Mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn dân tộc

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 49)

2.1.3.1. Mâu thuẫn xã hội - đặc điểm và phân loại - Khái niệm mâu thuẫn xã hội

Trong đời sống xã hội luôn diễn ra sự bất bình đẳng tất yếu, sự không bằng lòng nhau giữa các cá nhân, các nhóm xã hội dẫn đến mâu thuẫn. Với tính cách là quy luật của sự phát triển thì ngay cả dưới CNXH, mâu thuẫn vẫn không mất đi. Lê-nin đã viết: “Dưới chủ nghĩa xã hội, đối kháng sẽ mất đi, nhưng mâu thuẫn vẫn còn” (Văn tập Lê-nin, tiếng Nga, t. XI, 1929, tr. 357) [100, tr. 362].

Mâu thuẫn xã hội là một quá trình tương tác xã hội phức tạp giữa các cá nhân hoặc hai hay nhiều nhóm (lực lượng xã hội) trong nội bộ hoặc giữa các quốc gia, dân tộc. Đó là quá trình từ bộc lộ những hiện tượng khác biệt, bất đồng, xích mích đến những hành vi phê phán, chỉ trích, kình địch, đấu tranh và cao hơn là những cuộc va chạm, xung đột, đối đầu, đọ sức, kể cả nội chiến hay chiến tranh.

Mâu thuẫn xã hội thường được bàn đến dưới hình thái “tình huống cụ thể” trong những nghiên cứu quan hệ quốc tế, trong xã hội học, chính trị học

và trong các nghiên cứu về văn hóa. Chẳng hạn, trong quan hệ quốc tế, người ta thường sử dụng thuật ngữ “xung đột” để chỉ những “tranh chấp” hoặc “đụng độ” liên quan đến lợi ích quốc gia và không gian chủ quyền. Trong chính trị học, mâu thuẫn còn được hiểu là sự “xung đột”, thường dùng để chỉ sự tranh chấp về lợi ích kinh tế, địa vị hay quyền lực chính trị. Trong triết học, mâu thuẫn bao hàm cả cả sự vận động, biến đổi trái ngược nhau lẫn sự không đồng bộ trong quá trình vận hành trong cùng hệ thống hoặc sự va chạm được, mất giữa các hệ thống.

Nếu “xung đột” là khái niệm chỉ “vẻ bề ngoài” của những quan hệ “không tương hợp”, “tranh chấp” hay “đụng độ” giữa các yếu tố hay chủ thể khi cùng tham dự vào một hệ thống xác định, thì “mâu thuẫn” vừa phản ánh bản chất của sự kiện vừa bao hàm cả ý nghĩa của sự “xung đột”. Trong từng văn cảnh cụ thể, những khái niệm đó vẫn được các tài liệu dùng theo cách hoán đổi lẫn nhau.

Bàn về mối quan hệ giữa mâu thuẫn và xung đột trong lĩnh vực xã hội, PGS, TS Phan Xuân Sơn viết: “xung đột là những quan hệ, hành vi biểu hiện các mâu thuẫn, vừa thông qua đó để giải quyết các mâu thuẫn khác nhau” [79, tr. 499]. Điều đó có nghĩa là mâu thuẫn xã hội được biểu hiện ra thành xung đột xã hội. Cũng theo PGS, TS Phan Xuân Sơn, xung đột xã hội bắt nguồn từ những mâu thuẫn xã hội. Ông viết: “xung đột không đối kháng có thể được hạn chế hoặc điều chỉnh trong khuôn khổ một trật tự xã hội nhất định. Xung đột xã hội bắt nguồn từ những mâu thuẫn đối kháng đe dọa sự ổn định cơ sở kinh tế của hệ thống xã hội” [79, 504].

Theo chúng tôi, một cách khái quát nhất, mâu thuẫn xã hội có thể được

hiểu là mâu thuẫn về lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp, giữa cá nhân và các lực lượng xã hội, mâu thuẫn giữa các mặt của đời sống xã hội v.v…

Mâu thuẫn xã hội là một hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp. Nó diễn ra thường xuyên trong đời sống xã hội với nhiều sắc thái, phạm vi, cấp độ, tính chất và quy mô khác nhau. Về cấp độ, mâu thuẫn xã hội hình thành

và phát triển từ thấp tới cao. Từ những khác biệt, những tâm trạng “không hài lòng” ngấm ngầm đến công khai, căng thẳng và cuối cùng là đối đầu, “không tương dung”.

- Đặc điểm của mâu thuẫn xã hội

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật phổ biến của thế giới vật chất đồng thời là quy luật phổ biến trong lĩnh vực xã hội. Sự tồn tại, phát triển và giải quyết mâu thuẫn trong xã hội cũng có tính khách quan như mâu thuẫn trong tự nhiên. Song, mâu thuẫn xã hội cũng có một số đặc điểm khác với mâu thuẫn trong tự nhiên:

Đặc điểm thứ nhất, mâu thuẫn xã hội là mâu thuẫn giữa chủ thể và

khách thể. Xã hội là lĩnh vực hoạt động có ý thức của con người. Con người là chủ thể của quá trình lịch sử, tiến hành hoạt động của mình, giải quyết những mâu thuẫn trong đời sống của mình một cách có ý thức. Khác với mâu thuẫn trong tự nhiên không có quan hệ chủ thể - khách thể, mâu thuẫn xã hội là biểu hiện của những mối quan hệ xã hội nhất định và do đó luôn luôn có liên hệ bằng cách này hay cách khác với những chủ thể nhất định. Trong cuốn

Mâu thuân xã hội, G.M. Stracx nhấn mạnh: “ một trong những đặc điểm của mâu thuẫn xã hội là mối quan hệ chủ thể - khách thể” [115, 10-12].

Chủ thể của mâu thuẫn xã hội có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp. Chủ thể là trực tiếp khi cả hai mặt đều là con người, nghĩa là mỗi mặt đồng thời vừa là chủ thể, vừa là khách thể so với mặt kia.

Chủ thể của mâu thuẫn xã hội có thể là gián tiếp khi những mặt đối lập của nó không phải là con người, mà là những “vật”, hoặc là thuộc tính của những vật với tính cách là kết quả lao động của con người. Thí dụ, mâu thuẫn trong hàng hóa, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ lỗi thời, v.v.. Tuy nhiên, đằng sau mâu thuẫn của những vật ấy là mâu thuẫn giữa người với người, hay nói cách khác, mâu thuẫn của những vật ấy là biểu hiện của mâu thuẫn giữa những con người.

Đặc điểm thứ hai, mâu thuẫn xã hội là mâu thuẫn về lợi ích. Thực chất

của mâu thuẫn xã hội là mâu thuẫn giữa những lợi ích. Vì nó bao giờ cũng gắn liền với sự đối lập về lợi ích của những con người nhất định (cá nhân, nhóm xã hội,...). Trong đó, lợi ích kinh tế là lợi ích căn bản.

Ngay cả mâu thuẫn về sắc tộc, về tín ngưỡng cũng xuất phát từ sự đối lập về lợi ích. Xuất phát từ những nhu cầu có tính chất ảo tưởng, từ sự nhận thức không đúng về lợi ích chân chính của mình cũng có thể dẫn đến những xung đột giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội và giữa những nhóm xã hội khác nhau.

Đặc điểm thứ ba, mâu thuẫn xã hội là sự vận động có tổ chức. Vì nó là

sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của con người trong xã hội. Mà xã hội là một hệ thống có tổ chức cao. Tổ chức xã hội quan trọng nhất hiện nay là nhà nước. Trong xã hội có giai cấp, các tổ chức xã hội ít nhiều mang tính giai cấp, là đại diện cho lợi ích và quyền lực của những giai cấp nhất định. Đặc điểm này của xã hội cũng quy định đặc điểm của mâu thuẫn xã hội: hoạt động có tổ chức. Sự can thiệp của các tổ chức xã hội vào mâu thuẫn xã hội không phải là sự can thiệp không cần thiết, mà là một yếu tố mang tính tất yếu của quá trình vận động và giải quyết mâu thuẫn xã hội.

Do vậy, việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn xã hội cần phải tranh hai khuynh hướng không đúng: một là, phủ nhận khả năng và sự cần thiết của sự can thiệp tự giác của các tổ chức xã hội, tổ chức nhà nước vào quá trình nhận thức và giải quyết mâu thuẫn xã hội; hai là, can thiệp một cách chủ quan, thô bạo vào quá trình khách quan của mâu thuẫn xã hội, không tính đến khả năng nhận thức và trình độ tổ chức thực hiện của các tổ chức này.

Đặc điểm thứ tư, mâu thuẫn xã hội là mâu thuẫn có tính khách quan - chủ

quan. Mặc dù sự ra đời và tồn tại của mâu thuẫn xã hội không phụ thuộc vào ý thức con người, nhưng từ sự nhận thức đến sự đấu tranh và giải quyết mâu thuẫn xã hội, ngoài khía cạnh khách quan, còn có khía cạnh chủ quan của nó.

Do tính phức tạp và nhất là do có khía cạnh chủ quan nên mâu thuẫn xã hội nhiều khi không được nhận thức đúng với bản chất của nó; vì thế, sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự giải quyết mâu thuẫn xã hội nhiều khi diễn ra trái với bản chất của mâu thuẫn.

Ngoài ra, do nền kinh tế phát triển thuận lợi hay gặp khó khăn mà mâu thuẫn xã hội tạm thời lắng dịu hay trở nên gay gắt; sự tác động của lực lượng cách mạng hay thế lực đế quốc bên ngoài có thể xoa dịu hay khoét sâu mâu thuẫn bên trong của một quốc gia, dân tộc; sự sai lầm trong đường lối, chính sách của nhà nước, sự kích động của những phần tử cực đoan, quá khích… đều có thể đưa mâu thuẫn từ chỗ không đối kháng thành xung đột đẫm máu.

Đặc điểm thứ năm, mâu thuẫn xã hội là mâu thuẫn có tính lịch sử. Xã

hội biến đổi và phát triển với tốc độ ngày càng tăng. Do đó, mâu thuẫn xã hội cũng biến đổi, phát triển nhanh hơn. Các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có những mâu thuẫn khác nhau. Khi một hình thái kinh tế - xã hội cũ mất đi và được thay thế bằng một hình thái kinh tế - xã hội mới thì mâu thuẫn cơ bản của nó và những mâu thuẫn nảy sinh từ mâu thuẫn cơ bản đó cũng mất theo.

Tóm lại, xã hội là lĩnh vực hoạt động có ý thức của con người, vì thế mâu thuẫn xã hội có những đặc điểm riêng của nó. Mâu thuẫn xã hội là mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể; mâu thuẫn về lợi ích; là quan hệ của những hoạt động có tổ chức, có tính khách quan - chủ quan. Ngoài ta, tính lịch sử của mâu thuẫn xã hội cũng được biểu hiện rất rõ nét.

- Phân loại mâu thuẫn xã hội

Mâu thuẫn xã hội có nhiều loại. Việc phân loại mâu thuẫn xã hội sẽ giúp ta hiểu được tính đặc thù của mỗi loại mâu thuẫn và đề ra được phương pháp thích hợp để giải quyết từng loại mâu thuẫn. Ngoài việc phân loại mâu thuẫn nói chung, như phân loại mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, chúng ta cần phân loại mâu thuẫn xã hội ở mức độ sâu hơn:

Thứ nhất, dựa vào mối quan hệ chủ thể - khách thể, người ta phân ra:

mâu thuẫn giữa xã hội với tự nhiên, và mâu thuẫn giữa người với người trong xã hội.

Mâu thuẫn giữa xã hội với tự nhiên là những mâu thuẫn trong đó chủ thể là con người, còn khách thể là giới tự nhiên tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Mâu thuẫn này được thể hiện ở hai khía cạnh: quan hệ sinh học và quan hệ thực tiễn. Mối quan hệ giữa con người với điều kiện khí hậu, thời tiết thuộc về quan hệ sinh học. Bên cạnh đó, mâu thuẫn xã hội - tự nhiên còn thể hiện trong thực tiễn lao động sản xuất. Đó là mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa người lao động với đối tượng lao động.

Mâu thuẫn giữa người với người là những mâu thuẫn trong đó chủ thể và khách thể đều là con người. Chủ thể và khách thể ở đây được xét trên nhiều bình diện: cá nhân, giai cấp, dân tộc. Thí dụ, mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội, giai cấp với giai cấp, giai cấp với dân tộc, dân tộc với dân tộc. Nhiều khi, những mặt đối lập của loại mâu thuẫn này được xem xét như là những thuộc tính của vật thể, nhưng thực chất đó là sự đối lập trong quan hệ giữa người với người. Vì chủ thể và khách thể đều là con người cho nên tùy theo chỗ đứng để xem xét mà ai được coi là chủ thể, ai được coi là khách thể.

Thứ hai, căn cứ trên các lĩnh vực hoạt động của con người, người ta

phân ra: mâu thuẫn kinh tế, mâu thuẫn chính trị, mâu thuẫn tư tưởng và mâu thuẫn giữa các mặt đó: (1), mâu thuẫn kinh tế là mâu thuẫn giữa người với người trong lĩnh vực kinh tế, tức là trong hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Đó là mâu thuẫn trong quan hệ sản xuất, mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng; (2), mâu thuẫn chính trị là mâu thuẫn về địa vị và lợi ích trong việc quản lý nhà nước, trong việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ công dân. Nó là biểu hiện tập trung của mâu thuẫn kinh tế. Giải quyết mâu thuẫn chính trị phải gắn liền với việc giải quyết mâu thuẫn kinh tế; (3), mâu thuẫn tư tưởng là mâu thuẫn giữa những quan điểm, lý luận, niềm tin… của những chủ

thể khác nhau trong xã hội. Nó phản ánh sự đối lập về địa vị, lợi ích vật chất của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, các giai cấp có địa vị, lợi ích, điều kiện sinh hoạt vật chất đối lập nhau nên tư tưởng của họ cũng đối lập. Xét đến cùng, mâu thuẫn kinh tế, mâu thuẫn chính trị, mâu thuẫn tư tưởng… là mâu thuẫn về địa vị và lợi ích trên các lĩnh vực hoạt đông của con người trong đời sống xã hội.

Thứ ba,, tùy theo bản chất của mâu thuẫn (mâu thuẫn ở lợi ích căn bản

hay không căn bản) người ta phân ra: mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Khi đề cập đến mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng cần lưu ý mấy điểm: (1), Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng chỉ được xem xét trong đời sống xã hội. (2), Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng phải được xem xét trên bình diện quan hệ giai cấp. (3), Sự phân biệt giữa đối kháng và không đối kháng phải được xem xét ở cấp độ bản chất, trong mối quan hệ về lợi ích cơ bản.

Do vậy, mâu thuẫn đối kháng xuất phát từ sự đối lập ở địa vị và lợi ích kinh tế, nhưng không phải bất cứ sự đối lập về địa vị và lợi ích kinh tế nào cũng là mâu thuẫn đối kháng. Chỉ có sự bóc lột, áp bức, bất công về kinh tế mới gây nên sự đối kháng. Còn những sự xung đột về tôn giáo, sắc tộc đẫm máu, tuy bề ngoài có vẻ như là sự đối kháng, nhưng thực chất nhiều khi không có tính tất yếu, không xuất phát từ lợi ích cơ bản của đông đảo quần chúng, mà là do nhận thức sai lầm, do sự kích động, sự lừa bịp gây ra thì không phải là mâu thuẫn đối kháng.

Thứ tư,, trên cơ sở tính phổ biến của mâu thuẫn trong lịch sử, mâu

thuẫn xã hội được phân ra: mâu thuẫn phổ biến của xã hội loài người, mâu thuẫn chung cho một số hình thái kinh tế - xã hội, mâu thuẫn của một hình thái kinh tế - xã hội, mâu thuẫn của từng thời kỳ cụ thể.

- Nguyên nhân của mâu thuẫn xã hội

Một cách vắn tắt, có thể nói, nếu chỉ kể đến những nguyên nhân chủ quan, căn cốt bên trong, thì mâu thuẫn xã hội có thể bắt nguồn từ: (1), sự bất

cập, yếu kém về nhận thức, về trình độ văn hóa chính trị, văn hóa pháp lý; (2), hệ quả đương nhiên của sự không tương dung, không dung hợp giữa các chủ thể tương tác; (3), sự đấu tranh vì những giá trị, mục tiêu về quyền lực và lợi ích; (4), sự căng thẳng giữa cái đang có và cái phải có.

Tóm lại, đời sống xã hội là một lĩnh vực rất phức tạp; cho nên việc xác định đặc điểm, phân loại và nguyên nhân của mâu thuẫn xã hội là điều kiện quan trọng để nhận thức xã hội. Nhận thức các mâu thuẫn xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với Đảng và Nhà nước trong việc đề ra đường lối chiến lược, sách lược với các chủ trương đúng đắn nhằm giải quyết các mâu thuẫn

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w