NHẬN DIỆN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Khách hàng đến với Luật sư đều mong muốn được biết việc tranh chấp của họ pháp luật quy định như thế nào. Cụ thể là câu hỏi Tòa án sẽ giải quyết ra sao. Từ mong muốn chính đáng đó, đối chiếu các quy định của pháp luật có liên quan, Luật sư cần nhận diện được quan hệ pháp luật tranh chấp và đánh giá yêu cầu của khách hàng, từ đó đề ra phương án giải quyết tranh chấp.
Trong tranh chấp lao động, Luật sư cần nhận diện tranh chấp theo các bước như sau:
1. Nhận diện tranh chấp lao động và xử lý tình huống
Để xác định tranh chấp là tranh chấp lao động, Luật sư cần nhận diện qua các dấu hiệu sau:
a) Có mối quan hệ lao động giữa khách hàng và “đương sự đối tụng” hay không?
Đây là vấn đề đầu tiên để xác định vụ tranh chấp là tranh chấp lao động hay là tranh chấp khác, như: tranh chấp về dân sự, tranh chấp về kinh doanh thương mại v.v.. Khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 quy định “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động”. Với định nghĩa này, chỉ xem một vụ việc là tranh chấp lao động khi có tranh chấp giữa người lao động và/hoặc tập thể người lao động với người sử dụng lao động.
b) Có xung đột quyền và lợi ích giữa các chủ thể đó hay khơng? Trong q trình hoạt động thường là liên tục trong một ngày làm việc 8 tiếng tại doanh nghiệp, quan hệ giữa con người với con người đôi khi do công việc hoặc do các tác động xã hội khác không liên quan đến công việc phải gánh chịu những áp lực tâm lý. Từ đó, những mâu thuẫn nảy sinh, chi phối đến cách cư xử của con người dẫn đến hành vi không đúng chuẩn mực, nhưng chưa hẳn quyền và lợi ích giữa các chủ thể đã trở nên xung đột, nên chưa dẫn đến tranh chấp lao động.
c) Xung đột giữa các chủ thể trong quan hệ lao động đã chuyển thành tranh chấp chưa?
Trong hoạt động thường ngày tại doanh nghiệp có thể có mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa các chủ thể nhưng chưa hẳn đã dẫn đến tranh chấp. Nếu mâu thuẫn chỉ dừng lại trong phạm vi doanh nghiệp và được các chủ thể thỏa thuận giải quyết một cách ổn thỏa thì chưa hoặc khơng dẫn đến tranh chấp.
Như vậy, trong quá trình tiếp nhận trình bày của khách hàng, Luật sư trước tiên phải xác định được có tranh chấp lao động hay khơng và nếu có thì là loại tranh chấp lao động nào, tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể. Nếu là tranh chấp lao động tập thể thì đó là tranh chấp lao động tập thể về quyền hay tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Qua đó, Luật sư xác định, đánh giá được yêu cầu của khách hàng và đề ra giải pháp pháp lý phù hợp.
Phần 4: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN DÂN SỰ CỤ THỂ ♦ 361
2. Xác định, đá nh giá yêu cầ u củ a khá ch hà ng và xử lý tình huống Để xác định, đánh giá đúng yêu cầu của khách hàng, Luật sư không thể bỏ qua các nội dung cần làm rõ trong quá trình tiếp xúc khách hàng, như:
- Quan hệ pháp luật lao động tranh chấp, như: Tranh chấp về tiền lương, tranh chấp về bảo hiểm xã hội, tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tranh chấp về biện pháp xử lý kỷ luật lao động v.v..
- Các văn bản pháp luật lao động (Bộ luật lao động, nghị định, thông tư liên quan) áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp đó là các văn bản pháp luật nào, nêu điều khoản cụ thể.
- Thời điểm xác lập quan hệ pháp luật tranh chấp hoặc sự kiện pháp lý dẫn đến tranh chấp và thời điểm phát sinh tranh chấp.
- Quan hệ pháp luật tranh chấp có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hay bắt buộc phải qua hòa giải viên lao động hòa giải trước khi vụ việc được đưa đến Tòa án giải quyết?
- Yêu cầu, nguyện vọng cụ thể của khách hàng trong trường hợp này là gì?
Trong các nội dung mà Luật sư cần nắm bắt trên đây, quan hệ lao động tranh chấp và các văn bản pháp luật lao động liên quan đến tranh chấp là hai nội dung quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đối với phương án tư vấn, thậm chí cả việc tham gia tố tụng tại Tòa án khi khách hàng yêu cầu.
Khi xác định chính xác các nội dung trên, Luật sư có thể xử lý tình huống một cách đúng pháp luật. Trong việc xử lý tình huống, Luật sư có thể đưa ra nhiều giải pháp để khách hàng lựa chọn, bao gồm: Thương lượng, hòa giải hoặc khởi kiện trước Tòa án; các mặt thuận lợi và bất lợi của từng phương án. Tuy nhiên, việc chọn lựa phương án giải quyết nào phải do khách hàng quyết định, Luật sư không nên quyết định thay cho khách hàng, trừ trường hợp Luật sư là người đại diện theo ủy quyền và được khách hàng giao toàn quyền giải quyết vụ việc tranh chấp đó.