.10 – Kết quả chính trong kiểm định bootstrap

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 119)

(Nguồn: tác giả xử lý số liệu)

Ta có thể dễ dàng nhận thấy trị tuyệt đối của C.R rất nhỏ so với 2 nên có thể kết luận là độ chệch rất nhỏ, khơng có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Như vậy, các ước lượng trong mơ hình là có thể tin cậy được.

4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Như đã trình bày, thang đo của đề tài được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Isabel et al. (2017), có sự tương đồng trực tiếp với nghiên cứu của Carmelo et al. (2016). Trong hai bài báo này, kết quả cho thấy CSR tác động tích cực và trực tiếp đến sự đổi mới cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, sự đổi mới cũng đóng vai trị trung gian trong mới quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhấn mạnh 5 đối tượng mà CSR hướng đến: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và môi trường. Đồng thời, các tác giả cũng khái niệm hóa sự đổi mới bằng số lượng sản phẩm/dịch vụ mới được đưa ra thị trường, sự cải thiện ở cấu trúc tổ chức và quy trình nội bộ, mối quan tâm của những nhà quản lý chủ chốt vào R&D. Cuối cùng, kết quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ số: ROA; lợi nhuận; dịch vụ, mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng; môi trường làm việc, tỷ lệ thơi việc, lịng trung thành và tinh thần làm việc của nhân viên.

Dựa vào thang đo và kết quả của hai nghiên cứu trên, tác giả thực hiện kỹ thuật định tính và định lượng để kiểm định dữ liệu thực tế tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Đầu tiên, phương pháp thảo luận nhóm được vận dụng để hồn chỉnh thang đo và bảng

SE SE-SE Mean Bias SE- C.R

OI <--- CSR 0.055 0.003 0.391 0.002 0.004 0.50 FP <--- OI 0.062 0.003 0.146 -0.005 0.004 (1.25) FP <--- CSR 0.071 0.004 0.556 0.004 0.005 0.80

câu hỏi khảo sát. Kết quả cho thấy CSR cũng được nhận định là tạo thành từ cách hành xử với năm đối tượng: nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng địa phương và mơi trường. Trong đó, tất cả các phát biểu về CSR đối với nhân viên và khách hàng được giữ nguyên. Điều đó có nghĩa là:

 CSR đối với nhân viên được thể hiện thông qua việc xem xét quyền lợi người lao động, thường xuyên đào tạo và nâng cao kỹ năng nhân viên, thấu hiểu công việc ổn định và giúp nhân viên đạt được sự cân bằng trong cuộc sống.

 Đối với khách hàng, siêu thị cần đáp ứng các cam kết về chất lượng, hành động để tránh bị phàn nàn cũng như trả lời những phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng.

 Các phát hiện về CSR đối với nhà cung cấp được giữ nguyên ở việc xem xét đến quyền lợi của họ khi siêu thị ra quyết định, và chỉ báo với nhà cung cấp những thông tin cần thiết nếu điều đó có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

 Các chuyên gia cũng cho rằng nên loại bỏ phát biểu về lợi ích của cộng đồng, đóng góp với địa phương cũng như mối quan hệ minh bạch với các nhà lãnh đạo bởi đặc thù hoạt động của siêu thị cũng như thiếu tiêu chuẩn đánh giá. Theo đó, CSR đối với cộng đồng địa phương được thể hiện ở việc siêu thị hỗ trợ các hoạt động văn hóa cũng như những người có hồn cảnh khó khăn.

 Đối với môi trường, trách nhiệm của siêu thị được thể hiện ở việc tuân thủ tự nguyện các quy định; giảm tiêu thụ điện, nước; chỉ bán các mặt hàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về sinh thái. Ngoài ra, việc đầu tư vào tiết kiệm năng lượng và thực hiện kiểm tốn mơi trường theo định kỳ bị loại bỏ khỏi thang đo chính thức vì hoạt động của siêu thị khơng địi hỏi tiêu chí này.

Đối với sự đổi mới tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, các phát biểu về việc lãnh đạo quan tâm đến R&D, giới thiệu các dòng sản phẩm mới và cải tiến chỉ phù hợp với cơng ty sản xuất, do đó bị loại bỏ khỏi bảng khảo sát chính thức của đề tài. Các thang

đo còn lại được sửa đổi câu, chữ để phù hợp với bối cảnh thực tế. Theo đó, sự đổi mới của đơn vị được thể hiện thông qua việc thường xuyên cập nhật, bày bán các dòng sản phẩm mới; và quy trình nội bộ được thay đổi mới hoặc cải tiến để hiệu quả hơn.

Kết quả hoạt động tại các siêu thị được đo lường thông qua các chỉ tiêu tài chính (“lợi nhuận” được các chuyên gia đề nghị điều chỉnh thành “hiệu quả tài chính”, và “doanh thu” được diễn đạt là “mức tiêu thụ hàng hóa”) và phi tài chính (dịch vụ, quan hệ và lòng trung thành của khách hàng, mơi trường làm việc, lịng trung thành và tinh thần làm việc của nhân viên). Hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ lệ thôi việc bị loại bỏ, bởi các chuyên gia cho rằng chúng có mức độ quan trọng không đáng kể tại các siêu thị ở TP.HCM.

Sau khi hoàn thiện thang đo, tác giả tiến hành các kỹ thuật định lượng để kiểm định thang đo và mối quan hệ giữa ba khái niệm nghiên cứu:

 Việc sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo đạt chuẩn và đo lường tốt. Đồng thời tác giả cũng loại bỏ một số biến, cụ thể: việc thông tin với khách hàng về cách sử dụng và rủi ro của sản phẩm được đánh giá là khơng có ý nghĩa đối với việc thể hiện CSR. Tương tự, việc chỉ bán các mặt hàng không vi phạm các tiêu chuẩn về sinh thái được đánh giá là không khả thi trong thực tế; cũng như tiêu chí mơi trường làm việc bị loại bỏ do khơng đóng góp nhiều vào việc đo lường kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.

 Sau đó, tác giả tiến hành kỹ thuật phân tích EFA và kết quả cho thấy các biến trong tổng thể có tương quan với nhau cũng như các nhân tố đo lường. Phân tích nhân tố khẳng định và mơ hình cấu trúc S.E.M cho thấy mơ hình được xem là rất tốt và phù hợp với dữ liệu thị trường, đồng thời dẫn đến việc chấp thuận ba giả thuyết nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là CSR tác động trực tiếp và tích cực đến kết quả hoạt động với mức độ khá mạnh; đồng thời CSR cũng tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới, và sự đổi mới cũng tác động tích cực đến kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa

bàn TP.HCM. Ngoài ra, ở mỗi khái niệm đều có một nhân tố thành phần được đánh giá là quan trọng nhất đến việc thể hiện khái niệm đó.

Trong chương 4, tác giả đã trình bày kết quả kiểm định của những phương pháp được áp dụng, đồng thời đúc kết một số giá trị thực tiễn được rút ra từ các kết quả này. Có thể thấy, một trong những điểm nổi bật là việc chấp nhận cả ba giả thuyết nghiên cứu, điều đó có nghĩa là: CSR tác động tích cực và trực tiếp đến sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động, đồng thời sự đổi mới cũng đóng vai trị trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Trong chương sau, tác giả sẽ thảo luận thêm về hàm ý quản trị cũng như những hạn chế của đề tài.

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ CỦA ĐỀ TÀI

Trong chương 5, tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị của đề tài, cũng như những hạn chế còn tồn đọng và nêu hướng khắc phục cho những nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết luận

Mục tiêu của đề tài là kiểm tra tác động trực tiếp lẫn gián tiếp của CSR đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Mối quan hệ này đã được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều bài báo trước đây, ở nhiều quốc gia, khu vực, ngành nghề cũng như quy mơ doanh nghiệp khác nhau. Bài nghiên cứu đóng góp cho cơ sở lý thuyết bằng cách khám phá tầm quan trọng của CSR đối với sự đổi mới và kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Đề tài sử dụng mẫu từ 350 chuyên viên và quản lý đang làm việc tại các siêu thị trong khu vực.

Sau khi vận dụng kết hợp các phương pháp kiểm định, kết quả cho thấy CSR được tạo thành từ cách hành xử với năm đối tượng: nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng địa phương và môi trường. Sự đổi mới của đơn vị được thể hiện thông qua việc thường xuyên cập nhật, bày bán các dịng sản phẩm mới; và quy trình nội bộ được thay đổi mới hoặc cải tiến. Còn kết quả hoạt động tại các siêu thị được đo lường thơng qua các chỉ tiêu tài chính (hiệu quả tài chính, mức tiêu thụ hàng hóa) và phi tài chính (dịch vụ, quan hệ và lòng trung thành của khách hàng, tỷ lệ thôi việc và tinh thần làm việc của nhân viên). Ngồi ra, thơng qua các kỹ thuật định lượng, kết quả cho thấy CSR tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của siêu thị; đồng thời, mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động cũng được thể hiện một cách gián tiếp, thông qua nhân tố trung gian là sự đổi mới. Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực, việc thực hiện đề tài vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, chủ yếu phạm vi mẫu và tính khái quát chưa cao, hi vọng sẽ được khắc phục trong các nghiên cứu tương lai.

5.2 Hàm ý quản trị

Bên cạnh việc trình bày các kết quả lý thuyết, đề tài cũng đóng góp một số hàm ý quản trị vào tình hình kinh doanh thực tế tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM như sau:

Thứ nhất, để thiết lập nền tảng CSR, siêu thị cần quan tâm đến cả 5 đối tượng:

khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và môi trường, cụ thể như sau:

 Khách hàng được đánh giá là đối tượng quan trọng nhất đối với CSR. Siêu thị cần bày bán những mặt hàng không gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài ra, siêu thị cần thực hiện những hành động cần thiết để tránh những phàn nàn của khách hàng, thông qua chất lượng hàng hóa, các dịch vụ và tiện ích khiến khách hàng hài lòng. Nếu tồn tại bất kỳ một phản hồi nào, siêu thị cần quan tâm, trả lời và xử lý những phàn nàn của khách hàng ngay lập tức.

 Đối với nhân viên, siêu thị cần đảm bảo những thay đổi trong cơ cấu, quy trình và hoạt động của siêu thị khơng làm ảnh hưởng đến cơng việc, lợi ích của họ. Đồng thời cần thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo và hỗ trợ cho nhân viên (về thời gian, tài chính) nếu nhân viên mong muốn được đào tạo nâng cao hơn. Sự thấu hiểu tầm quan trọng của công việc ổn định được đánh giá là quan trọng nhất, bởi nếu nhà lãnh đạo hiểu được điều đó, họ sẽ có các chính sách để nhân viên cảm thấy hài lòng, thoải mái phát huy năng lực của mình; đó chính là cơ sở để họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

 Đối với nhà cung cấp, siêu thị cần tôn trọng và xem xét quyền lợi của họ trước khi ra quyết định. Những thay đổi trong chính sách hoạt động của siêu thị có ảnh hưởng đến đối tượng này (như việc sàng lọc nhà cung cấp, thay đổi mức chiết khấu và thời hạn thanh toán) cần được thận trọng và xem xét kỹ lưỡng để không gây tác động tiêu cực đến họ.

 Bên cạnh đó, siêu thị có thể trích một phần ngân sách để hỗ trợ các hoạt động văn hóa tại địa phương và giúp đỡ người có hồn cảnh khó khăn. Các siêu thị có thể tự tổ chức các chương trình xây nhà tình nghĩa hoặc giúp đỡ về mặt tài chính cho các hộ dân nghèo.

 Một trong những cách thức thể hiện CSR là tuân thủ tự nguyện các quy định về môi trường. Các siêu thị cần bắt đầu từ việc chống ô nhiễm môi trường, thu gom rác thải đúng quy định, hệ thống xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra. Hiện nay, đa số các siêu thị đều sử dụng bao bì có thể tái chế, thân thiện với mơi trường, và điều này cần được phát huy nhiều hơn nữa. Các chính sách và hành động nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng như đầu tư vào máy móc, trang thiết bị tiết kiệm điện, các nội quy về việc sử dụng điện, nước đúng mực nơi công sở là hết sức cần thiết trong việc thể hiện trách nhiệm với môi trường.

Thứ hai, để tạo dựng sự đổi mới có thể thực hiện những hành động như sau:

 Siêu thị thường xuyên cập nhật bày bán các dòng sản phẩm mới thơng qua những chính sách khuyến khích nhà cung cấp giới thiệu các mặt hàng mới, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, việc “mở cửa” cho các nhà cung cấp mới, chuyên bán những sản phẩm độc đáo cũng vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh đổi mới.

 Việc cải tiến cấu trúc tổ chức hoặc ban hành quy trình nội bộ mới cũng góp phần tạo dựng môi trường năng động, thoải mái, thúc đẩy nhân viên sáng tạo hơn.

 Các chương trình khuyến mãi cần được đổi mới liên tục về nội dung và hình thức, thơng qua dịng sản phẩm thay đổi ở mỗi kỳ, phù hợp với tính chất mùa vụ, lễ hội ở kỳ đó. Ngồi ra, siêu thị có thể tương tác với khách hàng thơng qua những hình thức mới lạ ở mỗi chương trình khuyến mãi, như tích điểm thành viên đổi quà, mua số lượng lớn với giá ưu đãi…

Thứ ba, kết quả hoạt động được đo lường thơng qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài

chính. Vì vậy, để cải thiện hiệu quả trước mắt cũng như dài hạn, các siêu thị cần nhanh chóng xúc tiến mức tiêu thụ hàng hóa bán ra (thơng qua các hoạt động khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng, cải thiện hình ảnh bắt mắt để thu hút người tiêu dùng…), tuy nhiên vẫn đảm bảo việc kiểm sốt chi phí hiệu quả (điện, nước, nhiên liệu…) để lợi nhuận vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, việc cải thiện dịch vụ khách hàng như chính sách giao hàng tận nhà, cách nhân viên tiếp xúc và trả lời những thắc mắc của khách hàng… cũng cần được chú trọng để nâng cao mối quan hệ cũng như lòng trung thành của khách hàng. Cuối cùng, siêu thị cần có những chính sách để thu hút và giữ chân nhân tài; lãnh đạo quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ các vấn đề trong cuộc sống nhằm giảm tỷ lệ thôi việc, thúc đẩy tinh thần làm việc và lòng trung thành của nhân viên.

Thứ tư, CSR tác động tích cực và trực tiếp đến sự đổi mới và kết quả hoạt động với

mức độ được đánh giá là khá mạnh. Vì vậy, muốn nâng cao kết quả hoạt động trong dài hạn, các siêu thị cần thiết lập những chính sách về CSR. Việc phát triển CSR cũng tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động đổi mới trong siêu thị.

Thứ năm, sự đổi mới cũng tác động tích cực và trực tiếp đến kết quả hoạt động của

siêu thị. Chính vì vậy, bên cạnh xây dựng nền tảng CSR, các đơn vị có thể nâng cao hiệu quả thông qua những ý tưởng và hoạt động đổi mới.

5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Đề tài đã chứng minh được mối quan hệ phức tạp và đồng thời giữa CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HC; tuy nhiên vẫn không thể nào tránh khỏi một vài hạn chế nhất định và kì vọng sẽ được khắc phục trong tương lai.

Thứ nhất, đề tài có phạm vi khảo sát là 19 siêu thị truyền thống trên địa bàn

TP.HCM. Điều này có thể dẫn đến việc phản ánh kết quả chưa khách quan và mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trách nhiệm xã hội đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)