Một số công trình nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế xã hội cho Tây Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 30)

- xã hội cho Tây Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đề cập đến thực trạng về kinh tế - xã hội ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH, chúng ta có thể kể đến các công trình tiêu biểu:

+ Công trình nghiên cứu của TS. Phạm Bảo Dương: Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, đề tài

nghiên cứu thuộc Dự án VIE/02/001 hỗ trợ, cải thiện và thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, năm 2008. Trong đề tài, tác giả đã làm rõ nguyên nhân đói, nghèo, đánh giá thực trạng và biểu hiện đặc thù về đói nghèo của người dân trong khu vực đồng bằng Sông Cửu long. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp và chính sách giảm nghèo phù hợp với tính đặc thù của khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

+ Bài viết của Tác giả Phạm Hùng Nghị: Công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, Thời báo Kinh tế

Việt Nam, số 3, ngày 5/1/2005. Theo tác giả, những tác động tích cực của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã tạo dựng dựng được những tiền đề rất cơ bản để ĐBSCL dễ dàng sống chung với lũ, ổn định sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng đòi hỏi đồng bằng sông Cửu Long phải quan tâm hơn nữa đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bức bách để có thể tạo được những bước đột phá, táo bạo và có cơ sở khoa học bằng tư duy mới như đề xuất của Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ (nay là Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ).

Về vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Tây Nam Bộ đã được các tác giả trên đặc biệt quan tâm, đi sâu phân tích, chỉ ra những nguyên nhân, phương cách, giải pháp để tích cực hóa việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội các vùng đặc biệt khó khăn nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng cư

dân nghèo ở vùng Tây Nam Bộ… Tuy nhiên, tác giả của các công trình này chưa đề cập đến vấn đề mâu thuẫn xã hội, nhất là những mâu thuẫn có liên quan đến những bộ phận cư dân cần được đặc biệt quan tâm: dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ, một cộng đồng tộc người yếu thế với nhiều nét lịch sử, văn hóa đặc thù.

+ Quyển sách: Những biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôn đồng bằng

sông Cửu Long từ năm 1975 đến năm 1995 (Sách chuyên khảo), của TS

Huỳnh Thị Gấm, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007.

Sau phần khảo sát, điều tra, phân tích, trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm và những biến đổi kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã làm nổi bật những khó khăn, thách thức đặt ra trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này: quỹ đất của vùng còn rất ít, gần đến giới hạn, đất trồng đã và đang bị vắt cạn kiệt độ màu; các yếu tố vật chất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn phổ biến ở tình trạng xuống cấp, lạc hậu, thiếu đồng bộ; dư thừa lao động phổ thông, thiếu đội ngũ lao động kỹ thuật; nông dân còn nghèo, sức mua tấp, thị trường tiêu thụ rất hạn hẹp; có sự chênh lệch thu nhập và cách biệt đáng kể giữa đời sống thành thị và đời sống nông thôn…

Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách còn chỉ ra những tiền đề, điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội tiếp theo của nông thôn đồng bằng sông Cửu long: Cần phải “nắm bắt, hiểu biết thấu đào tính quy luật và tôn trọng tính quy luật phát triển kinh tế - xã hội” [34, 261]; khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên sao cho có lợi nhất; cần phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của Nhà nước và một số chính sách đặc thù về kinh tế - xã hội của Nhà nước đối với quá trình phát triển của khu vực nông thôn đồng bằng sông Cửu Long; sớm khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm mở mang, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc ít người…

Mặc dù những tiền đề, điều kiện cùng với những đề xuất mang tính giải pháp nêu trên của tác giả TS Huỳnh Thị Gấm chưa đề cập nhiều đến những mâu thuẫn xã hội, trong đó có những mâu thuẫn nảy sinh ở vùng dân tộc ít người trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, nhưng những đề xuất đó, nếu được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm, thực hiện tích cực thì thành quả của nó không chỉ là sự trỗi dậy về kinh tế - xã hội mà còn là những nhân tố cơ bản, cốt lõi để giải quyết các mâu thuẫn xã hội, trong đó có mâu thuẫn dân tộc, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội cho khu vực nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình CNH, HĐH.

+ Nghiên cứu về tiềm năng phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và thực trạng kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Cửu Long, TS Nguyễn Văn Cường có bài viết: Một số vấn đề về tiềm năng phát triển Vùng

kinh tế trọng điểm phía Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2009 và bài viết: Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020,Tạp chí phát triển và hội nhập, Số 11 (21) - Tháng

07-08/2013.

Qua nghiên cứu, khảo sát, tác giả đã nhận định: đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng, thế mạnh và điều kiện địa lý thuận lợi; có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước; là nơi có những thành tựu rất đáng kể, đóng góp và tạo động lực phát triển chung của cả nước.

Cũng theo tác giả, bên cạnh những kết quả đạt được, đồng bằng sông Cửu Long còn có một số hạn chế, bất cập cần được quan tâm đúng mức hơn: kết cấu và quy mô nền kinh tế của Vùng còn nhỏ, lạc hậu và thiếu hiện đại; chất lượng tăng trưởng chưa cao, phát triển kinh tế của Vùng chưa thực sự bền vững; thu nhập bình quân đầu người tuy được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đạt mức bình quân chung của cả nước; giá các mặt hàng nông sản không ổn định, chưa đảm bảo tái sản xuất hàng hóa sức lao động, nhất là khu vực sản xuất lúa gạo; thu hút đầu tư chưa nhiều, nhất là đầu tư nước ngoài…

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên, theo TS Nguyễn Văn Cường: do công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian qua còn có mặt hạn chế, chưa sâu, sát thực tế; địa hình Vùng có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông đường bộ thấp kém; trình độ văn hóa và chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; hệ thống giáo dục và dạy nghề còn yếu, sử dụng lao động giản đơn là phổ biến, nhu cầu lao động kỹ thuật cao chưa nhiều và chưa thật sự đòi hỏi bức xúc; nhận thức của một bộ phận cấp ủy Đảng, Chính quyền và người dân về công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa theo kịp với yêu cầu đặt ra của quá trình đổi mới và phát triển; đầu tư cho giáo dục đào tạo, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực còn thấp, chưa tương xứng với quy mô, vị trí và đặc thù của Vùng…

Tác giả bài báo cũng đề xuất những mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020: tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo và dạy nghề; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đảm bảo quốc phòng an ninh…

Phát triển kinh tế để ổn định chính trị - xã hội, và ngược lại, ổn định là điều kiện để phát triển nói chung. TS Nguyễn Văn Cường đã nhấn mạnh: “Đảm bảo an sinh và phát triển khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội gắn với chính sách đồng bào dân tộc” [17, 89]. Chúng tôi thiết nghĩ, nghiên cứu về giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, suy cho cùng, việc đảm bảo an sinh và phát triển toàn diện gắn với chính sách đồng bào dân tộc có thể được coi là một trong những phương thức cơ bản, vừa bức bách vừa mang tính chiến lược cho quá trình giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở một vùng đất nước khá đặc thù: đa tôn giáo, đa dân tộc, như đồng bằng sông cửu Long.

1.3.2. Một số công trình nghiên cứu thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa,

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 30)