vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.2.2.1. Đặc điểm của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bên cạnh những đặc điểm của mâu thuẫn dân tộc nói chung như: quan hệ về lợi ích, quan hệ có tổ chức, quan hệ có tính lịch sử,… mâu thuẫn giữa dân tộc Khmer và dân tộc Kinh ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay còn có một số đặc điểm khác như:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa dân tộc Khmer và dân tộc Kinh trong quá
trình thực hiện CNH, HĐH ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay vừa có chứa đựng những yếu tố bất đồng hoặc đối lập về văn hóa, tâm lý, tính cách, phong tục… vừa có chứa đựng những yếu tố, nội dung do sự tác động từ các thề lực thù địch ở bên ngoài.
Thứ hai, thuẫn giữa dân tộc Khmer và dân tộc Kinh ở vùng Tây Nam
Bộ hiện nay còn chứa đựng những mặc cảm, định kiến về các quan hệ trong lịch sử hoặc sự hận thù trong quá khứ giữa dân tộc Khmer với dân tộc Kinh, nhất là lịch sử về lãnh thổ, biên giới, v.v… có thể nói, đây là mâu thuẫn về sự tự ý thức, về nguồn gốc, lịch sử của cộng đồng dân tộc Khmer ở Vùng Tây Nam Bộ; nó làm cho một bộ phận người Khmer luôn có những cảm nhận về sự thiệt thòi, bất công đối với dân tộc mình nhất trước những tác động không mong muốn của quá trình thực hiện CNH, HĐH hiện nay.
Thứ ba, về chủ thể, mâu thuẫn giữa dân tộc Khmer và dân tộc Kinh ở
vùng Tây Nam Bộ hiện nay vừa là chủ thể trực tiếp, vừa là gián tiếp. Chủ thể trực tiếp vì cả hai mặt đối lập của mâu thuẫn đều là con người, là dân tộc Khmer hoặc dân tộc Kinh, nghĩa là mỗi mặt đồng thời vừa là chủ thể, vừa là
khách thể so với mặt kia; Chủ thể gián tiếp vì những mặt đối lập của nó không phải là con người, mà là những “vật”, hoặc là thuộc tính của những vật với tính cách là kết quả lao động của con người. Thí dụ, mâu thuẫn về địa vị kinh tế - xã hội giữa dân tộc Khmer với dân tộc Kinh ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay; Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Tây Nam Bộ với những bất cập về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay. Tuy nhiên, đằng sau mâu thuẫn của những nội dung ấy là mâu thuẫn giữa dân tộc Khmer và dân tộc Kinh, hay nói cách khác, mâu thuẫn của những yếu tố ấy là biểu hiện của mâu thuẫn giữa những con người.
Tóm lại, thuẫn giữa dân tộc Khmer và dân tộc Kinh ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH hiện nay là quan hệ dân tộc mang nhiều nét đặc thù, đa dạng và phức tạp, vứa có yếu tố chung vừa có yếu tố đơn nhất. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, mâu thuẫn giữa dân tộc Khmer và dân tộc Kinh ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay là mâu thuẫn không mang tính chất đối kháng, vì tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có chung lợi ích căn bản; mâu thuẫn diễn ra vớ quy mô nhỏ lẻ, cục bộ và là các dạng mâu thuẫn mà nội dung của nó được tích tụ ngấm ngầm, dai dẳng từ khá lâu.
3.2.2.2. Phân loại mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Là một bộ phận riêng lẻ của mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa dân tộc Kinh và dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ được phân loại dựa trên những tiêu chuẩn chung, đồng thời còn dựa trên các lĩnh vực hoạt động của các tộc người ở vùng Tây Nam Bộ… Sau đây là một vài cách phân loại chính:
Một, phân loại dựa vào mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, ở vùng
Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH hiện nay có: mâu thuẫn giữa dân tộc với tự nhiên và mâu thuẫn giữa dân tộc với dân tộc. Thí dụ, trong quan hệ dân tộc với tự nhiên, dân tộc Khmer là chủ thể, tự nhiên là khách thể; hoặc dân tộc Kinh là chủ thể, tự nhiên là khách thể. Trong quan hệ giữa dân
tộc Kinh với dân tộc Khmer, tùy chỗ đứng của mỗi dân tộc mà một trong hai dân tộc này là chủ thể, dân tộc còn lại là khách thể.
Hai, phân loại căn cứ trên các lĩnh vực hoạt động của tộc người, ta có:
mâu thuẫn kinh tế, mâu thuẫn chính trị, mâu thuẫn tư tưởng và mâu thuẫn giữa các mặt đó xét trên bình diện dân tộc.
Xét đến cùng, mâu thuẫn dân tộc trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng là mâu thuẫn về địa vị, lợi ích, quan điểm, niềm tin,… trên các lĩnh vực hoạt đông của các tộc người trong đời sống xã hội.
Ba, phân loại mâu thuẫn dân tộc tùy theo bản chất của nó (mâu thuẫn ở
lợi ích căn bản hay không căn bản), ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH hiện nay có mâu thuẫn giữa dân tộc Kinh và dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ là mâu thuẫn không đối kháng. Vì tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung và ở Tây Nam Bộ nói riêng đều có chung lợi ích căn bản.
Việc phân loại mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH hiện nay là cơ sở giúp ta hiểu sâu sắc hơn tính đặc thù của mỗi loại mâu thuẫn và đề ra phương thức giải quyết thích hơp, hiệu quả.
3.2.2.3. Nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ngoài những nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam, mâu thuẫn dân tộc giữa Kinh và Khmer ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH cũng có những nguyên nhân mang tính cá biệt. Sau đây là một số nguyên nhân chính:
Trước nhất, có thể thấy, nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn dân tộc
giữa Kinh và Khmer ở vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH là do sự bất bình đẳng về lợi ích, về địa vị trong quan hệ kinh tế - xã hội, và sự bất bình đẳng trong phân bổ các giá trị xã hội, dẫn đến đối lập nhau về các giá trị.
Thứ hai, nguyên nhân cơ bản của mâu thuẫn dân tộc giữa Kinh và
dân tộc này không giống nhau, đối lập nhau về cả những vấn đề của lịch sử, quá khứ lẫn những vấn đề thực tại trong quan hẹ giữa hai dân tộc, dẫn đến sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, thiếu sáng suốt trong các quan hệ và tương tác lẫn nhau như: chủ quan, bảo thủ, cục bộ, mất niềm tin lẫn nhau trong nhận thức và hành động;… Do xuất phát từ khía cạnh chủ quan, nên mâu thuẫn giữa hai dân tộc Kinh và Khmer nhiều khi không được nhận thức đúng với bản chất của nó. Ngoài khía cạnh chủ quan của sự nhận thức, mâu thuẫn giữa hai dân tộc Kinh và Khmer còn có nguồn gốc từ ảnh hưởng của những hệ tư tưởng triết học, tôn giáo, hoặc của những phong tục, tập quán dân tộc. Tuy nhiên, suy cho cùng, mâu thuẫn loại này không có tính tất yếu khách quan trong bản chất của chúng.
Thứ ba, nguyên nhân trực tiếp của mâu thuẫn dân tộc giữa Kinh và Khmer ở vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH là do trình độ quản lý xã hội bất cập của đội ngũ những người cầm quyền, đặc biệt là những chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội không tạo được những điều kiện cần thiết để đảm bảo công bằng tối thiếu giữa các cộng đồng dân tộc; không tạo được các điều kiện tối ưu cho sự tồn tại và phát triển cân đối, đồng đều; không hiện thực hóa các lợi ích của các cá nhân, các nhân cách, các cộng đồng tộc người. Sự bất
cập, sai lầm trong đường lối, chính sách của nhà nước có thể đưa mâu thuẫn dân tộc ở đây từ chỗ không đối kháng đến những xung đột gay gắt.
Thứ tư, nguyên nhân có tính tổng hợp của mâu thuẫn dân tộc giữa Kinh
và Khmer ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH là sự đối lập giữa các lợi ích. Bởi lẽ, lợi ích là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu, kỳ vọng của hai dân tộc này, nó rất phong phú, da dạng. Nó được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần, Trong đó, lợi ích kinh tế là căn bản. Thực tiễn của vùng Tây Nam Bộ đã có không ít trường hợp mâu thuẫn dân tộc giữa Kinh và Khmer trong thời kỳ CNH, HĐH xuất phát từ những nhu cầu không chân chính, từ sự xác định không đúng về lợi ích khách quan của mình… dẫn đến những hậu quả không đáng có.
Thứ năm, mâu thuẫn dân tộc giữa Kinh và Khmer ở vùng Tây Nam Bộ
trong quá trình thực hiện CNH, HĐH còn bắt nguồn từ sự tác động của các thế lực xấu từ bên ngoài. Sự tác động này đã từng khoét sâu mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ. Chẳng hạn, những khác biệt về tôn giáo thực chất nhiều khi không có tính tất yếu, không xuất phát từ lợi ích cơ bản của đồng bào dân tộc Khmer, mà thường do sự kích động, sự lừa bịp của các thế lực đế quốc bên ngoài tạo ra mâu thuẫn, xung đột.
Mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH trong đó có mâu thuẫn giữa dân tộc Kinh và dân tộc Khmer là vĩnh viễn, nó tồn tại cùng quá trình phát triển Khu vực Tây Nam Bộ. Sự phát triển xã hội bắt nguồn từ những mâu thuẫn. Do vậy, cần ghi nhận chức năng tích cực của mâu thuẫn dân tộc ở đây. Mâu thuẫn dân tộc không chỉ đóng vai trò kích thích, làm động lực cho những biến đổi và phát triển xã hội, mà còn là một quá trình tương tác xã hội để hình thành sự cân bằng cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mâu thuẫn dân tộc cũng có thể mang đến những hậu quả tiêu cực nếu nó không được giải quyết tốt, hoặc bị chi phối bởi những hoạt động chủ quan trái với quy luật phát triển khách quan, tự nhiên.
Tóm lại, đời sống xã hội là một lĩnh vực vô cùng đa dạng, phức tạp, cho nên việc xác định đặc điểm, phân loại và chỉ ra những nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc là điều kiện quan trọng để nhận thức và giải quyết tốt các mối quan hệ dân tộc. Nhận thức mâu thuẫn dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng đối với Đảng và Nhà nước trong việc đề ra đường lối chiến lược, sách lược với các chủ trương đúng đắn nhằm giải quyết các mâu thuẫn này, trong đó có mâu thuẫn giữa dân tộc Kinh và dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.
3.2.3. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mâu thuẫn dân tộc ở ở vùng Tây nam Bộ hiện nay