TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 2: Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự (Phần 2) (Trang 153 - 165)

1. Khái niệm cơ bản về trọng tài, khung pháp lý và các thể chế liên quan

Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”. Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp những vụ án không thuộc phạm vi giải quyết độc quyền của Tòa án như đất đai, hành chính, các vụ kiện liên quan đến người tiêu dùng khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng về việc đưa vụ việc ra trọng tài, các vụ án về lao động, hơn nhân, gia đình tại một cơ quan khác ngồi Tịa án theo Điều 17 Luật trọng tài thương mại năm 2010. Trọng tài thương mại chỉ được sử dụng như một phương thức tranh tụng thay thế Tịa án khi các bên có một thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hợp lệ và theo đúng quy định pháp luật trong hợp đồng.

Thỏa thuận trọng tài được lập dưới hình thức là 01 điều khoản trọng tài ngay trong hợp đồng giữa các bên hoặc một thỏa thuận riêng biệt trước hoặc sau thời điểm xảy ra tranh chấp.

Lưu ý, nếu thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thực hiện được thì vụ tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án. Ngược lại, Tòa án phải từ chối thụ lý vụ kiện nếu các bên đã có một thoả thuận trọng tài hợp lệ bằng điều khoản trong hợp đồng hoặc một thoả thuận riêng

(Điều 6 Luật trọng tài thương mại năm 2010). Nếu hợp đồng không lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp và cũng khơng có một thỏa thuận nào khác giữa các bên khi xảy ra tranh chấp thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tịa án có thẩm quyền.

Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên tranh chấp có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế theo quy tắc tố tụng của một Trung tâm trọng tài hoặc trọng tài vụ việc (ad hoc) theo quy tắc do các bên tự thỏa thuận.

Cho dù điều khoản trọng tài quy định vụ tranh chấp sẽ được giải quyết theo trọng tài quy chế hay trọng tài vụ việc thì cũng ln tồn tại một chi tiết rất quan trọng là “Seat of arbitration” (thuật ngữ không này khơng có từ tương đương trong tiếng Việt, nhưng có thể tạm dịch là “địa điểm trọng tài”). Tuy nhiên, khi sử dụng cụm từ “địa điểm trọng tài” cũng cần nên phân biệt rằng bản chất của cụm từ này là có ý nghĩa ấn định pháp luật quốc gia sẽ được áp dụng để điều chỉnh tranh chấp được giải quyết bằng tố tụng trọng tài chứ không phải “place of arbitration”, nơi mà phiên xử trọng tài thực sự được diễn ra. Không loại trừ trường hợp “địa điểm trọng tài” (Seat of arbitration) ở một quốc gia (tức luật áp dụng để điều chỉnh trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là luật của một nước) nhưng địa điểm giải quyết tranh chấp trên thực tế lại diễn ra tại một quốc gia khác theo quyết định của Hội đồng trọng tài.

Nếu “địa điểm trọng tài” (Seat of Arbitration) là Việt Nam thì luật của Việt Nam liên quan đến trọng tài sẽ chi phối các vấn đề về: (1) Thủ tục của vụ kiện trọng tài; và (2) Mối liên hệ giữa Trọng tài và Tòa án trong các việc: Hỗ trợ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Hủy phán quyết trọng tài; Thi hành phán quyết trọng tài.

Việc phân biệt luật áp dụng cho thủ tục tranh tụng trọng tài và luật nội dung tức luật chi phối hợp đồng cũng như luật chi phối sự tồn tại và giá trị của thỏa thuận trọng tài là một vấn đề vô cùng quan trọng mà một Luật sư khi tham gia tranh tụng trọng tài cần phải hiểu rõ. Đây cũng là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa Luật sư của các bên tranh chấp trong tranh tụng trọng tài.

Phần 4: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN DÂN SỰ CỤ THỂ ♦ 385

2. Thỏa thuận trọng tài và các vấn đề phát sinh

Trong các hợp đồng ngồi những điều khoản chính quy định bản chất và cách thức giao dịch, còn có một điều khoản rất quan trọng mà các Luật sư đơi khi chưa có sự lưu tâm đúng mức, đó là điều khoản về giải quyết tranh chấp. Điều khoản này thường được giới Luật sư gọi là “điều khoản lúc nửa đêm” vì các bên thường bỏ nhiều công sức để thỏa thuận những vấn đề liên quan đến giao dịch và cách bảo vệ các giao dịch đó, đến lúc sắp hết thời gian soạn thảo mới nghĩ đến điều khoản chi phối việc giải quyết tranh chấp ra sao và bằng phương thức gì, theo luật nào, v.v.. Thông thường, nếu hợp đồng không đề cập đến giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thì tranh chấp đương nhiên được giải quyết tại Tịa án có thẩm quyền.

Trường hợp các bên tại hợp đồng có ghi nhận việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolution - ADR), cụ thể là phương thức trọng tài, thì Tịa án sẽ từ chối thụ lý vụ kiện (Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010) trừ khi: (1) Thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thực hiện được; (2) Các bên có thỏa thuận khác bằng văn bản về việc cùng lựa chọn Tòa án giải quyết.

Thỏa thuận trọng tài là việc xác định cách thức, trình tự, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi cần giải quyết những tranh chấp, bất đồng phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng bằng con đường tranh tụng tại trọng tài, có thể là trọng tài tại các trung tâm hay trọng tài vụ việc. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp dưới hình thức một điều khoản nằm trong hợp đồng hay bản riêng đi kèm hợp đồng. Dù thỏa thuận trọng tài được lập như một điều khoản nằm trong hợp đồng, thì thực chất đây vẫn là một thỏa thuận riêng biệt có nội dung khác biệt và giá trị độc lập với hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài có bị vơ hiệu hay điều chỉnh, bổ sung vẫn không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng chính, hay nói cách khác, ngay cả khi hợp đồng chính bị thay đổi, hủy bỏ, vơ hiệu, hết hiệu lực thì thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị, trừ khi các bên có sự sửa đổi,

bổ sung hay thay thế điều khoản thỏa thuận trọng tài. Thông thường, luật chi phối sự thành lập, tồn tại và tính hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (điều khoản trọng tài) là luật áp dụng cho hợp đồng, trừ khi quy định khác tại điều khoản trọng tài.

Không phải tất cả các thỏa thuận trọng tài đều có hiệu lực và có giá trị áp dụng. Để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, Luật sư cần lưu ý:

Về hình thức, thỏa thuận trọng tài phải là sự thể hiện của sự thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ thương mại;

Về thẩm quyền, khơng phải mọi tranh chấp đều có thể giải quyết được bằng trọng tài, đặc biệt là khi pháp luật nơi diễn ra tranh chấp không cho phép giải quyết loại tranh chấp đó thơng qua hình thức trọng tài. Ví dụ, tại Việt Nam, một số loại tranh chấp thuộc về đặc quyền của Tòa án;

Về năng lực chủ thể, đây là một trong những lý do để các bên đưa ra nhằm vô hiệu điều khoản trọng tài;

Về ý chí tự nguyện của chủ thể, đây là sự tự do thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các bên.

3. Tố tụng trọng tài

Để quá trình tố tụng trọng tài được khởi động, nguyên đơn phải gửi đơn kiện đến Trung tâm trọng tài (trong trường hợp giải quyết bằng Trung tâm trọng tài) hoặc gửi đơn kiện cho bị đơn (trong trường hợp giải quyết bằng trọng tài vụ việc) theo khoản 1 Điều Điều 40 và 41 Luật trọng tài thương mại năm 2010. Căn cứ vào Điều 31 Luật trọng tài thương mại năm 2010, đối với tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn, còn đối với Trọng tài vụ việc, thời điểm bắt đầu tố tụng được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của ngun đơn (nếu các bên khơng có thỏa thuận khác). Trong q trình tố tụng, các bên có thể bổ sung, sửa đổi đơn kiện.

Đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 30 Luật trọng tài thương mại năm 2010. Ngoài ra, đơn khởi

Phần 4: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN DÂN SỰ CỤ THỂ ♦ 387

kiện cũng phải thể hiện rõ ý chí trong việc lựa chọn trọng tài viên của nguyên đơn. Kèm theo đơn kiện các bên phải gửi theo bản thỏa thuận trọng tài. Đây là tài liệu quan trọng để Trung tâm trọng tài đánh giá tranh chấp có được thụ lý hay khơng.

Thời hiệu khởi kiện theo tố tụng trọng tài là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác (Điều 33 Luật trọng tài thương mại năm 2010).

a) Hội đồng trọng tài:

Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trung tâm trọng tài, mỗi bên trong tranh chấp sẽ chọn một trọng tài viên hoặc đề nghị Trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lựa chọn hoặc chỉ định, các trọng tài viên này sẽ cùng chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch Hội đồng trọng tài. Nếu hết hạn này mà việc bầu khơng thực hiện được thì trong vịng 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nêu trên, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài (khoản 3 Điều 40 Luật trọng tài thương mại năm 2010).

Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, ngay từ khi nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn, đã chọn trọng tài viên cho mình và bị đơn trong bản tự bảo vệ cũng đã chọn ra một trọng tài viên. Hai trọng tài này sẽ bầu ra một trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Khác với trọng tài trung tâm, trường hợp này, nếu bị đơn khơng chọn trọng tài viên thì một hoặc các bên có quyền u cầu Tịa án chỉ định trọng tài viên cho các bị đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật trọng tài thương mại năm 2010. Thẩm quyền của Tòa án được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 7 Luật trọng tài thương mại năm 2010.

b) Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài:

Đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngồi, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, mà các bên khơng có thỏa thuận về ngơn ngữ sử dụng, thì Hội đồng trọng tài có quyền

quyết định: Ngơn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài; Pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất theo khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 14 Luật trọng tài thương mại năm 2010;

Hội đồng trọng tài cũng có quyền quyết định địa điểm giải quyết tranh chấp trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận theo khoản 2 Điều 11 Luật trọng tài thương mại năm 2010;

Tại Điều 63 Luật trọng tài thương mại năm 2010, Hội đồng trọng tài có quyền chủ động hoặc do yêu cầu của các bên, sửa những lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc tính tốn sai, hoặc ra phán quyết bổ sung. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài có thể gia hạn việc sửa chữa, bổ sung phán quyết.

Đặc biệt, Hội đồng trọng tài có các thẩm quyền như sau (các điều 45, 46, 47, 49 Luật trọng tài thương mại năm 2010):

- Xác minh sự việc; - Thu thập chứng cứ;

- Triệu tập người làm chứng;

- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thay đổi bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời Hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng được quy định tại Điều 49 Luật trọng tài thương mại năm 2010.

- Hòa giải tranh chấp theo yêu cầu của các bên; - Đình chỉ giải quyết vụ việc;

- Ra phán quyết buộc các bên phải thi hành. c) Hồ sơ, chứng cứ:

Cần lưu ý trong tố tụng trọng tài, các bản giải trình, văn thư giao dịch và tài liệu khác của mỗi bên khi gửi đến Hội đồng trọng tài phải gửi với số bản để mỗi thành viên trong Hội đồng trọng tài có một bản, đương sự khác một bản và một bản lưu tại Trung tâm trọng tài (khoản 1 Điều 12 Luật trọng tài thương mại năm 2010). Ví dụ, nếu Hội đồng trọng tài có 3 trọng tài viên, thì các bên khi giao nộp hồ sơ, tài liệu sẽ gửi 05 bản cho Hội đồng trọng tài/Trung tâm trọng tài.

Phần 4: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN DÂN SỰ CỤ THỂ ♦ 389

Đối với tố tụng tòa án, hồ sơ, chứng cứ có thể được các bên giao nộp vào bất kỳ thời điểm/giai đoạn nào của tố tụng. Tuy nhiên, trong tố tụng trọng tài, thông thường, hồ sơ, chứng cứ phải được nộp trước khi phiên họp giải quyết tranh chấp diễn ra, đây là một trong những điều thể hiện sự thiện chí trong giải quyết của các bên.

d) Biện pháp khẩn cấp tạm thời:

- Thẩm quyền ban hành các lệnh tạm thời trong tố tụng trọng tài: Trên cơ sở yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài, Tịa án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 48, khoản 1 Điều 49 Luật trọng tài thương mại năm 2010.

Một lưu ý trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là các bên chỉ được quyền yêu cầu hoặc là Hội đồng trọng tài, hoặc là Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà sau đó lại tiếp tục có đơn yêu cầu cơ quan còn lại áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài hoặc Tịa án phải từ chối, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài (khoản 3 Điều 49, khoản 5 Điều 53 Luật trọng tài thương mại năm 2010).

Lưu ý thứ hai là khái niệm trọng tài ở đây được hiểu là Hội đồng trọng tài được bầu/chỉ định để tiến hành giải quyết tranh chấp bởi các bên liên quan, chứ không phải là Trung tâm trọng tài.

Tại Việt Nam, thông thường, các bên vẫn ưu tiên yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì cho rằng Tịa án là một cơ quan công quyền và khả năng thực thi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, khả năng thực thi sẽ cao hơn. Lệnh đó do Hội đồng trọng tài ban hành, sẽ phải được sửa các quy định tương ứng về thi hành án trước khi thực thi, để bảo đảm lệnh của Hội đồng trọng tài cũng có hiệu lực thi hành. Hơn nữa, trong trường hợp nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại Trung tâm trọng tài và đơn yêu cầu áp dụng biện pháp

khẩn cấp tạm thời tại Tịa án, thì người u cầu, tại thời điểm này, sẽ không phải mất thời gian chờ thành lập Hội đồng trọng tài, Tòa án và hệ thống thi hành giúp việc thực thi biện pháp liên thông hơn.

- Chứng cứ cần thiết của biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Trong quá trình nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải có chứng cứ và lý do thuyết phục để được áp dụng một biện pháp khẩn cấp hợp lý căn cứ theo Điều 50 Luật trọng tài thương mại năm 2010 và khoản 1 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Biện pháp bảo đảm tương đương:

Tương tự quy định trong tố tụng dân sự, tố tụng trọng tài cũng buộc người yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi tiền, vàng, đá quý, giấy tờ có giá hay tài sản khác do Hội đồng trọng tài hoặc Tòa

Một phần của tài liệu Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 2: Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự (Phần 2) (Trang 153 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)