Khắc phục một số bất cập của cơ chế, chính sách về xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 141 - 143)

Đói, nghèo là tiêu chí để đánh giá sự tăng trưởng, phát triển của một quốc gia, địa phương. Do vậy, đối với vùng Tây Nam Bộ, chiến lược xóa đói giảm nghèo, trong đó có xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc Khmer là mục tiêu quan trọng trong đổi mới và phát triển. Song nhìn chung, cho đến nay việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án... xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta nói chung và vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam Bộ vẫn nhiều bất cập cần sớm được giải quyết, khắc phục:

Thứ nhất, nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo chưa tính đến phong

tục, tập quán và trình độ dân trí, đặc điểm đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ nên khi tổ chức thực hiện hiệu quả không cao và thiếu tính bền vững. Trong khi đó, kinh tế thị trường đã rút ngắn đáng kể khoảng cách về trình độ tiêu dùng giữa đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ với các nhóm xã hội ở các vùng miền khác, đã đang tạo ra nhiều bất ổn cho phần lớn cư dân ở nông thôn vùng Tây Nam Bộ. Do đó cần có đổi mới tư duy trong thiết kế, hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo tác động, hỗ trợ cụ thể, toàn diện hơn; các cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương cần có cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực và hiệu quả để giúp đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ sử dụng một cách có hiệu quả tiền đền bù, giải tỏa đất đai của chính họ, khắc phục tập tính kinh tế thiên về tiêu dùng hơn là tiết kiệm của người nông dân Tây dân Nam Bộ.

Thứ hai, hoạt động sản xuất của nông dân Khmer vùng Tây Nam Bộ

nhìn chung vẫn bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tiềm ẩn rất nhiều bất trắc, họ không thể giữ đươc mức tăng trưởng thu nhập liên tục trong nhiều năm nên đời sống của họ vẫn thường mất ổn định, bấp bênh. Do vậy, chính quyền địa cần vận dụng nhiều giải pháp phù hợp, căn cơ để giúp họ thoát được vòng luẩn quẩn, thoi thóp theo từng vụ mùa nông nghiệp: được mùa thì đủ ăn, nếu không bị rớt giá; mất mùa thì lâm nợ…

Thứ ba, việc nhận thức về đói nghèo của đồng bào dân tộc Khmer ở

vùng Tây Nam Bộ trong một bộ phận những chuyên viên, chuyên gia hoạch định chính sách chưa sâu sắc, dẫn đến chưa có những giải pháp khắc phục thật hiệu quả. Chính sách xóa đói giảm nghèo thời gian qua vẫn còn thiên về “cho con cá” hơn là “cho cần câu”. Và “cho cần câu” ở đây chưa chỉ ra được những việc làm, giải pháp đích thực, phù hợp với đối tượng tiếp nhận và hưởng thụ chính sách. Trong khi đó, có một bộ phận đối tượng hưởng thụ chính sách người Khmer chưa ý thức được ý nghĩa chính sách xóa đói giảm nghèo của Chính phủ nên còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, thiếu sự nỗ lực phấn đấu vươn lên tự lo cho mình trước khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ thêm. Do vậy, trong hoạch định chính sách xóa đói, giảm nghèo, Nhà nước cần có cơ chế nhằm phát huy, nâng cao tinh thần tự lực tự cường, ý chí tự vươn lên của đồng bào; khắc phục tình trạng bao biện, làm thay, áp đặt mà không tôn trọng tính tự chủ, phong tục, tập quán truyền thống cũng như nguyện vọng chính đáng của họ; bên cạnh các chính sách cụ thể cần có các chính sách mang tính chiến lược, tác động toàn diện đến đời sống và hoạt động kinh tế của đồng bào.

Thứ tư, hiện nay còn nhiều Bộ, ban, ngành, cơ quan tham gia chính

sách xóa đói giảm nghèo nhưng thiếu sự tập trung thống nhất trong việc ban hành và thực hiện. Có thể nói đây là khó khăn lớn cho việc điều tiết, theo dõi, quản lý, tổng kết, đánh giá ở các cấp địa phương. Do đó, để tránh tình trạng trên, Trung ương và chính quyền địa phương cần thực hiện sự phân công, phân cấp cụ thể và có cơ quan đầu mối giúp cho Chính phủ và chính quyền địa phương vùng Tây nam Bộ theo dõi toàn diện Chương trình xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp lớn và quan trọng đối với chính sách dân tộc, do đó vấn đề đặt ra của xóa đói giảm nghèo là cần bảo đảm có hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đó, vấn đề không chỉ là khắc phục những “khó khăn, vướng mắc” mà còn phải giải quyết những hạn chế

lịch sử trên các bình diện của chủ thể quản lý và đối tượng tiếp nhận, thụ hưởng chính sách xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng tây nam bộ (Trang 141 - 143)