NGHIÊN CỨU HỒ SƠ, XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 2: Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự (Phần 2) (Trang 111 - 116)

QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG

1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

Nghiên cứu hồ sơ vụ án là một công việc hết sức quan trọng, đòi hỏi Luật sư phải vừa tỉ mỉ, phải vừa bao quát để từ những chi tiết nhỏ nhất để tổng hợp khái quát làm rõ vấn đề cần chứng minh, hình thành lập luận, quan điểm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Trong vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, dù là Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn hay bị đơn thì việc nghiên cứu hồ sơ vụ án trước hết đều nhằm làm rõ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tức có hành vi vi phạm pháp luật hay khơng, có thiệt hại xảy ra hay khơng, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra hay khơng. Sau đó tùy thuộc vào tư cách tham gia tố tụng và yêu cầu của khách hàng mà Luật sư đi sâu nghiên cứu những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh cho yêu cầu của khách hàng là có căn cứ, phù hợp với thực tế.

Có thể mơ tả q trình nghiên cứu hồ sơ của Luật sư như sau: - Nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án:

+ Đọc hết qua một lượt toàn bộ hồ sơ vụ án;

+ Ghi chép các sự kiện chính theo ngày tháng, theo nội dung vụ việc, theo sự kiện;

+ Sắp xếp và nghiên cứu các chứng cứ;

+ Nhận diện nội dung của vụ việc, bản chất của vấn đề cần giải quyết để tìm ra giải pháp có lợi cho khách hàng của mình.

- Nghiên cứu hồ sơ do nguyên đơn cung cấp: + Nghiên cứu đơn khởi kiện;

+ Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cũng như các tài liệu, chứng cứ khác được cung cấp sau đó;

- Nghiên cứu hồ sơ do bị đơn cung cấp:

+ Nghiên cứu văn bản của bị đơn trả lời yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; đơn phản tố của bị đơn (nếu có);

+ Nghiên cứu các tài liệu do bị đơn cung cấp. - Nghiên cứu hồ sơ tố tụng của Tòa án: + Nghiên cứu các văn bản tố tụng;

+ Nghiên cứu các bản tự khai, biên bản lấy lời khai của các đương sự;

+ Nghiên cứu các kết luận giám định, biên bản định giá, bản vẽ hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường, tang vật, v.v.

- Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các tài liệu khác do các đương sự cung cấp hoặc do Tịa án thu thập.

Trong q trình nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cần lưu ý:

- Phải đọc, nghiên cứu tất cả các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, không được bỏ qua bất kỳ một tài liệu, chứng cứ nào. Luôn quán triệt quan điểm đối với Luật sư, mọi chứng cứ đều quan trọng và bổ ích.

- Phân loại tài liệu, chứng cứ về tố tụng, về nội dung, hoặc về từng vấn đề cần chứng minh để tập trung nghiên cứu kỹ những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa làm rõ vấn đề cần giải quyết trong vụ án.

- Đối với Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn, cần chú ý nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ, lời khai của phía bị đơn và ngược lại, nếu là Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn thì càng phải chú ý nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ, lời khai của nguyên đơn để nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của đối phương, từ đó chủ động trong việc chuẩn bị lập luận phản bác ý kiến.

- Qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư rút ra được những vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết trong từng vụ án phù hợp với lợi ích của khách hàng. Từ vấn đề trọng tâm được xác định, Luật sư xác định những vấn đề cần phải làm rõ tại phiên tòa. Việc làm rõ được thể hiện thông qua phần hỏi và đặc biệt là phần tranh luận tại phiên tòa.

Phần 4: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN DÂN SỰ CỤ THỂ ♦ 343

2. Xây dựng phương án bảo vệ quyền lợi của khách hàng

Trước hết, Luật sư cần phải đánh giá xem yêu cầu, ý kiến của thân chủ có căn cứ pháp lý hay khơng để đưa ra phương án phù hợp, có lợi nhất cho họ. “Mềm nắn, rắn buông” là một trong những phương châm Luật sư cần chú ý. Theo đó, nếu yêu cầu, ý kiến của thân chủ là có căn cứ thì kiên định bảo vệ, nếu thấy thế yếu, khó bảo vệ được thì chọn phương án mềm dẻo, hịa giải để có thể đạt được sự thỏa thuận có lợi hơn cho thân chủ thay vì để Tịa án quyết định theo quy định của pháp luật. Cũng cần phải nói thêm rằng, kể cả trong trường hợp u cầu của thân chủ là có căn cứ thì Luật sư cũng nên hướng các bên hịa giải để đạt được sự thỏa thuận về giải quyết vụ tranh chấp.

Để chuẩn bị cho phiên tòa, Luật sư cần xác định phương án xét hỏi và trao đổi với khách hàng những vấn đề trọng tâm mà các Luật sư, Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sẽ tập trung làm rõ, đặc biệt là trao đổi để thống nhất về nội dung trả lời đối với những câu hỏi dự kiến được đặt ra đối với khách hàng. Cần lưu ý là theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trình tự hỏi tại phiên tịa đã có sự thay đổi so với trước đây, theo đó nguyên đơn và người bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn sẽ hỏi trước, tiếp đến bị đơn và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị đơn hỏi, sau đó người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hỏi. Sau phần hỏi của các đương sự và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ thì mới đến phần hỏi của Chủ tọa phiên tịa, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên tham gia phiên tịa, nếu có. Chính sự thay đổi này đòi hỏi Luật sư phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và chuẩn bị thật kỹ phương án xét hỏi.

Việc chuẩn bị trước luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là hết sức quan trọng và cần thiết. Dù là Luật sư của nguyên đơn hay Luật sư của bị đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì đối với vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bản luận cứ của Luật sư đều phải làm rõ các vấn đề xoay quanh nội dung trả lời các câu hỏi: Có hành vi vi phạm pháp luật hay không; Ai là người có hành vi vi phạm; Có thiệt hại

xảy ra hay không và ai bị thiệt hại; Xác định thiệt hại cụ thể là gì, bao nhiêu; Những thiệt hại đó có phải là hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra hay không; Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Thiệt hại được bồi thường tồn bộ hay một phần, vì sao; v.v.. Nếu là Luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn, cần phải chứng minh yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn là có căn cứ, đúng pháp luật, phù hợp với thực tế; ngược lại Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn thì lập luận phản bác yêu cầu của nguyên đơn, chứng minh yêu cầu của nguyên đơn là khơng có căn cứ hợp pháp.

Trong bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, ngoài nội dung chung như giới thiệu họ tên, tổ chức hành nghề và căn cứ để Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án; trình bày tóm tắt nội dung vụ việc; các lập luận chứng minh cho yêu cầu của khách hàng và phản bác lại ý kiến/ yêu cầu của phía bên kia, v.v., Luật sư cần chú ý nêu rõ căn cứ pháp lý bằng việc chỉ rõ điều luật cần áp dụng, tính phù hợp với thực tế và tập quán địa phương, phù hợp với hoàn cảnh của người phải bồi thường và người được bồi thường để đề nghị hướng giải quyết có lợi nhất cho khách hàng của mình.

Bản luận cứ dù được chuẩn bị tốt như thế nào cũng chỉ là quan điểm ban đầu của Luật sư trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án. Thực tế qua tranh tụng tại phiên tòa mới là “chất liệu” quan trọng để Luật sư bổ sung và hồn thiện luận cứ trình bày trước tịa.

Chương 16

KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRONG VỤ ÁN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Hiện nay, pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định cơ chế giải quyết những bất đồng, xung đột của hai bên chủ thể trong mối quan hệ lao động. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước mà quan niệm và cơ chế giải quyết tranh chấp lao động có sự khác biệt.

Khoản 1 Điều 157 Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 của Việt Nam quy định: “tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể người lao động với người sử dụng lao động”. Có thể nói, đây là một định nghĩa tương đối hồn chỉnh, không những chỉ ra được nội dung tranh chấp mà còn phân biệt được đối tượng tranh chấp trong lĩnh vực lao động.

Kế thừa khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 và khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2015 (Sau đây gọi tắt là Bộ luật lao động năm 2012) cũng quy định: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động”.

Như vậy, chỉ những tranh chấp có nguồn gốc phát sinh từ những mâu thuẫn phải giải quyết trong phạm vi quan hệ lao động mới là tranh chấp lao động. Nếu những bất đồng, mâu thuẫn của các bên không xuất phát từ quá trình quản lý, sử dụng và th mướn lao động thì khơng gọi là tranh chấp lao động.

Một phần của tài liệu Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 2: Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự (Phần 2) (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)