Hầu hết các tài liệu học thuật đều khẳng định rằng các hoạt động đổi mới vốn liên quan đến việc cải thiện hiệu suất công ty (Saez-Martinez et al., 2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu trong giai đoạn trước vẫn chưa đủ chiều sâu về mối quan hệ này, cụ thể là làm cách nào sự đổi mới có thể tác động đến kết quả kinh doanh của đơn vị.
Để lý giải điều đó, một số tác giả đã đưa ra những lập luận rõ ràng, vững chắc. Theo Johne và Davies (2000), Otero-Neyra et al. (2009), sự đổi mới là cơ sở tạo nên lợi thế cạnh tranh khác biệt của công ty. Thông qua đó, chất lượng sản phẩm, dịch vụ được nâng cao, đóng góp đáng kể đến hiệu suất hoạt động cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Garvin, 1987; Forker et al., 1996). Về đổi mới quy trình, các tác giả nhấn mạnh rằng đây là khả năng đặc biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững (Nemetz và Fry, 1988). Một quy trình được cải tiến sẽ giúp công ty tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, tạo nên những đột phá tích cực, từ đó dẫn đến sự tăng trưởng ổn định (Morone và Testa, 2008) và hiệu quả cao hơn (Varis và Littunen, 2010; Ar và Baki, 2011).
Trong các bài báo khoa học liên quan đã được trình bày, có thể sử dụng kết quả của ba nghiên cứu được tiến hành ở hai quốc gia và một lĩnh vực đặc biệt, đầu tiên là nghiên cứu của Isabel et al. (2017). Sau khi khảo sát hơn 500 công ty, các tác giả đã đưa ra một trong những kết luận quan trọng chứng minh mối quan hệ trực tiếp giữa sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Được tiến hành trong khoảng thời gian tương tự tại Tây Ban Nha, Carmelo et al. cũng nhấn mạnh rằng hoạt động đổi mới có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động của các công ty. Tại Ghana, ở lĩnh vực khác như viễn thơng, nghiên cứu trước đó của Mohammed và Robert (2012) cũng đã khám phá được mối quan hệ cùng chiều giữa hai yếu tố này.
H2: Sự đổi mới tác động tích cực và trực tiếp đến kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.