệ thống hạ tầng tích hợp. Các cách tiếp cận áp dụng cho hầu hết các ngành hạ tầng đô thị, như giao thông, nước, năng lượng và quản lý chất thải, và có thể áp dụng cho từng ngành cũng như xuyên suốt giữa các ngành.
Tích hợp cung và cầu: Giải quyết vấn đề tính hiệu quả và thận trọng trước khi đầu tư cho phía cung
Q trình tích hợp cung cầu cần bắt đầu từ câu hỏi tại sao phải lo lắng về cơ sở hạ tầng mới nếu như đầu tư để giảm cầu và tăng cường hiệu quả sử dụng các cơ sở hạ tầng cũ tỏ ra là một biện pháp kinh tế và có lợi. Tích hợp cung cầu là một cách tiếp cận chiến lược cần được hỗ trợ bởi quá trình lập kế hoạch đầu tư thận trọng. Với bất kỳ đầu tư nào trong ngành dịch vụ, ln ln có một sự cân bằng tối ưu tồn tại giữa một bên là các đầu tư trong toàn hệ thống và hiệu quả sử dụng cuối cùng với một bên là các đầu tư trong các hệ thống cung ứng mới. Trong một kịch bản lý tưởng, các đầu tư cho phía cung và phía cầu sẽ được cân nhắc trên một sân chơi bình đẳng và tiền đầu tư sẽ được đặt vào nơi đem lại lợi ích lớn nhất cho xã hội, nền kinh tế và môi trường. Ở hầu hết các cơng ty dịch vụ cơng ích, cơ cấu phí dịch vụ hợp lý dựa trên các nguyên tắc thu hồi
vốn đầy đủ, cùng với các mức phí cả gói và tăng dần với trợ cấp được xác định mục tiêu chính xác (nếu cần giải quyết các vấn đề xã hội) là một cơ chế hiệu quả để giảm cầu. Đó là bởi vì những mức phí khơng phản ánh chi phí kinh tế thực có thể tạo ra những tín hiệu sai lệch cho người sử dụng và dẫn đến lãng phí hoặc sử dụng tài nguyên quá mức cần thiết. Nhìn chung có thể thấy rằng, trong lịch sử đã từng có nhiều đầu tư lớn và quá nhanh cho các giải pháp về phía cung, hơn là các giải pháp giảm cầu thông qua các tiêu chuẩn về sử dụng tài nguyên hiệu quả; các giải pháp nâng cấp cơng trình xây dựng; và thay thế hệ thống chiếu sáng, đồ dùng, xe cộ và các thiết bị điện. Ở từng ngành, cách tiếp cận quản lý cầu (DSM) đã đem lại nhiều lợi ích lớn; ví dụ như trường hợp ngành năng lượng ở thành phố Yokohama, Nhật Bản (đã tiết kiệm được khoản đầu tư cơ bản là 1,1 tỷ USD) hay ngành năng lượng và cấp nước ở Emfuleni (nơi mà một khoản đầu tư bỏ ra một lần duy nhất trị giá 1,8 triệu USD đã giúp thành phố tiết kiệm được 4 triệu USD mỗi năm). DSM không chỉ giúp tạo ra lợi ích kinh tế ròng cao hơn, mà còn đem lại nhiều lợi ích gián tiếp cho thành phố, chẳng hạn như cải thiện môi trường sống và giảm khả năng dễ bị tổn thương khi giá cả lên xuống trong tương lai hoặc khi có gián đoạn trong q trình cung ứng tài nguyên.
Mặc dù DSM có thể dễ thực hiện và nhanh chóng đem lại lợi ích trong một số trường hợp nhưng cách tiếp cận này khó thực hiện ở chỗ phải tìm ra cơ chế khuyến khích ưu đãi các bên có lợi ích liên quan. Hãy xem xét trường hợp xây
Điều tối quan trọng đối với các thành phố là cố gắng đạt được tính bền vững kinh tế và sinh thái cao hơn để phát triển quan điểm lấy các hệ thống làm cơ sở và áp dụng cách tiếp cận một hệ thống. Kết quả rà soát chương này cho thấy một bức tranh hoàn chỉnh hơn về các cơ hội và khả năng áp dụng các con đường phát triển mới. Ngồi ra, các phương pháp và cơng cụ đã giới thiệu ở phần 2 cũng có thể giúp các nhà quy hoạch, kỹ sư và nhà thiết kế hình dung ra các động lực thúc đẩy hệ thống; lập mơ hình các tác động chính do các phương án thiết kế và chính sách với quy mơ khác nhau tạo ra đối với hệ thống, và nhìn chung, giúp họ tư duy vượt khỏi những hạn chế do kiến thức đào tạo chuyên ngành, các kết cấu thể chế và thông lệ quá khứ đặt ra. Như đã mô tả khái quát trong Hộp 1.3, phần này cũng sẽ mô tả cách sử dụng phân tích dịng vật chất và xếp chồng các lớp thơng tin trên bản đồ nhằm tạo ra một nền tảng đa ngành cho thiết kế tích hợp