Khắc phục một số bất cập về năng lực của đội ngũ cán bộ ở vùng Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 146 - 157)

vùng Tây Nam Bộ

4.3.3.1. Khắc phục một số bất cập về văn hóa chính trị của cán bộ và nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam Bộ

Có thể hiểu một cách khái quát nhất, “Văn hóa chính trị là một phương diện của văn hóa, ở đó kết tinh toàn bộ các giá trị, phẩm chất, trình độ, năng lực chính trị, được hình thành trên một nền chính trị nhất định, nhằm thực hiện lợi ích giai cấp, dân tộc, cộng đồng phù hợp với xu hướng phát triển - tiến bộ của xã hội loài người” [52, 13].

Văn hóa chính trị ngày càng trở thành nhu cầu hết sức thiết thực và bức bách đối với cán bộ và nhân dân nhất là ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Văn hóa chính trị có thể được xem là “chiếc chìa khóa vạn năng” góp phần giải quyết một cách căn bản hầu hết mâu thuẫn dân tộc hiện nay ở nước ta nói chung, trong đó có mâu thuẫn dân tộc Tây Nam Bộ.

Thực sự trọng pháp, trọng dân, biết lắng nghe, chia sẻ trách nhiệm và tinh thần cộng đồng trong giải quyết mâu thuẫn, xung đột; biết phát huy tinh thần bao dung tôn giáo và đoàn kết chân tình… tất cả những thứ đó cần phải được xem là một hệ giá trị bao gồm những phương châm, nguyên tắc không chỉ đối với những người lãnh đạo chính trị mà còn đối với mọi công dân.

Tây Nam Bộ, nơi mà mặt bằng văn hóa chính trị còn khá thấp thì nhu cầu này càng trở nên bức thiết và cần được đặt ra một cách cụ thể. Vì thế, nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ, nhân dân và đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ nhằm khắc phục những bất cập trong phương thức lãnh đạo, quản lý và năng lực của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị và nhân dân, góp phần giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay là một đòi học bức bách, đồng thời là một nhiệm vụ mang tính chiến lược.

Thực hiện quá trình này ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay cần tập trung vào một số vấn đề mang tính giải pháp cơ bản như sau:

Thứ nhất, xây dựng văn hóa chịu trách nhiệm tập thể và cá nhân. Nhà

nước cần sớm xây dựng bộ quy phạm pháp luật cụ thể về trách nhiệm tập thể và cá nhân. Theo đó, bản thân mỗi người phải chịu trách nhiệm về những quyết định và hành vi của mình, coi đó là chuẩn mực văn hóa chính trị, là “chính danh” theo tinh thần, tư tưởng trọng pháp của trường phái Pháp gia.

Đã đến lúc cần phải xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai, bộ phận nào, đơn vị nào để những cá nhân, đơn vị đó phải đứng ra làm tròn trách nhiệm của mình, kể cả việc bồi thường bằng tiền, và dĩ nhiên không phải tiền trong ngân sách của Nhà nước. Sử dụng ngân sách của Nhà nước để bồi thường cho việc làm tắc trách tức là lấy tiền thuế của nhân dân đi bồi thường cho việc làm sai trái của mình hoặc đơn vị là việc làm hết sức vô lý và không nên.

Văn hóa chịu trách nhiệm tập thể và cá nhân được xây dựng và phát huy đúng mức, bền vững sẽ là nền tảng vững chắc cho sự ổn định chính trị - xã hội, là một yếu tố vô cùng quan trọng để các cấp chính quyền nhà nước quản lý và giải tỏa mâu thuẫn, xung đột xã hội, giải quyết mâu thuẫn dân tộc đạt hiệu quả cao nhất. Đối với vùng Tây Nam Bộ, nơi tiềm ẩn nhiều yếu tố mầm móng của mâu thuẫn dân tộc, nơi mà phần lớn những va chạm, mâu thuẫn, xung đột xã hội có nguyên nhân từ những việc làm sai trái, thiếu trách nhiệm của một số cán bộ, công chức địa phương thì việc xây dựng văn hóa chịu trách nhiệm lại càng quan trọng và bức thiết.

Thứ hai, cần tạo điều kiện cho người dân phát huy quyền dân chủ. Nói

đến quyền làm chủ của nhân dân, trước hết nhân dân phải được thực hiện đầy đủ quyền bầu cử và bãi miễn cán bộ nhà nước. Do vậy, cần đổi mới công tác đề cử, bầu cử để người dân chọn lựa những cán bộ, công chức có đủ đức - thực tài vào các cơ quan công quyền theo hướng công dân trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của mình, coi đó là một biện pháp trân trọng, đề cao văn hóa chính trị. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải bằng những giải pháp thiết thực như: (1), nhân dân trực tiếp phản biện, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức của Đảng, Nhà nước. (2), thực hiện quy chế công khai các hoạt

động của cán bộ công chức, nhất là những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương. (3), phát huy hơn nữa tinh thần "Đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước đối với công dân và ngược lại".

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân chủ còn được biêu hiện ở sự lên tiếng cú xã hội. Công chúng đòi hỏi mỗi cán bộ công chức nhà nước phải dám làm, dám chịu. Người dân không thể chấp nhận kiểu làm đúng thì vỗ tay, sai thì kiểm điểm rút kinh nghiệm. Sự lên tiếng đồng loạt và bày tỏ quan điểm, chính kiến thẳng thắn, quyết liệt của công luận, … là những yếu tố có sức mạnh to lớn làm cho những người có trách nhiệm với những quyết định và hành vi của mình phải thức tỉnh và hành động theo tiếng gọi của lẽ công bằng.

Tây Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm của Nam Bộ nhưng đại bộ phận người dân đặc biệt là vùng dân tộc Khmer còn rất khó khăn về kinh tế; mặt bằng dân trí còn rất thấp; bất cập về tri thức chính trị, tri thức dân chủ… tạo điều kiện cho người dân phát huy quyền dân chủ bằng những giải pháp thiết thực như trên nhằm từng bước giáo dục và nâng cao ý thức văn hóa chính trị cho cộng đồng cư dân, là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ củng cố vững chắc thêm niềm tin của dân, nhất là niềm tin của dân tộc Khmer đối với Đảng và Nhà nước mà nó còn góp phần giải tỏa, tâm trạng, căn nguyên, mầm móng của mâu thuẫn dân tộc vốn rất dễ phát sinh trong cuộc sống không ít khó khăn của đồng bào.

Thứ ba, bên cạnh đó, các cấp bộ đảng, chính quyền cần phải thực sự coi

trọng hơn nữa việc giáo dục lòng tự trọng, sự liêm sỉ, tính tự giác của cán bộ và nhân dân; có nhiều giải pháp thiết thực hơn nữa trong việc tuyên truyền, trân trọng những điển hình về văn hóa chịu trách nhiệm.

Cách đây chưa lâu, vì nhiều lý do, bộ trưởng Bộ Nông nghiêp & Phát triển nông thôn nước ta Lê Huy Ngọ từ nhiệm và ông đã nhận được sự chia sẻ nhiều từ nhân dân; thủ tướng Hàn Quốc cũng có một hành động thiếu trách nhiệm với một sự việc xảy ra - mặc dù vào ngày nghỉ - nhưng khi dư luận lên

tiếng thì ông đã chọn con đường từ chức; ... Có thể nói đó là những điển hình của cách hành xử biểu hiện lòng tự trọng và văn hóa chịu trách nhiệm.

Nếu những người có chức vụ, hoặc là đại biểu hoặc công chức, bị bãi miễn, bị kỷ luật hoặc bị truy tố nếu làm sai, làm không đúng trách nhiệm thì những người ấy sẽ tạo được cảm thông, chia sẻ của quần chúng nhân dân, việc làm ấy sẽ được dư luận đồng tình và thậm chí được đánh giá cao. Theo đó, người dân kể cả những người đã có những tổn thất, thiệt hại vì hậu quả của những việc làm sai trái ấy cũng không đến nỗi bị mất khá nhiều niềm tin ở Đảng, ở chính quyền nhà nước như hiện nay. Bởi lẽ những căng thẳng, bức xúc trong nhân dân ít nhiều đã được giải tỏa.

Thứ tư, công khai, minh bạch – thực hiện văn hóa dân chủ trong xử lý oan sai. Công khai minh bạch hóa là bước cải cách lớn đối với chính quyền

địa phương. Gần đây, nhiều địa phương đã “dũng cảm” công khai xin lỗi người bị kết án oan. Đây là lần đầu tiên các địa phương này đã có một hành vi đáng ca ngợi, một hành vi văn hoá (văn hóa pháp lý - văn hóa chính trị) mà hiện nay vẫn chưa được nhiều nơi coi trọng đúng mức.

Để phát huy thái độ, hành vi văn hóa này và coi đây là một giá trị lớn trong quan hệ chính trị - xã hội của lực lượng cầm quyền, Đảng và Nhà nước cần xây dựng hệ cơ chế cụ thể, nhất là đối với khu vực nông thôn vùng Tây Nam Bộ. Chẳng hạn:

- Tòa án Nhân dân các cấp cần có một website để người dân truy cập và gửi đơn khiếu nại bản án theo kiểu chính phủ điện tử, qua đó sẽ thực hiện được tính minh bạch của Pháp luật, giảm hẳn án oan sai và tình trạng kiên quyết thi hành án oan sai.

- Cần tăng cường đội ngũ và chất lượng của công tác trợ giúp pháp lý cho khu vực nông thôn vùng Tây Nam Bộ, bảo đảm tính hiệu quả và giải quyết kịp thời những tâm trạng, bức xúc của nông dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc Khmer.

Thực hiện văn hóa dân chủ trong đổi mới hoạt động của các cơ quan kiểm sát, xét xử và bảo vệ pháp luật nhằm tạo điều kiện cho người dân phát huy quyền làm chủ trực tiếp ở cơ sở; thực hiện công khai, minh bạch của các cấp ủy Đảng và chính quyền; đề cao vai trò của văn hóa pháp lý, chống oan sai trong xét xử… là nhóm giải pháp hết sức thiết thực và bức bách trong gia đoạn hiện nay, nhất là đối với đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ, một khu vực mà cả nhân dân lẫn cán bộ đều rất cần có cơ hội được bồi dưỡng và nâng cao về nhiều mặt trong đó quan trọng nhất là văn hóa pháp lý và văn hóa chính trị.

Thứ năm, nhận tức về văn hóa Đảng. Có thể nói, văn hóa Đảng được coi

là nội dung cốt lõi, quan trọng hàng đầu của văn hóa chính trị, bời lẽ:

Văn hóa Đảng là cách nói ngắn gọn của văn hóa của Đảng, bao gồm văn hóa của tổ chức Đảng và đảng viên; của cương lĩnh, đường lối, chủ trương và hoạt động của đảng; của phương thức lãnh đạo và sinh hoạt đảng; của các mối quan hệ giữa tổ chức Đảng với đảng viên, giữa Đảng với với quần chúng; giữa Đảng với Nhà nước và các thành tố khác trong hệ thống chính trị; giữa đảng viên với quần chúng; đồng thời bao hàm cả văn hóa trong các mối quan hệ đối ngoại của Đảng [75, 22].

Tưởng cũng cần nói thêm rằng, “Xây dựng văn hóa Đảng là làm thế nào để tất cả những phẩm chất, tinh thần, trí tuệ Đảng, toàn bộ những gì gọi là tính Đảng nói chung được thấm nhuần sâu trong Đảng, trong cán bộ, đảng viên…” [7, 21].

Được nâng cao văn hóa và văn hóa chính trị, đảng viên, giới lãnh đạo chính trị nói chung càng ý thức đầy đủ hơn về văn hóa Đảng, về vai trò, trọng trách của đảng viên trong thời kỳ lãnh đạo nhân dân tiến hành CNH, HĐH trong xu thế hội nhập quốc tế; đối với nhân dân, được nâng cao văn hóa và văn hóa chính trị chính là cơ hội để ý thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc do Đảng lãnh đạo, quán triệt sâu sắc

hơn chủ trương, chánh sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước…, nhất là đối với các cộng đồng dân tộc ít người. Trên cơ sở đó, cán bộ và nhân vùng dân tộc sẽ có nhiều cơ hội phối hợp tốt hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội, giải tỏa những bất đồng, căng thăng, mâu thuẫn dân tộc tại chính địa phương của họ.

4.3.3.2. Khắc phục một số bất cập về năng lực của cán bộ làm công tác dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ

Thực trạng bất cập về năng lực của cán bộ làm công tác dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam Bộ là vấn đề dễ thấy từ lâu. Song, đến nay vẫn chưa có nhiều giải pháp cụ thể được đưa ra. Để khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi cần tập trung một số vấn đề mang tính giải pháp như sau:

Trước hết, phải quán triệt đầy đủ và sâu sắc phương châm công tác dân tộc. Cơ quan nhà nước ở các cấp địa phương vùng Tây Nam Bộ phải thực

sự quán triệt, thực hiện phương châm công tác dân tộc: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc; vận dụng phương pháp công tác phù hợp với đặc thù của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ; cán bộ công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải quán triệt, thực hiện tốt phong cách công tác dân vận: trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm đầy đủ với dân.

Thứ hai, phát huy dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Khmer. Các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là

chính quyền cấp xã, cần tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; coi trọng vai trò của người đứng đầu Phum, Sóc, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng, nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc theo phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Thứ ba, tăng cường cán bộ có năng lực và ý thức trách nhiệm cao đến vùng dân tộc thiểu số. Để đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy phát triển kinh

mâu thuẫn, xung đột xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam Bộ, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cơ quan tổ chức cán bộ từng địa phương cần có kế hoạch bố trí sử dụng hợp lý, phát huy sở trường của từng cán bộ theo hướng đưa cán bộ có năng lực, trách nhiệm, uy tín về công tác ở vùng đồng bào Khmer.

Thứ tư, để giữ được những cán bộ thực sự có năng lực yên tâm công

tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam Bộ, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần có nhiều chính sách, giải pháp đa dạng, linh hoạt để: (1), thu hút được người có năng lực, thực tài về làm việc ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc ít người; (2) giữ chân những người có tài đang công tác cũng là một vấn đề cần phải được quan tâm trước sự cạnh tranh nhân lực gay gắt từ khu ngoài quốc doanh vốn nhạy bén, năng động, nhiều cơ hội; (3), cải thiện, lành mạnh hóa môi trường công tác của cán bộ công tác ở vùng dân tộc: không để tồn tại môi trường làm việc trì trệ, quan liêu, không có nhiều điều kiện, cơ hội để phát huy hết sở trường, năng lực; không thể kéo dài tình trạng thiếu công khai, minh bạch, không dựa trên tiêu chí năng lực, còn nhiều uẩn khúc, tiêu cực trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng con người,… như một số địa phương hiện nay.

Thứ năm, sớm khắc phục tình trạng tha hóa, xuống cấp trong đạo đức,

lối sống của một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, công chức đang diễn ra ở một số nơi hiện nay. Sự yếu kém đó được biểu hiện trong cách quản lý, làm việc quan liêu, thiếu trách nhiệm, … làm giảm sút niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

Tóm lại, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động, vận hành của nền hành chính quốc gia. Kiện toàn năng lực, phẩm chất đạo đức và nâng cao văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc Khmer Tây Nam Bộ hiện nay cần phải được thực hiện song song với quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm cán

bộ, công chức vào những vị trí thích hợp. Đó không chỉ là giải pháp quan

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 146 - 157)