Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mâu thuẫn dân tộc ở ở vùng Tây nam Bộ hiện nay

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 114 - 123)

3.2.3.1. Tác động tích cực của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ

Quá trình thực hiện CNH, HĐH đã đạt được những thành tựu rất to lớn trong tất cả lĩnh vực đời sống xã hội. Những thành tựu đó đã góp phần đáng kể cho quá trình giải quyết mâu thuẫn dân tộc giữa Kinh và Khmer ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay một cách các căn bản trên nhiều phương diện, cụ thể như:

Thứ nhất, quá trình thực hiện CNH, HĐH trong những năm gần đây làm

giảm bớt mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích giữa dân tộc Kinh và dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay.

Điều đó được biểu hiện: (1), về lợi ích trong lĩnh vực địa bàn cư trú và đất đai canh tác, thực tiễn cho thấy, việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia cũng đã góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện đồng bào dân tộc giữ được đất ở, đất canh tác của mình. (2), về lợi ích trong lĩnh vực văn hóa, quá trình thực hiện CNH, HĐH đã tạo cơ hội cho đồng bào Khmer tích cực chọn lọc, phục hồi, bảo tồn, kế thừa và phát huy được nhiều giá trị văn hóa truyền thống; văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, bảo tồn và phát huy song song với việc đấu tranh chống “tự ti dân tộc về văn hóa”, góp phần giải quyết hài hòa mâu thuẫn trên lĩnh vực văn hóa; đời sống văn hoá của các đồng bào các dân tộc được nâng cao một bước. (3), về lợi ích trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, thành quả của quá trình CNH, HĐH đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp cho đồng bào các dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ tự khẳng mình một cách dứt khoát hơn, tin vào chính khả năng của mình hơn là trông chờ, mong đợi xa xuôi, ảo tưởng vào những thế lực vô hình qua tín ngưỡng, tôn giáo trong đấu tranh chinh phục, cải tạo tự nhiên cũng như trong đấu tranh để tự cứu mình. (4), về địa vị kinh tế - xã hội giữa dân tộc Kinh và Khmer, quá trình CNH, HĐH đã góp phần làm giảm đi tính sâu sắc trong mâu thuẫn về địa vị kinh tế - xã hội dân tộc Khmer và dân tộc Kinh ở

vùng Tây Nam Bộ; đem lại cho cộng đồng dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam bộ nhiều lợi ích thiết thực như: kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật đã được cải thiện rõ rệt, góp phần đắc lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; đã củng cố mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vùng dân tộc Khmer khu vực Tây Nam Bộ theo hướng: nông dân là người hưởng lợi và là chủ thể của quá trình phát triển, giải việc làm cho lao động nông thôn nhất là lao động là người Khmer; tỷ lệ đói nghèo ở giảm đáng kể; …

Thứ hai, quá trình thực hiện CNH, HĐH đã góp phần giải tỏa mâu thuẫn,

xung đột giữa một bộ phận người dân trong cộng đồng dân tộc Khmer với chính quyền nhà nước ở địa phương.

Mâu thuẫn giữa một bộ phận người dân trong cộng đồng dân tộc Khmer với chính quyền nhà nước ở địa phương đã có sự cải thiện rất nhiều do quá trình thực hiện CNH, HĐH mang lại: (1), đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ngày càng được cải thiện. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã được triển khai thực hiện và mang lại những hiệu quả thiết thực nhằm tạo điều kiện phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, đưa cuộc sống của họ thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cùng Tây Nam Bộ và cả nước. Chính sách giảm nghèo theo vùng như: Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia, vùng Tây Bắc; giải quyết đất ở, đất canh tác cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ;..là những điển hình cụ thể. (2), hệ thống chính trị ở nông thôn vùng Tây Nam Bộ được củng cố, dân chủ cơ sở được phát huy, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương từng bước được nâng cao, mối quan hệ giữa đồng bào với cán bộ và chính quyền địa phương ngày càng tốt đẹp hơn, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. (3), quá trình thực hiện CNH, HĐH vừa qua ở các vùng đồng bào dân tộc Khmer đã góp phần: làm cho tiếng nói và địa vị

kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Khmer ngày càng khẳng định, cải thiện hơn; giải tỏa nhiều tâm trạng, mặc cảm và những bức xúc của đồng bào về lợi ích thiết thực như cái ăn, cái ở, được học hành, đi lại; tạo điều kiện để đồng bào được thụ hưởng đầy đủ hơn các chương trình phúc lợi xã hội đặc biệt đối cộng đồng; gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống, khôi phục một số giá trị truyền thống đã bị mai một trước đây…

Kết quả mang lại của quá trình thực hiện CNH, HĐH trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội được điểm qua một cách khái quát như trên, cho dù mới chỉ là những kết quả bước đầu và còn rất khiêm nhường, song chính kết quả đó, ít nhất cũng tạo ra được một sự chia sẻ và đồng thuận của cư dân nông thôn nói chung và đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ nói riêng, góp phần làm giảm đi tính sâu sắc trong mâu thuẫn dân tộc giữa giữa người Kinh và đồng bào Khmer ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay.

2.3.3.2. Tác động không mong muốn của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mâu thuẫn giữa dân tộc Kinh và đồng bào Khmer ở vùng Tây Nam Bộ

Quá trình thực hiện CNH, HĐH trong thời gian qua, bên cạnh những tác động tích cực to lớn, còn có những tác động không mong muốn đối với mâu thuẫn giữa dân tộc Kinh và dân tộc Khmer ờ vùng Tây Nam Bộ:

Thứ nhất, quá trình thực hiện CNH, HĐH làm gay gắt thêm những mâu

thuẫn sẵn có hoặc làm nẩy sinh một số mâu thuẫn mới về lợi ích. Nó trực tiếp hoặc gián tiếp làm tổn hại đến môi trường sống, quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ, từ thu nhập đến nhu cầu học tập, sức khỏe, tuổi thọ… Nước ta có 90 triệu dân nhưng đứng vị trí 127 trên thế giới về chỉ số phát triển con người. Chỉ số phát triển con người quá thấp, đương nhiên nhóm thấp nhất, đông nhất vẫn là nông dân và đồng bào dân tộc ít người.

Tình trạng đất đai của nông dân và đồng bào dân tộc Khmer nhiều nơi ở vùng Tây Nam Bộ bị quy hoạch, thu hồi và đền bù với một giá không đáng kể

so với giá sau khi chuyển mục đích sử dụng. Sự thu hẹp ngày càng nhanh, sự mất đi ngày càng nhiều vùng đất màu mỡ do rất nhiều dự án, khu công nghiêp đều chọn đúng vào những khu vực “bờ xôi ruộng mật” của những vùng nông nghiệp trù phú. Nhiều khu công nghiệp, dự án sử dụng đất nông nghiệp không hiệu quả, đồng bào dân tộc Khmer mất đất sản xuất mà cũng chưa thể “trở thành” công nhân (do không đủ trình độ và tay nghề), trong khi họ vẫn phải ăn, mặc, thậm chí nhu cầu còn cao hơn trước. Tính hiệu quả của những khu công nghiệp, nhiều nơi không hiệu quả, khiến cho CNH, HĐH cản trở, phá hỏng đời sống vùng nông thôn, nông dân và đồng bào Khmer ở vùng Tây Nam Bộ. Theo sau quá trình thực hiện CNH, HĐH là tình trạng tàn phá rừng tràn lan, khai thác tài nguyên bừa bãi không ngừng tiếp diễn; môi trường sống đang tiếp tục bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những hậu quả của tình trạng đó vừa làm cho sản lượng lương thực suy giảm do đất đai bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng, vừa gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của nông dân và đồng bào dân tộc ít người.

Thực trahng trên trên, có thể nói, đó là một số trong rất những nguyên nhân cơ bản làm gay gắt thêm những mâu thuẫn sẵn có hoặc làm nẩy sinh một số mâu thuẫn mới về lợi ích giữa dân tộc Kinh và dân tộc Khmer trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay.

Thứ hai, quá trình thực hiện CNH, HĐH làm cho đồng dân tộc Khmer ở

vùng Tây Nam Bộ bị tổn thương, thêm mặc cảm. Họ cảm thấy sự công bằng trong các quan hệ kinh tế - xã hội giữa dân tộc Khmer và dân tộc Kinh đang bị mất đi dần. Thương nghiệp giữa nông thôn và đô thị còn không ít bất công. Nông dân bị các doanh nghiệp và tư thương bóc lột. Chiến lược phát triển thương nghiệp của Nhà nước là xây dựng chế độ nông nghiệp hợp đồng nhằm bảo vệ cho người nông dân. Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, chiến lược này đã làm cho nông dân phụ thuộc ngày càng nhiều vào doanh nghiệp, trở thành người làm công cho doanh nghiệp, dẫn đến sự độc quyền

của doanh nghiệp (vì giá cả do doanh nghiệp quyết định, nông dân không có quyền mặc cả trên thị trường…).

Ai cũng biết, giá năng lượng và lương thực tăng không phải vì thiếu hụt mà chính là do các công ty đầu cơ; không ít lần giá năng lượng, vật tư, hàng hóa, lương thực trong nước tăng rất mạnh lúc giá thế giới tăng, nhưng những lúc giá thế giới giảm thì giá trong nước lại giảm rất chậm, do các doanh nghiệp đầu cơ… sự bất công đó gây tổn thương và làm cho người tiêu dùng, nông dân, nhất là đồng bào dân tộc không tánh khỏi thất vọng và khó tránh khỏi tâm trạng: họ luôn là “công dân thứ hai”, luôn là nạn nhân của mọi biến đổi, toan tính của các thành phần xã hội khác,…rất bất lợi cho quan hệ đoàn kết.

Đối với dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ, nếu ấn tượng về thực trạng đó đó không được sớm giải tỏa một cách thỏa đáng cộng với nhiều tác động khác, họ sẽ dễ dàng tự thấy mình là mặt đối lập thứ hai trong mối quan hệ với dân tộc Kinh, dân tộc đa số, đang chiếm giữ địa vị kinh tế - xã hội cao nhất trong cộng đồng các dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ.

Thứ ba, như đã trình bày (ở phần trên): quá trình thực hiện CNH, HĐH

vừa qua ở các vùng đồng bào dân tộc Khmer đã góp phần: làm cho tiếng nói và địa vị kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Khmer ngày càng khẳng định, cải thiện hơn; giải tỏa nhiều tâm trạng, mặc cảm và những bức xúc của đồng bào về lợi ích thiết thực như cái ăn, cái ở, được học hành, đi lại; … Tuy nhiên, thành quá đáng trân trọng ấy không phải đến với tất cả các bộ phận cư dân trong cộng đồng dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ, mà còn một số địa phương vùng đồng bào Khmer chưa thụ hưởng được thành quả ấy. Mà cá biệt vẫn còn tình trạng: khoảng cách khá xã về địa vị kinh tế - xã hội của hai dân tộc Kinh và Khmer chưa được rút ngắn đáng kể. Đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ đang sống với vị thế rất khiêm nhường. Họ chưa thực sự được xem là chủ thể chính của nông thôn, luôn ở thế bị động và phải chịu nhiều sức ép trong xã hội: sự chèn ép của lãnh đạo địa phương, sức ép của doanh nghiệp, của thị trường… ; tiếng nói và quyền năng của họ còn hạn chế,

nhiều chính sách chưa quan tâm đến người họ… Chính vì vậy họ không thể bảo vệ quyền lợi của bản thân cũng như của gia đình và cộng đồng mình.

Nghèo của dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ là một thách thức dai dẳng. Họ không chỉ nghèo về thu nhập, mà còn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện sống, về tiếp cận các phúc lợi xã hội khác. Theo PGS, TSKH Bùi Quang Dũng - Viện Xã hội học, chi tiêu cho hoạt động giáo dục, văn hóa, thể thao, giải trí và quan hệ xã hội giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ở nước ta cách biệt tới 53,6 lần (nhóm nghèo đa số là nông dân và các dân tộc ít người) [20, 11].

Thực trạng trên đã làm sâu sắc thêm ít nhất một khía cạnh, mức độ nào đó của mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn về địa vị kinh tế - xã hội giữa dân tộc Kinh và dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ.

Thứ tư, quá trình thực hiện CNH, HĐH tạo ra mâu thuẫn giữa yêu cầu

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với những bất cập về cơ chế, chính sách, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở vùng Tây Nam Bộ.

Bất cập về cơ chế, chính sách. Do cơ chế đầu tư dàn đều từ các dự án

kinh tế đến các dự án thể thao và dịch vụ cho nhiều địa phương ở vùng Tây Nam Bộ làm cho người dân bị mất đất mà không được đền bù thỏa đáng do đủ cơ chế, chính sách. Đi kèm theo đó là sự thiếu minh bạch, nạn tiêu cực, bất công... Tệ trạng này không chỉ là kiểu phát triển “ảo” thiếu bền vững, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương mà còn làm xấu đi mối quan hệ giữa nông dân, dân tộc Khmer (là những người mất đất) với nhà đầu tư, với giới doanh nghiệp và cả với chính quyền địa phương. Thực trạng đã qua ở vùng Tây Nam Bộ có nhiều vi phạm nghiêm trọng về môi trường và quản lý môi trường mà chính quyền, các cơ quan quản lý chức năng không có đủ cơ chế để xử lý, răn đe hoặc có cơ chế nhưng chưa đủ hiệu lực, hiệu quả, thực hiện chế tài chế tài cho những đơn vị vi phạm cũng chưa triệt để, quản lý hời hợt đối với những người có trách nhiệm vi phạm quyết định của nhà nước.

Bất cập về lãnh đạo, quản lý. Thực tế hiện nay, hệ thống chính trị cơ sở

nhiều nơi ở vùng Tây Nam Bộ còn yếu, kém hiệu lực, không sát dân, không tập hợp được đồng bào dân tộc Khmer. Tuy nguồn lực có hạn, nhưng các địa phương thực hiện chính sách đối với đồng bào khá phân tán. Theo một thống kê, có đến hàng chục các quy định hỗ trợ đối với nông dân và đồng bào dân tộc Khmer theo các lĩnh vực khác nhau như: hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; đào tạo, dạy nghề,... Các chương trình hỗ trợ này do nhiều ngành khác nhau quản lý, nhưng sự phối hợp tại địa phương còn hạn chế và thiếu sự tham gia ý kiến, giám sát của người dân.

Quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa gắn với việc thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, triển khai chưa đồng bộ, rộng khắp và chưa mang lại lợi ích thiết thực; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về các tiêu chí, yêu cầu và nội dung xây dựng nông thôn mới hiện nay; ở một số nơi vùng dân tộc Khmer, tôn giáo phát triển không bình thường, trái pháp luật. Có nơi đồng bào bị kẻ xấu lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Bất cập về con người, thực hiện. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vùng dân tộc khu vực Tây Nam Bộ hiện nay thiếu về số lượng, yếu về năng lực, nhận thức, quán triệt về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân vận chưa sâu sắc, chưa toàn diện. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có chính sách dân tộc Khmer còn hạn chế, yếu kém; công tác phát triển Đảng chậm. Tình trạng suy thoái về

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 114 - 123)