Tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 135 - 138)

Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tự lực, tự cường, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh sản xuất, đề cao cảnh giác với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong đồng bào dân tộc Khmer trong thời gian vừa qua, tuy có

nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn chung so với yêu cầu trong tình hình mới, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây nam Bộ vẫn còn đòi hỏi không ít nỗ lực.

4.1.3.1. Giúp đồng bào thay đổi tâm lý, tập quán tiểu nông

Đối với đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ, tạo ra những tác động tích cực để từng bước làm thay đổi nhận thức cũng như thói quen xưa cũ của họ là việc làm vô cùng cần thiết trong xu thế phát triển hiện nay. Để giúp đồng bào thay đổi tâm lý, tập quán tiểu nông, giới lãnh đạo chính trị, quản lý xã hội ở địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, sâu rộng, kiên trì, bền bĩ, với quyết tâm cao, nội dung phong phú và giải pháp thiết thực.

Bởi lẽ, để thay đổi từ chỗ bị chi phối nặng nề bởi tâm lý, tác phong và tập quán của người tiểu nông sang cách nghĩ, cách làm của người nông dân có tâm lý, tác phong và tập quán chuyên môn hóa và hiệp tác lao động tương xứng với trình độ phát triển của nền sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh thực hiện CNH, HĐH gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay là một quá trình không đơn giản. Nó đòi hỏi rất nhiều không chỉ ở nỗ lực của chính quyền nhà nước mà còn đòi hỏi ở sự tự giác nỗ lực của chính người nông dân.

Tuyên truyền, giúp đồng bào dân tộc Khmer nâng cao nhận thức, thay đổi tâm lý, tập quán tiểu nông không chỉ mang ý nghĩa kint tế - xã hội mà còn là nhiệm vụ chính trị cơ bản trong công tác tư tường của toàn xã hội trong xu thế đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập hiện nay.

4.1.3.2. Giúp người Khmer thay đổi nhận thức xóa bỏ mặc cảm về địa vị kinh tế - xã hội

Người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ vẫn còn mang nặng mặc cảm về địa vị kinh tế - xã hội. Mặc cảm này càng sâu sắc thêm khi có sự tác động không mong muốn của quá trình thực hiện CNH, HĐH. Để giúp họ thay đổi nhận thức, xóa bỏ mặc cảm này, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương vùng Tây Nam Bộ cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: (1), khắc phục dần

những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình CNH, HĐH như: mâu thuẫn giữa công nghiệp với nông nghiệp, mâu thuẫn giữa thành thị với nông thôn bằng các chính sách, chương trình, kế hoạch kịp thời, thiết thực; (2), đẩy manh công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục để đồng bào Khmer quán triệt và vận dụng lời dạy của Chủ tịch Hồ CHí Minh để phấn đấu, tự cải tạo mình thành “con người XHCN để xây dựng nền nông nghiệp XHCN”, khắc phục dần tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước; (3), vận động toàn xã hội phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và nội lực vươn lên của nông nghiệp, nông dân; xây dựng và bảo vệ tính độc lập và chủ quyền của nông nghiệp về mặt kinh tế, không bị phụ thuộc vào nước ngoài. Sự phụ thuộc này sẽ dẫn đến triệt tiêu khả năng phát triển theo định hướng XHCN.

Tuyên truyền, giúp đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ thay đổi nhận thức, xóa bỏ mặc cảm về địa vị kinh tế - xã hội của mình phải trên cơ cở thành quả cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Thiếu cơ sở này, mọi nỗ lực đều không đáng kể.

4.1.3.3. Giúp người Khmer vùng Tây Nam Bộ có nhận thức đúng về quốc gia, dân tộc;

Nhằm giúp đồng bào có nhận thức rõ ràng, đúng đắn đúng về lịch sử vùng đất Tây Nam Bộ, về mối quan hệ giữa các dân tộc anh em, để họ có được cái nhìn khách quan về cội nguồn trên tinh thần đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung... lãnh đạo các địa phương vùng Tây Nam Bộ cần: (1), nghiên cứu, khai thác và xây dựng hệ thống tài liệu để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong vùng đồng bào Khmer với nội dung phong phú, thiết thực như: Tài liệu, nghiên cứu khoa học về lịch sử vùng đất Tây Nam Bộ, về quá trình đoàn kết, gắn bó giữa dân tộc Kinh và Khmer trong đấu tranh chống lược, giải phóng dâng tộc; các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về dân tộc: bình đẳng, đoàn kể, tương trợ, giúp đỡ cùng phát triển; tài liệu về khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn ứng dụng khoa học - công nghệ vào

sản xuất; giáo trình, sách giáo khoa chính thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tài liệu về y tế cộng đồng, giáo dục - đào tạo, v.v… (2), trong hệ thống tài liệu trên, có một số cần được in bằng hai thứ tiếng: Việt và Khmer; (3), công tác tuyên truyền cần phải được thực hiện liên tục, lâu dài, rộng khắp với nhiều hình thức, phương tiện: từ tuyên truyền miệng đến phát tài liệu, sinh hoạt thường kỳ, đến phát sóng, phát hình…

Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa chiến lược vừa mang tính cấp bách và đòi hỏi các chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội phải hết sức phải coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng tinh thần, ý thức về Tổ quốc Việt Nam, ý thức mỗi cộng đồng dân tộc ít người là bộ phận trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng được tạo điều kiện phát triển phù hợp với tiến trình CNH, HĐH nhằm góp phần tích cực vào sự phát triển chung ở vùng Tây Nam Bộ và cả nước.

4.2. Khắc phục một số bất cập về cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w