Ngày nay, siêu thị là một loại hình kinh doanh khơng cịn mới mẻ ở nền kinh tế Việt Nam. Theo Quy chế siêu thị được Bộ Công Thương ban hành: “Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chun doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hố phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”. Ngồi ra, ngày nay, từ "siêu thị" cịn được chỉ những nơi chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng, một chủng loại hàng nào đó, ví dụ: siêu thị điện máy…
Trong đề tài này, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các siêu thị truyền thống, nghĩa là các trung tâm hiện đại quy mơ lớn, có chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, và phương thức phục vụ văn minh. Các siêu thị được tiến hành nghiên cứu bao gồm Co.op Mart, Co.op Xtra, Vinmart, Big C, MM Mega Market, SatraMart. Đây là các doanh nghiệp bán lẻ đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích, quy mơ nhân viên và sự đa dạng về chủng loại hàng hóa.
Việc lựa chọn các siêu thị trên địa bàn TP.HCM nhằm đảm bảo tính hợp lý của kết quả nghiên cứu. Các siêu thị ở thành phố đã hoạt động lâu đời, ổn định, đa dạng các thương hiệu để đảm bảo tính cạnh tranh khi trả lời bảng câu hỏi. Đồng thời, TP.HCM
là khu vực có nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng cũng như các đối tượng hữu quan khác nhận thức tương đối đầy đủ và rõ ràng về CSR.
Ngồi ra, các siêu thị tại TP.HCM có những điểm tương đồng với SMEs ở Tây Ban Nha – đối tượng khảo sát trong nghiên cứu gốc của Isabel et al. (2017). Trong bài báo này, các học giả chủ yếu điều tra những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ (44,4%), với số lượng lao động dao động từ 50 – 250 người để phù hợp với định nghĩa các SMEs tại châu Âu. Tác giả tiến hành điều tra thông qua phỏng vấn các chuyên gia nhân sự đang làm việc tại các siêu thị về số lượng lao động vào giữa năm 2018, kết quả thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1 - Thống kê các siêu thị tại TP.HCM
(Nguồn: tác giả điều tra và tổng hợp)
Có thể thấy, số lượng lao động bình quân của các siêu thị dao động trong khoảng 98 – 218 người, khá phù hợp với các doanh nghiệp SMEs trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ mà nghiên cứu của Isabel et al. (2017) hướng đến. Với những điểm tương đồng
Thƣơng hiệu Số siêu thị Tỷ lệ
Số lao động bình quân Co.op Mart 35 51% 218 Co.op Xtra 4 6% 188 Vinmart 13 19% 123 Lotte Mart 4 6% 113 Big C 8 12% 105 MM Mega Market 1 1% 98 Aeon Mall 2 3% 152 E Mart 1 1% 114 Tổng cộng 68 100% 139
này, cùng với lập luận đã được trình bày trong việc sơ lược các khái niệm nghiên cứu, tác giả đã chọn thang đo của Isabel et al. (2017) để phát triển bảng câu hỏi của đề tài.
Theo đó, trách nhiệm CSR của siêu thị cũng được thể hiện thông qua hành động với năm đối tượng: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và môi trường. Sau khi thực hiện thủ tục thảo luận nhóm và tính tốn tỷ lệ đồng thuận các phát biểu trong thang đo, tác giả đã bổ sung, điều chỉnh để các quan điểm về CSR trong hoạt động siêu thị hợp lý hơn.
Do đặc trưng của siêu thị là không tiến hành các hoạt động sản xuất, nên việc thể hiện trách nhiệm đối với môi trường chỉ dừng lại ở việc sử dụng các loại bao bì có thể tái sử dụng, sửa chữa hoặc tái chế. Ví dụ, hiện nay, chuỗi siêu thị Co.op Mart và Co.op Xtra đang sử dụng các loại túi thân thiện môi trường, nhằm giảm áp lực đến cộng đồng từ việc sử dụng túi nilon. Bên cạnh đó, việc tn thủ các quy định về mơi trường (hệ thống xử lý rác và chất thải…) là một hành động quan trọng trong các chính sách về CSR. Ví dụ, chuỗi siêu thị Co.op Mart đã và đang áp dụng việc phân loại chất thải rắn tại nguồn, nhằm góp phần giảm lượng rác chơn lấp, nâng cao hiệu quả tái sử dụng các nguồn tài nguyên. Ngoài ra, với số lượng hàng hóa đa dạng, các siêu thị cần chú trọng vào công tác chọn lọc, bảo đảm việc bày bán các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về sinh thái. Cuối cùng, các chính sách và chương trình nhằm giảm tiêu thụ điện, nước cũng là một hành động thể hiện trách nhiệm đối với mơi trường.
Nói về sự đổi mới, do đặc trưng của siêu thị không phải là công ty sản xuất, nên các hoạt động này không được thể hiện ở việc phát minh ra các sản phẩm/dịch vụ mới hoặc được giới thiệu ra thị trường. Thay vào đó, siêu thị có thể đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc thường xuyên cập nhật để bán những dịng sản phẩm mới. Ngồi ra, sự đổi mới cịn được đo lường thơng qua việc cải tiến quy trình nội bộ. Các chương trình khuyến mãi và cách thức tiếp thị cũng là một thước đo quan trọng để đánh giá sự đổi mới. Đặc trưng của các đơn vị bán lẻ hiện nay là các sản phẩm và hình
thức khuyến mãi thay đổi theo ngày, tối thiểu theo tuần; riêng các đại chương trình khuyến mãi thay đổi theo tháng. Để thu hút khách hàng, các chương trình này cần được đổi mới thường xuyên về nội dung lẫn hình thức. Ví dụ, bên cạnh việc giảm giá, bán hàng đồng giá, tặng kèm một số sản phẩm, hiện nay chuỗi siêu thị Co.op Mart đã phát triển thêm các phương thức khuyến mãi khác, như “Tích tem đổi quà”, vòng xoay may mắn để tương tác với khách hàng thông qua mạng xã hội như zalo, facebook…
Nếu sự đổi mới trong hoạt động siêu thị có nhiều điểm khác biệt so với các loại hình kinh doanh khác thì kết quả hoạt động lại được thể hiện qua các chỉ tiêu tương tự như các công ty ngoài ngành. Để đánh giá kết quả hoạt động siêu thị, có ba khía cạnh cần xem xét: các chỉ số tài chính, dịch vụ khách hàng và sự gắn kết của nhân viên.
Về mặt tài chính, nếu các công ty sản xuất thường được đo lường qua lợi nhuận và ROA, thì ở siêu thị, ROA lại được thay thế bằng chỉ tiêu doanh thu. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, cũng như cuộc chạy đua về cơng bố thương hiệu trong lịng người tiêu dùng, dẫn đến mục tiêu mà các nhà lãnh đạo siêu thị quan tâm nhất không phải là lợi tức, mà là doanh số bán ra. Tuy nhiên, song song với doanh thu, lợi nhuận vẫn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh, là yếu tố sống cịn của một doanh nghiệp. Do đó, để phù hợp với đặc điểm hoạt động của siêu thị, kết quả về tài chính được đánh giá thơng qua hai chỉ tiêu cơ bản là hiệu quả tài chính (lợi nhuận) và mức tiêu thụ hàng hóa (doanh thu).
Bên cạnh các thước đo về tài chính, các chỉ tiêu phi tài chính cũng không kém phần quan trọng. Đối với khách hàng, có ba chỉ tiêu liên quan để đánh giá hoạt động của siêu thị, bao gồm: dịch vụ khách hàng, mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng. Dịch vụ khách hàng được thể hiện thông qua cung cách phục vụ, các chính sách thuận tiện cho khách hàng, cũng như quầy dịch vụ được đặt trước mỗi siêu thị nhằm giải quyết các nhu cầu của khách. Mối quan hệ với khách hàng được thể hiện thông qua các
hoạt động chăm sóc khách hàng, các đánh giá định kỳ hoặc đột xuất mà khách hàng phản hồi về siêu thị và phòng ban quản lý. Lòng trung thành của khách hàng thể hiện ở tần suất các khách hàng thành viên… mua sắm tại siêu thị, doanh thu bình quân mỗi lần mua, cũng như số lượng khách hàng mới có thẻ thành viên tại siêu thị.
Bên cạnh khách hàng, nhân viên cũng là đối tượng không kém phần quan trọng. Các chỉ tiêu để đánh giá kết quả kinh doanh bao gồm: tỷ lệ thơi việc, mơi trường làm việc, lịng trung thành và tinh thần làm việc của nhân viên. Nếu tồn tại một mối quan hệ tốt đẹp giữa siêu thị và người lao động, họ sẽ gắn kết nhiều hơn, làm việc hăng say, chăm chỉ hơn, năng suất vì thế cũng cao hơn và dẫn đến sự cải thiện kết quả hoạt động.
2.4 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
2.4.1 Mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới
Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh mối quan hệ tích cực giữa CSR và sự đổi mới; tuy nhiên, đa số các nghiên cứu vẫn chưa đi sâu vào việc phân tích bản chất của sự tác động này. Gần đây, một số tác giả đã có những lập luận rõ ràng để lý giải tại sao CSR lại có thể thúc đẩy những hoạt động đổi mới tại doanh nghiệp. McWilliams và Siegel (2000) cho rằng việc áp dụng các chiến lược về CSR có thể thúc đẩy việc đầu tư vào R&D, dẫn đến sự đổi mới. Phát hiện của MacGregor và Fontrodona (2008) nhấn mạnh rằng CSR sẽ tạo động lực để cải tiến sản phẩm, dịch vụ định hướng giá trị cho xã hội. Trong phạm vi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Battaglia et al. (2014) đã tiến hành một cuộc khảo sát 213 công ty châu Âu. Kết quả cho thấy mối tương quan mạnh mẽ và tích cực giữa CSR và khả năng cạnh tranh về hai khía cạnh: sự đổi mới và những hiệu suất vơ hình. Bên cạnh đó, việc áp dụng các chính sách về CSR giúp công ty tạo mối quan hệ gắn bó với các nhân viên có trình độ cao và lãnh đạo (Donate và Guadamillas, 2011) – đây là những đối tượng có khả năng sáng tạo mạnh mẽ, tạo nên sự đổi mới cho công ty. Một môi trường làm việc tốt, người lãnh đạo quan
tâm đến nhân viên, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống, đặt niềm tin vào họ, có thể kích thích họ sáng tạo nhiều hơn. Khi nhân viên cảm thấy thoải mái, họ sẽ có những quyết định hiệu quả hơn trong việc giải quyết vấn đề, đây là khởi nguồn của những ý tưởng đổi mới (Arundel et al., 2007).
Trong các bài báo khoa học liên quan được trình bày ở trên, có thể sử dụng kết quả của bốn nghiên cứu được tiến hành ở các ngành nghề và quốc gia khác nhau. Đầu tiên là nghiên cứu được thực hiện bởi Isabel et al. (2017) với kết quả đã được kiểm chứng khẳng định rằng: CSR tác động tích cực đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của đơn
vị. Đồng thời, sự đổi mới cũng đóng vai trị trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động tại các cơng ty này. Điều đó cũng có nghĩa là, CSR tác động tích cực và trực tiếp đến sự đổi mới.
Tương tự như Isabel et al., nghiên của Mohammed và Robert E. Hinson cũng đưa ra những kết luận liên quan đến vấn đề, chứng minh mối quan hệ tích cực và trực tiếp giữa CSR và sự đổi mới trong các công ty viễn thông ở Ghana.
Được tiến hành ở một quốc gia và ngành nghề khác, nhưng nghiên cứu của Yasushi Ueki et al. cũng có cùng kết luận với hai nghiên cứu trên. Các tác giả đã chứng minh mối tương tác chặt chẽ giữa CSR và sự đổi mới tại các công ty vận tải ở Thái Lan.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Carmelo et al. (2016) cũng đề cập đến kết quả tương tự. Sau khi khảo sát 133 doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tác giả khẳng định CSR tác động tích cực và trực tiếp đến sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động.
Dựa trên những cơ sở đó, cùng với mong muốn khám phá mối quan hệ giữa hai yếu tố này tại Việt Nam, tác giả đã thực hiện đề tài và phát triển giả thuyết đầu tiên:
H1: CSR tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.