(Nguồn: tác giả xử lý số liệu)
Dễ dàng nhận thấy có 7 cột, như vậy có 7 nhân tố được rút ra; ngồi ra nó cịn cho biết nhân tố nào bao gồm những câu hỏi nào:
Nhân tố 1: gồm các biến quan sát FP1, FP2, FP3, FP4, FP5, FP6, FP8; được đặt tên là “Kết quả hoạt động của doanh nghiệp”. Để đo lường nhân tố này, có thể sử dụng các biến: hiệu quả tài chính, mức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ khách hàng, mối quan hệ với khách hàng, lòng trung thành của khách hàng, tỷ lệ thôi việc và tinh thần làm việc của nhân viên. Trong đó, hệ số tải nhân tố của FP6, FP8 và FP2 cao nhất, chứng tỏ tỷ lệ thôi việc và tinh thần làm việc của nhân viên, mức tiêu thụ hàng
1 2 3 4 5 6 7 FP6 .920 FP8 .853 FP2 .791 FP3 .704 FP4 .677 FP1 .551 RE5 .922 RE4 .891 RE2 .864 RE1 .783 RE3 .724 OI6 .909 OI2 .897 OI1 .871 RC3 .938 RC3 .870 RC4 .845 ER4 .876 ER2 .853 ER1 .650 RS1 .905 RS2 .871 RLC2 .832 RLC1 .726 Factor
hóa tại siêu thị có mối quan hệ chặt chẽ nhất với kết quả hoạt động; lòng trung thành của khách hàng tuy có sự tương quan nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả như các biến khác.
Nhân tố 2: gồm các biến quan sát RE1, RE2, RE3, RE4, RE5; được đặt tên là “CSR với nhân viên”. Có thể kết luận, CSR với đối tượng này bao gồm việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hỗ trợ đào tạo và đào tạo nâng cao, thấu hiểu tầm quan trọng của nghề nghiệp ổn định và giúp họ đạt được sự cân bằng trong cuộc sống. Trong đó, việc thường xuyên tổ chức hoạt động đào tạo cho nhân viên và thấu hiểu tầm quan trọng của một công việc ổn định được đánh giá là tác động nhiều nhất đến sự đo lường CSR.
Nhân tố 3: gồm các biến quan sát OI1, OI2, OI3; được đặt tên là “Sự đổi mới”. Như vậy, việc chọn lọc bày bán các dịng sản phẩm mới, cải tiến quy trình và các chương trình khuyến mãi đều hỗ trợ cho việc giải thích khái niệm này. Tuy nhiên, việc đổi mới liên tục các chương trình khuyến mãi là có sự tương quan nhiều nhất đến nhân tố sự đổi mới tại các siêu thị ở TP.HCM.
Nhân tố 4: gồm các biến quan sát RC1, RC3, RC4; được đặt tên là “CSR với khách hàng”. Có thể thấy, việc đáp ứng các cam kết về chất lượng hàng hóa, quan tâm và trả lời những phản hồi của khách hàng đều có sự đóng góp đến việc giải thích khái niệm CSR; trong đó, việc thực hiện những hành động cần thiết đê khách hàng không phàn nàn là tương quan nhiều nhất đến nhân tố này.
Nhân tố 5: được đặt tên là “Trách nhiệm môi trường”, gồm các biến quan sát ER1, ER2, ER4, nghĩa là sử dụng bao bì có thể tái chế, tn thủ các quy định về môi trường và tiết kiệm điện, nước. Trong đó, các chính sách và hành động nhằm giảm mức tiêu thụ điện, nước và tuân thủ các quy định tự nguyện được đánh giá là có ý nghĩa nhất đối với việc thể hiện trách nhiệm với môi trường.
Nhân tố 6: gồm các biến quan sát RS1 (xem xét đến quyền lợi của nhà cung cấp) và RS2 (thông báo với nhà cung cấp về những thay đổi của công ty); được đặt tên là “CSR với nhà cung cấp”.
Nhân tố 7: được đặt tên là “CSR với cộng đồng địa phương”, gồm các biến quan sát RLC1 (hỗ trợ các hoạt động văn hóa) và RLC2 (hỗ trợ người có hồn cảnh khó khăn).
Ngồi ra, một tiêu chuẩn quan trọng cần phải được quan tâm là hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.5. Kết quả cho thấy đối với tất cả các nhân tố, điều kiện này đều được thỏa mãn, chứng tỏ các biến đều có sự tương quan với 7 nhân tố đo lường.
4.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Kết quả về độ phù hợp của mơ hình được thể hiện như hình 4.1:
Hình 4.1 – Kết quả về độ phù hợp của mơ hình CFA
Ngồi ra, tác giả cũng tính tốn độ tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích (AVE) của các nhân tố như sau: