Một số công trình nghiên cứu phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 35 - 41)

đại hóa

+ Về yêu cầu đổi mới phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc có công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoài Văn: Vùng Tây Nam Bộ trước yêu cầu

đổi mới về phương thức giải quyết vấn đề dân tộc, Tạp chí Dân tộc,

24/02/2009. Ở công trình này, theo tác giả, vấn đề dân tộc cốt lõi nhất ở đây là sự mặc cảm, thiếu lòng tin của một bộ phận đồng bào Khmer đối với chính sách dân tộc của Đảng. Để khắc phục nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sự ổn định chính trị - xã hội ở Tây Nam Bộ, tác giả đề xuất: cần khắc phục xu hướng kỳ thị tộc người, củng cố và tăng cường vững chắc ý thức về Tổ quốc Việt Nam, ý thức công dân nước Việt Nam của đồng bào và sư sãi Khmer ở Nam Bộ; tiếp tục đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào Khmer ở vùng Tây Nam Bộ; phát triển văn hoá giáo dục trong vùng dân tộc Khmer.

+ Nghiên cứu các điểm nóng chính trị ở vùng dân tộc ít người, có công trình nghiên cứu của GS, TS Lưu Văn Sùng: Một số điểm nóng chính trị - xã

hội điển hình tại các vùng đa dân tộc niềm núi trong những năm gần đây, hiện trạng, vấn đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống (Sách

chuyên khảo), Nxb CTQG, Hà Nội 2010. Trong tác phẩm này, tác giả đã khảo sát, tổng kết “hiện trạng” một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các

vùng đa dân tộc miền núi trong những năm gần đây: ở Lai Châu (cũ - bao gồm cả Điện Biên và Lai Châu hiện nay) từ năm 1987; các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Sóc Trăng (thuộc vùng Tây Nam Bộ) từ đầu những năm 2000. Trên cơ sở thực tiễn phong phú, sinh động về điểm nóng chính trị - xã hội, tác giả đã chỉ ra khá cụ thể tính chất, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm ở các địa phương với nhiều nét khá đặc thù.

+ Ngoài ra, thực trạng mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ thời kỳ đổi mới cũng còn được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến:

Quyển sách: Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng Tây

Nam Bộ - Một số vấn đè lý luận và thực tiễn, của Doãn Hùng (chủ biên), Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010;

Bài viết: Những vấn đề cấp bách đặt ra trong quá trình đồng bào

khmer ở Đồng bằng sông Cửu long đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa,của

các tác giả Võ Văn Sem, Trần Nam Tiến, đăng trên Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, tập 14, số X1 – 2011;

Bài viết: Thực hiện chính sách dân tộc ở vùng đồng bào Khmer (trường

hợp tỉnh Sóc Trăng) và một số vấn đề về tôn giáo hiện nay ở tỉnh Sóc Trăng

của Võ Thanh Hùng, được in trong cuốn: “Một số vấn đề về dân tộc và tôn

giáo ở Nam Bộ trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 2012…

Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu trên bao gồm sách chuyên khảo, tập bài giảng, giáo trình, luận án, luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học, bài đăng trên các báo, tạp chí…, trên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ, với những góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đề xuất nhiều phương thức, giải pháp khá thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn.

(1). Về lý luận, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận về mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và cách giải quyết trong điều kiện xây dựng đất nước theo định hướng XHCN; về biện chứng xã hội (TS. Nguyễn Tấn Hùng, GS. TS. Phạm Ngọc Quang,…); lý luận về quan hệ dân tộc, ổn định chính trị - xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay (PGS, TS. Nguyễn Văn

Vĩnh, TS. Nguyễn Văn Cư,…); lý luận về xử lý tình huống, điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta nói chung, trong đó có các tình huống ở vùng đồng bào thiểu số (GS, TS Lê Hữu Nghĩa, GS, TS Lưu Văn Sùng, GS, TS Hoàng Chí Bảo,…);

(2). Về thực trạng, các tác giả đã kháo sát, phân tích và khái quát về thực trạng đời sống xã hội, thực trạng nghèo, đói ở Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ đổi mới (Nguyễn Văn Hồi, GS.TSKH. Lê Du Phong, Nguyễn Thị Hằng,…); thực trạng mâu thuẫn xã hội ở nước ta nói chung và ở các vùng dân tộc ít người, trong đó có Tây Nam Bộ (GS, TS Lê Hữu Nghĩa, GS, TS Lưu Văn Sùng, GS, TS Hoàng Chí Bảo,…);

(3). Về giải pháp kiến nghị, các tác giả đã đề xuất nhiều phương thức, giải pháp giải quyết vấn đề mâu thuẫn xã hội, giải quyết nạn nghèo, đói ở nước ta và ở các vùng dân tộc ít người, trong đó có vùng đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ. Mà cụ thể: đổi mới về phương thức giải quyết vấn đề dân tộc (Võ Văn Sem và Trần Nam Tiến, Nguyễn Hoài Văn); thực hiện chính sách dân tộc ở vùng đồng bào Khmer (Võ Thanh Hùng, Doãn Hùng); thực hiện chiến lược xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, định hướng sinh kế cho các dân tộc thiểu số (Huy Vũ, Bùi Văn Trịnh, Ngô Văn Lệ và Nguyễn Văn Tiệp); vận dung linh hoạt những phương cách xử lý tình huống chính trị - xã hội (GS, TS Lê Hữu Nghĩa, GS, TS Lưu Văn Sùng, GS, TS Hoàng Chí Bảo); …

Những giá trị lý luận và thực tiễn trên nhiều bình diện khác nhau mà các công trình nghiên cứu nêu trên đã mang lại là những thành quả quý báu, rất đáng được trân trọng, vì nó góp phần không nhỏ vào quá trình hoạch định chiến lược phát triển bền vững đất nước trong đó có chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng kết quả nghiên cứu của công trình vừa nêu trên là nguồn tư liệu tham khảo quí báu đối với giới khoa học hiện nay nói chung, nhất là đối với chúng tôi, những người đang nghiên cứu vấn

đề mâu thuẫn dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH ở vùng Tây Nam Bộ, chúng

tôi sẽ tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu đó trong quá trình thực hiện luận án này.

Tuy nhiên, nhìn chung, các công trình trên mới chỉ cung cấp những cách tiếp cận có tính lý thuyết về vấn đề ổn định chính trị - xã hội, vấn đề mâu thuẫn, xung đột nói chung, chưa thực sự đề cập đến vấn đề mâu thuẫn dân tộc và giải quyết mâu thuẫn dân tộc như là một vấn đề của Triết học; nhiệm vụ của các công trình ấy lại không trực tiếp nghiên cứu vấn đề chính trị, xã hội đặc thù của vùng Tây Nam Bộ hiện nay như: (1). Xu hướng kỳ thị tộc người và tâm lý tự ti, mặc cảm dân tộc; (2). Sự phân hóa, phân tầng, phân đẳng cấp về địa vị kinh tế và lợi ích; (3). Sự bất cập của một số chính sách cùng với những yếu kém trong việc thực hiện chính sách dân tộc đối với cộng đồng dân tộc Khmer; (4). Sự hụt hẫng về trình độ, năng lực và cả những sai phạm, thiếu gương mẫu của lực lượng chính trị ở một số địa phương vùng đồng bào dân tộc ít người...

Nói cách khác, để mâu thuẫn dân tộc được đặt thành vấn đề mang tính bức bách của thời kỳ CNH, HĐH, đặc biệt là đối với vùng Tây Nam Bộ thì về mặt khoa học, chúng ta chưa có những nghiên cứu sâu, cụ thể và có hệ thống về vấn đề này; chưa có những đề xuất khoa học về những quan điểm và phương thức, giải pháp đặc thù để giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong điều kiện mới. Hơn nữa, đây còn là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng trong tổng kết lý luận và thực tiễn của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.

Do đó, để giải quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với tư các là một vấn đề chính trị - xã hội ở vùng đất không ít tiềm ẩn mâu thẫn dân tộc trong giai đoạn phát triển mới, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững, chúng tôi nghĩ rằng: công trình của chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề này chủ yếu dưới góc độ Triết học - chính trị, nhằm góp

phần vừa thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về củng cố, tạo dựng sự đồng thuận xã hội, phục vụ lợi ích quốc gia; đồng thời giải quyết một cách đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh từ quá trình CNH, HĐH, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển bền vững và giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cụ thể là, thứ nhất, chúng tôi tiếp tục phân tích thực trạng, nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay trên quan điểm biện chứng và duy vật lịch sử; thứ hai, chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH bằng những chính sách, giải pháp cụ thể, mang tính chiến lược, đặc thù, khả thi, phù hợp, nhằm không để những mâu thuẫn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc diễn biến hay phát sinh thành những tình huống chính trị - xã hội, gây bất ổn cho địa phương và khu vực; và thứ ba, chúng tôi cũng rất chú trọng đến việc thường xuyên cảnh báo khả năng bùng phát, hoặc tái phát để ngăn ngừa những bất ổn chính trị - xã hội, thường xuyên có những điều chỉnh, thích ứng về cơ chế, chính sách trước những diễn biến phức tạp về chính trị và kinh tế của khu vực và quốc tế...

Những kết quả nghiên cứu của luận án hy vọng sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các địa phương, nhất là những nơi có những những vấn đề về mâu thuẫn dân tộc.

Tóm lại, nghiên cứu vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ

trong quá trình CNH, HĐH chủ yếu dưới góc độ Triết học là vấn đề vừa

mang tính chiến lược vừa là đòi hỏi cấp thiết được đặt ra từ thực tiễn Tây Nam Bộ hiện nay. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học mang lại những giá trị lý luận và thực tiễn trên nhiều bình diện khác nhau trong thời gian gần đây, có thể nói, đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn rất quý có thể làm tiền đề quan trọng cho những nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo. Với các nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản mang tính chủ đạo, luận án có thể chỉ ra cách tiếp cận những diện mạo đặc thù của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong tiến trình

đẩy mạnh CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới hiện nay. Trên cơ sở đó luận án có thể đạt được các mục tiêu:

- Khái quát một số vấn đề lý luận về mâu thuẫn dân tộc; tổng kết thực tiễn, phân tích nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc; đề xuất những quan điểm và phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ mang tính căn cơ, bền vững;

- Góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc tạo tiền đề ổn định chính trị, xã hội cho hội nhập và phát triển, trên cơ sở giải quyết một cách đúng đắn và có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh từ quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa trong xu thế hội nhập hiện nay.

Đạt được những mục tiêu cơ bản trên, luận án có thể góp phần tích cực chỉ đạo thực tiễn trong xu thế mới: hội nhập gắn với phát triển bền vững trên cơ sở giải quyết được nhiều vấn đề vừa mang tính chiến lược, vừa bức bách.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 35 - 41)