Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân
3.1.1. Tuổi, giới, nghề nghiệp
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Giới Tuổi Nam Nữ Tổng số Số mắt % Số mắt % Số mắt % < 18 1 2,3 0 0 1 2,3 18 - 60 17 39,5 6 14,0 23 53,5 > 60 11 25,6 8 18,6 19 44,2 Tổng số 29 67,4 14 32,6 43 100
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 53,7 ± 16,2 tuổi, bệnh nhân ít nhất là 11 tuổi, nhiều nhất là 75 tuổi. Đa số các bệnh nhân trong tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 53,5% (23 bệnh nhân), với 39/43 bệnh nhân (90,7%) là nông dân hoặc làm các công việc lao động chân tay khác, sống ở vùng nông thôn.
Trong 43 bệnh nhân điều trị, có 29 bệnh nhân nam, chiếm tỷ lệ 67,4%, cao hơn số bệnh nhân nữ (14 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 32,6%).
3.1.2. Đặc điểm tổn thương trước mổ Thị lực trước mổ Thị lực trước mổ Bảng 3.2. Thị lực trước mổ Thị lực Số mắt Tỷ lệ% ST (+) ≤ TL < 20/1200 33 76,7 20/1200 ≤ TL < 20/400 6 14,0 20/400 ≤ TL < 20/200 1 2,3 TL ≥ 20/200 3 7,0 Tổng số 43 100,0
Phân mức độ thị lực theo tổ chức Y tế thế giới, mức thị lực của bệnh nhân trước mổ chủ yếu coi như mù lòa với 39/43 mắt, chiếm tỷ lệ 90,7%. Chỉ có 4 mắt có thị lực ≥ 20/400, mắt có thị lực cao nhất trước mổ là 20/60 (Bảng 3.2).
Đặc điểm tổn thương viêm loét giác mạc
Trong 43 mắt nghiên cứu, 21 mắt (48,8%) có diện viêm loét giác mạc ở vùng trung tâm, 14 mắt (32,6%) có diện VLGM ở vùng cạnh trung tâm và 8 mắt (18,6%) có diện VLGM nằm ở vùng rìa. Tất cả các mắt VLGM ở vùng trung tâm đều có thị lực rất thấp (< 20/1200). Với các tổn thương ở vùng rìa mà tổn thương chưa che lấp trục quang học thì thị lực tốt hơn với 3 mắt thị lực ≥ 20/200 (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Mức độ thị lực theo vị trí tổn thương
Vị trí ổ loét Mức thị lực
Trung tâm Cạnh trung tâm Vùng rìa
Số mắt % Số mắt % Số mắt % ST (+) ≤ TL < 20/1200 21 100 11 78,6 1 12,5 20/1200 ≤ TL < 20/400 0 0 3 21,4 3 37,5 20/400 ≤ TL < 20/200 0 0 0 0 1 12,5 TL ≥ 20/200 0 0 0 0 3 37,5 Tổng số 21 100 14 100 8 100
Đường kính diện VLGM trung bình là 4,1 ± 1,5mm, tổn thương nhỏ nhất là 2,5mm, lớn nhất là 8,5mm.
Biểu đồ 3.1. Mức độ tổn thương viêm loét giác mạc
Số mắt VLGM dọa thủng (phồng màng Descemet) là 30 mắt (69,8%), với chiều dày giác mạc tại vị trí mỏng nhất trên OCT bán phần trước đo được trên 26 mắt trung bình là 180,5 ± 52,7 µm, mắt có chiều dày giác mạc cịn lại mỏng nhất là 102 µm, dày nhất là 289 µm. Số cịn lại là 13 mắt có VLGM thủng, kích thước trung bình của lỗ thủng là 1,0 ± 0,4 mm, nhỏ nhất là 0,5mm và lớn nhất là 2mm. 69,8% 30,2% Mức độ tổn thương VLGM Loét GM dọa thủng Loét GM thủng
Nguyên nhân VLGM
Bảng 3.4. Nguyên nhân viêm loét giác mạc
Nguyên nhân VLGM Số mắt Tỷ lệ% Vi khuẩn 11 25,6 Herpes simplex 24 55,8 Nấm 6 14,0 Microsporidia 2 4,7 Tổng số 43 100,0
Nguyên nhân VLGM trong nghiên cứu gồm: vi khuẩn, Herpes simplex, nấm và Microsporidia. Nguyên nhân chủ yếu là Herpes simplex với 24 mắt, chiếm tỷ lệ 55,8%. Microsporidia gặp ít nhất với các tỷ lệ 4,7%.
Tình trạng thể thủy tinh trước mổ
Bảng 3.5. Tình trạng thể thủy tinh trước mổ
Thể thủy tinh trước mổ Số mắt Tỷ lệ%
Trong 26 60,5
Đục 13 30,2
Thể thủy tinh nhân tạo 4 9,3
Tổng số 43 100,0
Nhóm tuổi gặp nhiều nhất trong nghiên cứu là độ tuổi lao động, nên phần lớn các bệnh nhân đều có thể thủy tinh trong trước mổ, với 26 mắt, chiếm tỷ lệ 60,5%. Có 4 mắt (9,3%) đã được đặt thể thủy tinh nhân tạo trước mổ.
Tình trạng viêm tiền phịng trước mổ
Bảng 3.6. Tình trạng viêm tiền phịng trước mổ
Viêm tiền phịng trước mổ Số mắt Tỷ lệ%
Có 4 9,3
Không 39 90,7
Tổng số 43 100,0
Hầu hết các mắt đều khơng có phản ứng viêm tiền phòng trước mổ (90,7%). Chỉ có 4 mắt có phản ứng viêm tiền phịng: 3 mắt có mủ tiền phịng và 1 mắt có xuất tiết tiền phịng.
3.1.3. Thời gian mang bệnh và thời gian chờ ghép
Thời gian mang bệnh trước khi ghép giác mạc
Thời gian mang bệnh là thời gian tính từ khi bệnh nhân có triệu chứng VLGM đến khi được GGMLTS, trung bình là 71,5 ± 77,2 ngày, ngắn nhất là 13 ngày, dài nhất là 140 ngày. Tất cả các bệnh nhân này đều đã được điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc kháng vi-rút tương ứng với nguyên nhân gây bệnh. Thời gian điều trị nội khoa đặc hiệu trước khi được ghép giác mạc trung bình là 42,5 ± 36,2 ngày, ngắn nhất là 10 ngày, dài nhất là 210 ngày.
Thời gian chờ ghép
Thời gian chờ ghép được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Thời gian chờ ghép Thời gian chờ ghép Số mắt Tỷ lệ% Thời gian chờ ghép Số mắt Tỷ lệ% ≤ 3 ngày 14 32,6 4 ngày – 7 ngày 22 51,2 > 7 ngày 7 16,3 Tổng số 43 100,0
VLGM thủng và dọa thủng là bệnh cấp cứu cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng gây ảnh hưởng đến thị lực. Do nguồn giác mạc hiến khan hiếm nên các bệnh nhân này vẫn phải chờ có giác mạc mới được thực hiện phẫu thuật. Trong nghiên cứu, đa số các bệnh nhân phải chờ đợi từ 4 ngày đến 7 ngày, chiếm tỷ lệ 51,2%.