Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 67)

Như đã trình bày, thang đo của đề tài được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Isabel et al. (2017), có sự tương đồng trực tiếp với nghiên cứu của Carmelo et al. (2016). Trong hai bài báo này, kết quả cho thấy CSR tác động tích cực và trực tiếp đến sự đổi mới cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, sự đổi mới cũng đóng vai trị trung gian trong mới quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhấn mạnh 5 đối tượng mà CSR hướng đến: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và môi trường. Đồng thời, các tác giả cũng khái niệm hóa sự đổi mới bằng số lượng sản phẩm/dịch vụ mới được đưa ra thị trường, sự cải thiện ở cấu trúc tổ chức và quy trình nội bộ, mối quan tâm của những nhà quản lý chủ chốt vào R&D. Cuối cùng, kết quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ số: ROA; lợi nhuận; dịch vụ, mối quan hệ và lịng trung thành của khách hàng; mơi trường làm việc, tỷ lệ thơi việc, lịng trung thành và tinh thần làm việc của nhân viên.

Dựa vào thang đo và kết quả của hai nghiên cứu trên, tác giả thực hiện kỹ thuật định tính và định lượng để kiểm định dữ liệu thực tế tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Đầu tiên, phương pháp thảo luận nhóm được vận dụng để hồn chỉnh thang đo và bảng

SE SE-SE Mean Bias SE- C.R

OI <--- CSR 0.055 0.003 0.391 0.002 0.004 0.50 FP <--- OI 0.062 0.003 0.146 -0.005 0.004 (1.25) FP <--- CSR 0.071 0.004 0.556 0.004 0.005 0.80

câu hỏi khảo sát. Kết quả cho thấy CSR cũng được nhận định là tạo thành từ cách hành xử với năm đối tượng: nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng địa phương và mơi trường. Trong đó, tất cả các phát biểu về CSR đối với nhân viên và khách hàng được giữ nguyên. Điều đó có nghĩa là:

 CSR đối với nhân viên được thể hiện thông qua việc xem xét quyền lợi người lao động, thường xuyên đào tạo và nâng cao kỹ năng nhân viên, thấu hiểu công việc ổn định và giúp nhân viên đạt được sự cân bằng trong cuộc sống.

 Đối với khách hàng, siêu thị cần đáp ứng các cam kết về chất lượng, hành động để tránh bị phàn nàn cũng như trả lời những phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng.

 Các phát hiện về CSR đối với nhà cung cấp được giữ nguyên ở việc xem xét đến quyền lợi của họ khi siêu thị ra quyết định, và chỉ báo với nhà cung cấp những thông tin cần thiết nếu điều đó có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

 Các chuyên gia cũng cho rằng nên loại bỏ phát biểu về lợi ích của cộng đồng, đóng góp với địa phương cũng như mối quan hệ minh bạch với các nhà lãnh đạo bởi đặc thù hoạt động của siêu thị cũng như thiếu tiêu chuẩn đánh giá. Theo đó, CSR đối với cộng đồng địa phương được thể hiện ở việc siêu thị hỗ trợ các hoạt động văn hóa cũng như những người có hồn cảnh khó khăn.

 Đối với môi trường, trách nhiệm của siêu thị được thể hiện ở việc tuân thủ tự nguyện các quy định; giảm tiêu thụ điện, nước; chỉ bán các mặt hàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về sinh thái. Ngoài ra, việc đầu tư vào tiết kiệm năng lượng và thực hiện kiểm tốn mơi trường theo định kỳ bị loại bỏ khỏi thang đo chính thức vì hoạt động của siêu thị khơng địi hỏi tiêu chí này.

Đối với sự đổi mới tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, các phát biểu về việc lãnh đạo quan tâm đến R&D, giới thiệu các dòng sản phẩm mới và cải tiến chỉ phù hợp với cơng ty sản xuất, do đó bị loại bỏ khỏi bảng khảo sát chính thức của đề tài. Các thang

đo còn lại được sửa đổi câu, chữ để phù hợp với bối cảnh thực tế. Theo đó, sự đổi mới của đơn vị được thể hiện thông qua việc thường xuyên cập nhật, bày bán các dịng sản phẩm mới; và quy trình nội bộ được thay đổi mới hoặc cải tiến để hiệu quả hơn.

Kết quả hoạt động tại các siêu thị được đo lường thông qua các chỉ tiêu tài chính (“lợi nhuận” được các chuyên gia đề nghị điều chỉnh thành “hiệu quả tài chính”, và “doanh thu” được diễn đạt là “mức tiêu thụ hàng hóa”) và phi tài chính (dịch vụ, quan hệ và lịng trung thành của khách hàng, mơi trường làm việc, lịng trung thành và tinh thần làm việc của nhân viên). Hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ lệ thôi việc bị loại bỏ, bởi các chuyên gia cho rằng chúng có mức độ quan trọng không đáng kể tại các siêu thị ở TP.HCM.

Sau khi hoàn thiện thang đo, tác giả tiến hành các kỹ thuật định lượng để kiểm định thang đo và mối quan hệ giữa ba khái niệm nghiên cứu:

 Việc sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo đạt chuẩn và đo lường tốt. Đồng thời tác giả cũng loại bỏ một số biến, cụ thể: việc thông tin với khách hàng về cách sử dụng và rủi ro của sản phẩm được đánh giá là khơng có ý nghĩa đối với việc thể hiện CSR. Tương tự, việc chỉ bán các mặt hàng không vi phạm các tiêu chuẩn về sinh thái được đánh giá là không khả thi trong thực tế; cũng như tiêu chí mơi trường làm việc bị loại bỏ do khơng đóng góp nhiều vào việc đo lường kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.

 Sau đó, tác giả tiến hành kỹ thuật phân tích EFA và kết quả cho thấy các biến trong tổng thể có tương quan với nhau cũng như các nhân tố đo lường. Phân tích nhân tố khẳng định và mơ hình cấu trúc S.E.M cho thấy mơ hình được xem là rất tốt và phù hợp với dữ liệu thị trường, đồng thời dẫn đến việc chấp thuận ba giả thuyết nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là CSR tác động trực tiếp và tích cực đến kết quả hoạt động với mức độ khá mạnh; đồng thời CSR cũng tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới, và sự đổi mới cũng tác động tích cực đến kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa

bàn TP.HCM. Ngồi ra, ở mỗi khái niệm đều có một nhân tố thành phần được đánh giá là quan trọng nhất đến việc thể hiện khái niệm đó.

Trong chương 4, tác giả đã trình bày kết quả kiểm định của những phương pháp được áp dụng, đồng thời đúc kết một số giá trị thực tiễn được rút ra từ các kết quả này. Có thể thấy, một trong những điểm nổi bật là việc chấp nhận cả ba giả thuyết nghiên cứu, điều đó có nghĩa là: CSR tác động tích cực và trực tiếp đến sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động, đồng thời sự đổi mới cũng đóng vai trị trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Trong chương sau, tác giả sẽ thảo luận thêm về hàm ý quản trị cũng như những hạn chế của đề tài.

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ CỦA ĐỀ TÀI

Trong chương 5, tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị của đề tài, cũng như những hạn chế còn tồn đọng và nêu hướng khắc phục cho những nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)