HÒA GIẢI TRONG TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 2: Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự (Phần 2) (Trang 138 - 141)

1. Hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong việc giải quyết các tranh chấp lao động trước khi yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Trước hết, hịa giải trong tranh chấp lao động là một chế định được Bộ luật lao động năm 2012 quy định là một thủ tục bắt buộc trong việc giải quyết tranh chấp lao động, bao gồm cả tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.

a) Đối với tranh chấp lao động cá nhân:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 thì tranh chấp lao động cá nhân phải thơng qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ một số tranh chấp lao động không bắt buộc phải thơng qua thủ tục hịa giải được nêu trực tiếp tại điều này.

b) Đối với tranh chấp lao động tập thể:

Dù là tranh chấp lao động tập thể về quyền hay tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì trước tiên vẫn phải được hịa giải viên lao động tiến hành hòa giải trước khi vụ việc được các cơ quan khác giải quyết (khoản 1 Điều 204 Bộ luật lao động năm 2012).

Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động gồm: Hòa giải viên lao động; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân. Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm: Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động.

Trường hợp hịa giải khơng thành hoặc một trong hai bên khơng thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hịa giải thành thì đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền, các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết, đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

Phần 4: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN DÂN SỰ CỤ THỂ ♦ 369

Các quy định về chế định hòa giải như trên cho thấy hòa giải trong tranh chấp lao động, dù là tranh chấp lao động cá nhân hay tập thể, cũng luôn được đề cao. Cần lưu ý, mặc dù có một số tranh chấp lao động cá nhân mà theo quy định của pháp luật khơng bắt buộc phải qua hịa giải viên lao động hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết, nhưng nếu các bên tranh chấp yêu cầu hòa giải viên lao động hịa giải cũng hồn tồn được khuyến khích. Bởi suy cho cùng, tranh chấp lao động về bản chất cũng là tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các bên đã có q trình cống hiến, cộng tác và làm việc với nhau trong một tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trước đó. Pháp luật lao động đề ra chế định hịa giải để các bên có dịp ngồi lại đối thoại với nhau, cùng hịa giải viên lao động tìm ra giải pháp hài hịa về quyền và lợi ích. Đây là một biện pháp cần thiết để hai bên đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp mà không cần đến sự can thiệp của Tịa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, cũng như nhiều nước trên thế giới.

Có thể nói, chế định hịa giải bắt buộc áp dụng cho hầu hết các tranh chấp lao động, dù là tranh chấp cá nhân hay tập thể chính là một phương pháp giải quyết tranh chấp có thể tạo ra khả năng duy trì quan hệ lao động sau tranh chấp. Trong thực tế, cá nhân người lao động sau khi tranh chấp được giải quyết, nhất là khi hai bên đạt được thỏa thuận trong quá trình giải quyết tranh chấp thơng qua con đường hịa giải đều có thể duy trì quan hệ lao động mà trong một giai đoạn nhất định tưởng chừng như rất căng thẳng, không thể tiếp tục làm việc chung với nhau được nữa. Đây chính là kết quả tích cực mà khơng phán quyết của Tịa án hay của các cơ quan có thẩm quyền khác nào có thể có được. Ngồi ra, chế định hòa giải được ưu tiên áp dụng trong hầu hết trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, dù là cá nhân hay tập thể, cũng chính là một biện pháp bảo vệ quyền tự thỏa thuận, tự định đoạt của các bên tranh chấp, là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Hòa giải trong tranh chấp lao động còn là một biện pháp tiền tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 trong một số tranh chấp lao động

Đối với các tranh chấp mà pháp luật lao động quy định phải tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện tại Tòa án mà các đương sự khơng thực hiện thì Tịa án trả lại đơn khởi kiện căn cứ điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 vì chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Có thể nói, thủ tục hịa giải đối với các quan hệ lao động tranh chấp mà theo quy định của pháp luật lao động bắt buộc phải qua hòa giải trước khi khởi kiện tại Tòa án là biện pháp tiền tố tụng, tức phải được hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải trước mới được khởi kiện.

Quy định trên buộc hai bên trong tranh chấp lao động, dù là tranh chấp lao động cá nhân hay tập thể (chỉ áp dụng đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền) khi nộp đơn kiện cho Tịa án có thẩm quyền phải kèm theo biên bản hịa giải của hòa giải viên lao động quận, huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp quá thời hạn mà hịa giải viên lao động khơng tiến hành hịa giải thì các đương sự cũng phải có chứng cứ chứng minh rằng đã u cầu hịa giải tranh chấp lao động nhưng khơng được hịa giải. Ví dụ như biên nhận hồ sơ u cầu hịa giải của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, nơi trụ sở chính của doanh nghiệp, nếu khơng Tịa án có quyền trả lại đơn kiện và hồ sơ khởi kiện. Trong trường hợp đặc biệt vì lý do nào đó mà Tịa án đã nhận đơn kiện, đã thụ lý vụ kiện tranh chấp lao động nhưng khơng có các bằng chứng liên quan đến việc hịa giải tại hịa giải viên lao động thì trong q trình giải quyết vụ việc, Tịa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án căn cứ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

3. Hòa giải là một thủ tục bắt buộc được thực hiện trong giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử do Bộ luật tố tụng dân sự quy định

Việc giải quyết các vụ án dân sự do Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định, trong đó có tranh chấp về lao động. Theo đó, hịa giải là một

Phần 4: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN DÂN SỰ CỤ THỂ ♦ 371

thủ tục bắt buộc mà Tòa án phải tiến hành trước khi đưa vụ án ra xét xử, mặc dù vụ việc đó đã được hịa giải viên lao động hịa giải trước khi đưa đến Tòa án giải quyết. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã dành hẳn một chương XIII (từ Điều 203 đến Điều 221) quy định những nội dung liên quan đến thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử của Tòa án trước khi bước vào phiên tòa sơ thẩm.

Theo quy định tại Điều 209 và Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật sư là một thành phần chính thức của phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải; theo đó Bộ luật tố tụng dân sự ghép việc Tòa án kiểm tra việc giao nộp, cơng khai chứng cứ và hịa giải thành một phiên họp. Việc pháp luật tố tụng dân sự để Luật sư chính thức có quyền tham gia phiên họp hòa giải tạo điều kiện cho Luật sư thực hiện tốt vai trị của mình, nên Luật sư cần thiết phải tham gia phiên họp này.

VI. NGHIÊN CỨ U HỒ SƠ, XÂY DỰ NG PHƯƠNG Á N BẢ O VỆ QUYỀ N LỢ I CHO KHÁ CH HÀ NG

Một phần của tài liệu Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 2: Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự (Phần 2) (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)