Một số nét đặc thù về kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 92 - 94)

Vùng Tây Nam Bộ có nhiều tộc người đang sinh sống là Việt, Khmer, Hoa, Chăm... Người Việt là thành phần dân tộc đa số, Khmer, Hoa, Chăm… là các dân tộc ít người. Tuy lịch sử hình thành, ngôn ngữ, văn hoá truyền thống của các cộng đồng tộc người ở đây khác nhau, nhưng trong quá trình cộng cư cùng khai phá trên vùng đất mới này hơn 300 năm qua, các tộc người đã đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau, đã cùng nhau làm nên một quá trình giao lưu văn hóa độc đáo. Trong quá trình cùng nhau chung sống, lao động, cưới vợ, gả chồng đã diễn ra sự giao lưu văn hóa làm phong phú thêm đời sống văn hóa của cộng đồng các cư dân ở đây bên cạnh những nét văn hóa độc đáo của từng dân tộc.

Tây Nam Bộ mặc dù có được đầu tư phát triển đáng kể. Song, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển chung của đất nước.

Về hộ nghèo. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Tây nam Bộ tăng so với

giai đoạn trước và cao so với một số vùng trong nước. Nếu tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011- 2015 thì tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Tây Nam Bộ tăng (11,4% năm 2008; 12,6% năm 2010, 11,6% năm 2011); và cao (11,

6%) trong khi đó, đồng bằng sông Hồng 7,1%, vùng Đông Nam Bộ 1,7%. (Xem bảng 3.1 – 3.3).

Về thu nhập. Thu nhập bình quân theo đầu người ở đồng bằng sông Cửu

Long trong những năm gần đây có tăng, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2010, thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế ở đồng bằng sông Cửu Long là 1247 nghìn đồng/người/tháng, tăng 32,7% so với năm 2008. Trong khi đó mức bình quân của cả nước là 1387 nghìn đồng/người/tháng, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng (tương ứng là 2304 và 1581 nghìn đồng/người/tháng.

Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010 của Tổng cục Thống kê thì thu nhập bình quân 1 người/tháng ở đồng bằng sông Cửu Long của nhóm hộ nghèo nhất (nhóm thu nhập 1) đạt 395,5 nghìn đồng, tăng 31,3%;

của nhóm hộ giàu nhất (nhóm thu nhập 5) đạt 2.908,3 nghìn đồng, tăng 28,7% so với năm 2008. Tuy nhiên vẫn còn thấp hơn với mức trung bình của cả nước và khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng (Xem bảng 3. 4).

Về lao động, việc làm. Việc làm là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực

tiếp đến mức sống cư dân thông qua thu nhập. Theo thống kê, năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 3,59%, trong đó khu vực thành thị là 4,08%, ở nông thôn là 3,45%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2011 ở đồng bằng sông Cửu Long là 4,79%, cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Trong đó, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo thành thị và nông thôn cũng ở mức cao nhất với số liệu tương ứng là 5,75% và 2,84%. So với năm 2010 tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể (thành thị là 5,57% và nông thôn là 2,84%) [94, 54].

Về kết cấu hạ tầng. Hệ thống hạ tầng giao thông kém so với mặt bằng

chung của cả nước, kết cấu hạ tầng cấp xã và nông thôn còn thấp, tỷ lệ số xã, ấp chưa có đường ô tô đến được trung tâm xã, ấp còn cao (khoảng 10%)

(Xem bảng 3. 5).

Về các tiêu chí khác, các tiêu chí về dân sinh nhìn chung: còn rất thấp. Hiện nay còn khoảng 20% hộ dân chưa có điện sinh hoạt, số hộ dùng nước sạch mới đạt khoảng 60%. Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe chưa cao; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, tỷ lệ được đào tạo nghề, tỷ lệ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng trở lên ở mức thấp nhất cả nước; tỷ lệ học sinh bỏ học cao, trong đó Bạc Liêu, An Giang, Sóc Trăng là các tỉnh xếp trong các tỉnh có tỷ lệ bỏ học cao nhất cả nước với tỷ lệ tương ứng là 26,2%, 25,9%, 25,8%; áp lực nhân khẩu, nhà ở, điện nước, phương tiện vệ sinh còn thấp...

Tất cả những điều đó là lực cản lớn và đáng lo ngại đối với phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và các vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Bởi lẽ, sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp xã hội cũng là nguyên nhân sâu xa của những khác biệt, mâu thuẫn và bất ổn chính trị.

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 92 - 94)