Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Tác giả tiến hành phân tích cho cả 7 nhân tố (RE, RC, RS, RLC, ER, OI, FB). Mỗi nhân tố bao gồm nhiều câu hỏi và kết quả tóm tắt như sau:
Bảng 4.2 – Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
Biến Trung bình thang đo nếu loại
biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại
biến
Hệ số tƣơng quan biến
tổng
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
RE – CSR đối với nhân viên (Cronbach’s Alpha = 0.925)
RE1 15.06 8.137 .778 .912
RE2 15.04 7.970 .824 .903
RE3 15.17 8.288 .722 .923
RE4 15.13 7.853 .844 .899
RE5 15.10 7.927 .851 .898
RC – CSR đối với khách hàng (Cronbach’s Alpha = 0.719)
RC1 11.29 5.435 .651 .603
RC2 11.88 4.492 .279 .923
RC3 11.35 5.116 .760 .548
RC4 11.34 5.370 .663 .595
RS – CSR đối với nhà cung cấp (Cronbach’s Alpha = 0.884)
RS1 3.73 .675 .799 .a
RS2 3.48 .875 .799 .a
RLC – CSR đối với cộng đồng địa phương (Cronbach’s Alpha = 0.755)
RLC1 2.80 1.016 .606 .a
RLC2 2.79 1.055 .606 .a
ER – Trách nhiệm môi trường (Cronbach’s Alpha = 0.606)
ER1 11.09 4.584 .514 .496
ER2 11.24 4.313 .546 .462
ER3 11.83 2.891 .247 .846
ER4 11.13 4.307 .599 .443
OI – Tính đổi mới (Cronbach’s Alpha = 0.923)
OI1 4.55 3.079 .835 .899
OI2 4.51 2.795 .850 .885
OI3 4.45 2.781 .852 .883
FP – Kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Cronbach’s Alpha = 0.826)
FP1 20.18 21.856 .595 .802 FP2 20.08 20.202 .773 .778 FP3 20.21 20.653 .710 .786 FP4 19.83 20.610 .680 .789 FP5 20.03 21.578 .570 .804 FP6 20.06 20.427 .741 .782 FP7 19.86 24.921 .011 .911 FP8 20.13 20.12 .792 .775
Từ bảng tóm lược kết quả, dễ thấy rằng hệ số Cronbach’s Alpha của 7 nhân tố lớn đều lớn hơn 0,6; như vậy có thể kết luận rằng thang đo đạt chuẩn và đo lường tốt. Tuy nhiên, ở mỗi nhân tố có thể bị loại bỏ một số biến, cụ thể như sau:
Nhân tố RE bao gồm 5 biến quan sát thì cả 5 biến này đều được giữ lại vì có hệ số tương quan biến tổng khá lớn (>0.3); cho thấy việc đảm bảo quyền lợi người lao động, các chương trình đào tạo và nâng cao, thấu hiểu được tầm quan trọng của công việc ổn định cũng như giúp đỡ nhân viên đạt được sự cân bằng trong cuộc sống đều có ý nghĩa trong việc mơ tả CSR đối với nhân viên.
Nhân tố RC bao gồm 4 biến quan sát thì chỉ có 3 biến RC1, RC3, RC4 được giữ lại. Riêng biến RC2 có hệ số tương quan biến tổng 0.279<0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số tổng (0.923 > 0.719). Như vậy, ý nghĩa CSR đối với khách hàng được đo lường tốt thông qua việc đáp ứng các cam kết về chất lượng hàng hóa, cách thức hạn chế và khắc phục những phàn nàn của người tiêu dùng. Hành động thông tin cho khách hàng về việc sử dụng và rủi ro của sản phẩm được đánh giá là không đóng góp nhiều cho việc thể hiện CSR. Tác giả tiến hành điều tra nguyên nhân từ 2 chuyên viên kinh doanh, và được họ giải thích sở dĩ như vậy là vì siêu thị bày bán rất nhiều mặt hàng, sẽ rất khó để thơng tin chi tiết cho khách hàng về từng sản phẩm. Ngoài ra, trên nhãn hiệu mỗi mặt hàng đều thể hiện những nội dung cần thiết, khách hàng có thể căn cứ vào đó để nắm thơng tin sản phẩm.
Nhân tố RS bao gồm 2 biến quan sát thì cả 2 biến đều được giữ lại; cho thấy việc xem xét quyền lợi và thông báo với nhà cung cấp về những thay đổi của công ty đều có ý nghĩa trong việc đo lường CSR đối với đối tượng này.
Nhân tố RLC bao gồm 2 biến quan sát thì cả 2 biến đều được giữ lại. Như vậy, CSR đối với cộng đồng địa phương được thể hiện thông qua việc hỗ trợ các hoạt động văn hóa và từ thiện.
Nhân tố ER bao gồm 4 biến quan sát thì thì chỉ có 3 biến ER1, ER2, ER4 được giữ lại. Riêng biến ER3 có hệ số tương quan biến tổng 0.247<0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng (0.846>0.606). Kết quả này cho thấy trách nhiệm môi trường của siêu thị được thể hiện ở việc sử dụng bao bì có thể tái chế, tn thủ các quy định về mơi trường, có các chính sách giảm tiêu thụ điện, nước. Việc chỉ bán các mặt hàng không vi phạm các tiêu chuẩn về sinh thái được đánh giá là không khả thi trong lĩnh vực siêu thị, bởi tồn tại quá nhiều sản phẩm, và khi kiểm tra đầu vào, các chuyên viên thường chỉ tập trung vào chất lượng, chứ khơng thể kiểm duyệt q trình sản xuất có làm tổn hại đến hệ sinh thái khơng.
Nhân tố OI bao gồm 3 biến quan sát thì tất cả đều được giữ lại; chứng tỏ sự đổi mới của siêu thị được thể hiện thông qua các hoạt động: thường xuyên cập nhật bày bán những dòng sản phẩm mới, sự cải tiến trong quy trình nội bộ và các chương trình khuyến mãi.
Nhân tố FP bao gồm 8 biến quan sát thì thì chỉ có 7 biến (ngoại trừ FP7) được giữ lại, Như vậy, các chỉ tiêu đóng góp vào việc đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: hiệu quả tài chính, mức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ khách hàng, mối quan hệ với khách hàng, lòng trung thành của khách hàng, tỷ lệ thôi việc và tinh thần làm việc của nhân viên. Riêng tiêu chí mơi trường làm việc được đánh giá là khơng đóng góp nhiều vào việc đo lường kết quả hoạt động của siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Như vậy, ngoại trừ 3 biến RC2, ER3, FP7, tất cả các biến còn lại được tiếp tục đưa vào kiểm định ở bước phân tích nhân tố khám phá (EFA).