CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 2: Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự (Phần 2) (Trang 95 - 97)

THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có thiệt hại xảy ra; - Có hành vi trái pháp luật;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Để làm rõ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, các Luật sư cần lưu ý:

- Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 Bộ luật dân sự năm 2015; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 Bộ luật dân sự năm 2015; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà mà người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi nhất của người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm, v.v.. Do đó, cần phải có một khoản tiền bồi thường để bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lịng tin, v.v., vì bị hiểu nhầm. Do đó, cần phải có một khoản tiền bồi thường để bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

- Hành vi trái pháp luật: Là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.

- Mối quan hệ nhân quả: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Bộ luật dân sự năm 2015 đã có sự thay đổi so với Bộ luật dân sự năm 2005 về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, đó là đã bỏ yếu tố lỗi. Nếu như Bộ luật dân sự năm 2005 quy định phải có lỗi cố ý hoặc vơ ý của người gây thiệt hại (Điều 604), thì Bộ luật dân sự năm 2015 khơng còn quy định này nữa (Điều 584). Do vậy, ở thời điểm hiện tại, khi yêu cầu bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, khơng cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi. Yếu tố lỗi chỉ còn ý nghĩa trong việc xem xét mức độ thiệt hại được bồi thường.

Phần 4: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN DÂN SỰ CỤ THỂ ♦ 327

Cũng cần chú ý rằng, trong Bộ luật dân sự năm 2005 trước đây cũng quy định, nếu pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp khơng có lỗi thì áp dụng quy định đó (khoản 2 Điều 604).

- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng có sự thay đổi cả về thời gian và thời điểm bắt đầu thời hiệu:

+ Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 607).

+ Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện là ba năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 588).

Một phần của tài liệu Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 2: Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự (Phần 2) (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)