.2 – Thống kê số siêu thị và mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 48)

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Thƣơng hiệu Số siêu

thị Tỷ lệ Số siêu thị khảo sát Tỷ lệ số siêu thị đƣợc chọn khảo sát Số ngƣời khảo sát Tỷ lệ số ngƣời khảo sát Số ngƣời khảo sát trong 1 siêu thị Co.op Mart 35 51% 10 53% 180 51.4% 18 Co.op Xtra 4 6% 2 11% 22 6.3% 11 Vinmart 13 19% 4 21% 67 19.1% 17 Lotte Mart 4 6% 1 5% 21 6.0% 21 Big C 8 12% 1 5% 42 12.0% 42 MM Mega Market 1 1% 1 5% 5 1.4% 5 Aeon Mall 2 3% 0 0% 10 2.9% - E Mart 1 1% 0 0% 3 0.9% - Tổng cộng 68 100% 19 100% 350 100% 114

Dựa theo nghiên cứu của Hair và đồng sự (1998), trong phân tích EFA, kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đề tài bao gồm 28 biến quan sát, như vậy cần ít nhất 5*28=140 mẫu, tuy nhiên để dự phòng các phiếu trả lời khơng hợp lệ, tác giả lựa chọn kích thước mẫu là 350. Trong đó bao gồm 298 chuyên viên và 52 cán bộ quản lý đang công tác tại 10 Co.op Mart, 2 Co.op Xtra, 4 Vinmart, 1 Lotte Mart, 1 Big C và 1 MM Mega Market. Với 30 siêu thị được phân thành các loại: lớn, vừa, nhỏ, Co.op Mart gần như bao quát được đặc trưng hoạt động cũng như khách hàng tại khu vực. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành khảo sát tại đại diện các thương hiệu vừa mới xuất hiện trong thời gian gần đây, quy mô lớn, được tầng lớp dân cư trung và cao cấp lựa chọn, nhằm đảm bảo độ che phủ của dữ liệu với các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.

Dựa vào số siêu thị và số người khảo sát của từng thương hiệu, tác giả tính tốn số người cần khảo sát trong phạm vi một đơn vị. Việc thu thập dữ liệu điều tra được tiến hành thông qua các cá nhân mà tác giả quen biết tại các siêu thị (thường từ 2-3 người). Tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát cho các cá nhân này bằng email, sau đó họ sẽ chuyển bảng câu hỏi đến đồng nghiệp, và cứ tuần tự như vậy cho đến khi nào nhận được số phiếu trả lời bằng với lượng người cần khảo sát trong phạm vi một siêu thị.

3.3.2 Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng

Dữ liệu sau khi được thu thập được xử lý bởi phần mềm AMOS thông qua các bước:

3.3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay khơng. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy lớn hơn 0,6.

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng phương pháp EFA để xác định phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở. Trong đó, tác giả lựa chọn Principal Axis Factoring và phép quay Promax, với các tiêu chí được sử dụng để đánh giá như sau:

- Hệ số KMO từ 0,5 trở lên là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. - Nếu sig Bartlett’s Test < 0.05, các biến quan sát có tương quan với nhau. - Tổng phương sai trích >=50% thì có thể kết luận mơ hình EFA là phù hợp. - Hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 thì EFA được xem là có ý nghĩa trong thực tiễn.

3.3.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Mơ hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI>=0,9; CMIN/df<=2; RMSEA<=0,08. Tuy nhiên, nếu RMSEA<=0,05 thì mơ hình được xem là rất tốt. Ngồi ra, khi phân tích CFA, tác giả thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích.

3.3.2.4 Kiểm định kết quả mơ hình cấu trúc (S.E.M)

Bảng Regression Weight cho biết giả thuyết được xem là có ý nghĩa thống kê khi P- value<5%. Ngoài ra, nếu các trọng số đã chuẩn hóa mang dấu dương thì kết luận mối quan hệ giữa các yếu tố là thuận chiều, giá trị càng lớn thì mức độ tác động càng mạnh.

3.3.2.5 Kiểm định bootstrap

Bước cuối cùng trong quy trình nghiên cứu định lượng là sử dụng kỹ thuật bootstrap để đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mơ hình. Trị tuyệt đối của các độ chệch càng nhỏ, càng khơng có ý nghĩa thống kê càng tốt.

Trong chương 3, tác giả đã lần lượt trình bày các phương pháp định tính và định lượng để thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu. Kết quả cụ thể của từng kỹ thuật được sử dụng sẽ được tác giả trình bày ở chương sau.

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các kết quả kiểm định của từng giai đoạn nghiên cứu và đúc kết một số kết luận thực tiễn được rút ra. Đầu tiên, tác giả sử dụng các phương pháp định tính nhằm bổ sung, hồn thiện bảng câu hỏi trước khi đưa vào điều tra thực tế. Kết quả của bước này được trình bày cụ thể ở Phụ lục 7 – Bảng câu hỏi khảo sát; phần lớn các đối tượng tham gia thảo luận đều hiểu và đồng tình với khái niệm trong thang đo gốc. Kết quả cho thấy phát hiện thêm một nhân tố mới đo lường khái niệm về sự đổi mới, đồng thời có một số điều chỉnh về mặt diễn đạt; lược bỏ các câu hỏi được đánh giá là không cần thiết và không phù hợp với thực tế các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.

Đến giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp định lượng nhằm kiểm định ba giả thuyết đã đặt ra, cụ thể như sau:

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập từ 298 chuyên viên và 52 cán bộ quản lý đang công tác tại các phịng ban có liên quan đến CSR và chiến lược ở các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, tác giả trực tiếp gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 382 đối tượng. Kết quả nhận lại 363 phiếu trả lời; tuy nhiên chỉ có 350 phiếu là hợp lệ, cịn lại bị loại vì tồn tại các câu trả lời sót hoặc thiếu thơng tin. Do đó, mẫu nghiên cứu dùng để nhập và phân tích dữ liệu là 350 phiếu đạt yêu cầu. Các biến liên quan đến thông tin cá nhân của đối tượng được khảo sát được trình bày như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)