Tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 64 - 69)

Khi được giao dự toán thu hàng năm, các đơn vị như: tài chính, Thuế, Hải Quan và các đơn vị được giao nhiệm vụ thu NSNN tiến hành lập kế hoạch thu ngân sách hàng quý để gửi cho cơ quan tài chính làm căn cứ điều hành ngân sách.

Đối với việc lập kế hoạch thu, thực hiện theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình mà các cơ quan phải lập dự toán ở các lĩnh vực khác nhau cụ thể như: Thuế phải lập dự tốn về Thuế, phí lệ phí, các khoản thu khác trong lĩnh vực quản lý của mình. Cơ quan Hải quan lập dự toán về các khoản thu thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cho hàng hóa nhập khẩu và các khoản thu khác trong lĩnh vực quản lý của mình. Cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác thì được uỷ quyền lập dự tốn thu các khoản thu cịn lại của NSNN.

Cơ quan thu phải thực hiện đôn đốc việc kê khai đăng ký nộp thuế, cấp mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế cho các cơ sở kinh doanh. Cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan và KBNN có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thực hiện thu NSNN theo đúng trách nhiệm,thẩm quyền được giao theo lĩnh vực quản lý.

Để đánh giá cụ thể về công tác quản lý chấp hành dự toán thu NSNN tại KBNN Lâm Đồng trong những năm qua, việc đánh giá được thực hiện cụ thể trên kết quả thu ngân sách hàng năm được thực hiện cụ thể:

Theo số liệu so sánh về tình hình thực hiện và dự toán thu hàng năm của bảng 4.1, Dự toán thu ngân sách giao hàng năm trên địa bàn từ năm 2014 đến năm 2018 cụ thể như sau:

- Năm 2014 giao tăng thu 9,1% so với năm 2013, năm 2015 giao tăng thu 16,6 % so với năm 2014, năm 2016 giao giảm thu -2,8 % so với năm 2015, năm 2017 giao giảm thu 14,7% so với năm 2016, năm 2018 giao tăng thu 16,4% so với năm 2017, tỷ lệ thực hiện các năm từ 2014 và 2016 đều khơng đạt dự tốn giao cụ thể: năm 2014 đạt 91%, năm 2015 đạt 107%, năm 2016 đạt 98% dự toán, năm 2017 đạt 111% dự toán, năm 2018 đạt 107% dự toán

53

khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực xảy ra năm 2014. Thực trạng này một phần do chưa tính được các nguồn thu trong lập dự toán thu hàng năm.

-Trong q trình lập dự tốn cho ngân sách năm tiếp theo chưa thực sự lấy số liệu thực hiện của các năm trước làm cơ sở tham khảo, có những nội dung thu chỉ được lập lên dựa trên cảm tính chủ quan làm cho dự tốn khơng sát với thực tế trong nhiều năm mà ví dụ: Theo số liệu bảng 3.6, nội dung thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước qua các năm đều có số dự tốn rất thấp so với thực hiện, ví dụ: năm 2014 dự tốn là 41 tỷ đồng, thực hiện là 221 tỷ đồng tuy nhiên việc các năm tiếp theo khơng có điều chỉnh dự tốn này cho phù hợp với khả năng thu như các năm 2015 dự toán thu 189 tỷ đồng thực hiện 212 tỷ đồng , năm 2016 dự toán 195 tỷ đồng thực hiện 112 tỷ đồng, năm 2017 dự toán 175 tỷ đồng thực hiện 266 tỷ đồng, năm 2018 dự toán 222 tỷ đồng thực hiện 239 tỷ đồng, tỷ lệ thực hiện so với dự toán rất cao, như năm 2014 thực hiện cao gấp hơn 5,4 lần so với dự toán.

Với kết quả thu ngân sách hàng năm như trên, thì yêu cầu tổng thể của việc hiện thực hóa các chỉ tiêu thu ngân sách trong dự tốn chưa đạt được do có nhiều năm thực hiện thu ln thấp hơn so với kế hoạch đề ra, đây cũng chính là sự bộc lộ rõ nhất về hạn chế của dự tốn chưa sát thực tế đang cịn tồn tại.

Ngoài ra, việc biến động của nền kinh tế làm sụt giảm rõ rệt tỷ lệ thực hiện so với dự toán cho thấy: dự tốn thu khơng lường trước hết được ảnh hưởng của các biến động nền kinh tế và thu ngân sách của tỉnh bị ảnh hưởng nhiều của biến động kinh tế bên ngoài.

Trong cơ cấu thu ngân sách hàng năm thì thuế TNCN, thuế CTN- NQD chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 27,4%) trong thu nội địa. Năm 2014, số thu từ nội dung này là 1.335 tỷ đồng đến năm 2018 con số này là 2.195 tỷ đồng, tăng 1,6 lần trong vòng 5 năm. Tuy nội dung thu này đã đóng góp lớn cho thu nội địa trong thu ngân sách hàng năm nhưng công tác tổ chức thu vẫn còn nhiều hạn chế chưa được giải quyết triệt để làm ảnh hưởng đến kết quả thu cụ thể:

Tình trạng trốn thuế của các DN trên địa bàn còn khá lớn và bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhiều DN chưa thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, bên cạnh đó là việc

54

phạm chưa đủ răn đe do đó nợ thuế trong nội dung thu này chiếm hầu hết nợ thuế hiện nay.

- Việc theo dõi đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế của các cơ quan quản lý thu ngân sách còn chưa chặt chẽ, chưa bao quát hết các đối tượng nộp thuế mà đặc biệt là tình trạng sót hộ đối với hộ kinh doanh cá thể cịn nhiều.

- Chưa quản lý được các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế TNCN, hiện nay chỉ mới quản lý được các đối tượng hưởng lương từ NSNN, cán bộ của các DN nhà nước trên địa bàn.

- Công tác ấn định lại doanh thu nộp thuế đối với các đối tượng hộ cá thể sản xuất kinh doanh thực hiện nộp thuế theo mức khoán chưa được thực hiện thương xuyên.

Tiền sử dụng đất, đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên qua các năm, nguồn thu này năm 2014 đóng góp 399 tỷ đồng, năm 2015 là 659 tỷ đồng đến năm 2016 thu từ nội dung này giảm còn 587 tỷ đồng năm 2017 thu từ nội dung này tăng lên 705 tỷ đồng và năm 2018 thu từ nội dung này 827 tỷ đồng và trong giai đoạn 2014-2018 chiếm khoảng 10,4% trên thu nội địa. Nội dung thu này đã góp phần quan trọng vào thu cho ngân sách của tỉnh, tuy nhiên thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn cũng thể hiện được địa phương chưa phát triển được kinh tế do đó các nội dung thu từ nền kinh tế còn kém, thu từ việc bán đất còn cao. Về lâu dài, thu từ thu tiền sử dụng đất quá lớn là không bền vững cho ngân sách do đất đai là nguồn tài nguyên có hạn.

Bảng 4.2: Bảng số liệu thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2014-2018

ĐVT: Tỷ đồng Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018 Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Thu tiền sử dụng đất 549 399 500 695 400 587 450 7054 586 827 Mức tang trưởng (%) so với dự toán 72,7% 139,1% 146,8% 156,6% 141,1%

55 Mức tăng trưởng(%) so với năm trước -27 % 39 % 47 % 57 % 41 %

(Nguồn: Dự toán và Báo cáo quyết toán NSNN của KBNN Lâm Đồng giai đoạn 2014-2018)

ĐVT: %

Biểu đồ 4.4: Mức tăng trưởng thu tiền sử dụng đất so với năm trước

(Nguồn: Dự toán và Báo cáo quyết toán NSNN của KBNN Lâm Đồng giai đoạn 2014-2018)

Các khoản thu khác chủ yếu là các khoản thu phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau. Các khoản thu này đạt kết quả khá do các ngành chức năng bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục đã đi đôi với việc xử phạt nghiêm vừa góp phần động viên vào ngân sách vừa đảm bảo trật tự xã hội.

Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngồi có tốc độ tăng trưởng rất chậm mức độ đóng góp khơng đáng kể trong thu ngân sách chỉ chiếm khoảng 1,3% trong thu nội địa. Kết quả này là do tỉnh chưa có những chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư từ nước ngoài, chưa tận dụng được lợi thế của địa phương để kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra nguồn thu cho ngân sách.

Trong tổ chức thu tại địa phương đã có những đổi mới, cải cách công tác quản lý thu đưa công tác thu ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Từ năm 2013, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã triển khai thành cơng dự án hiện đại hóa quy trình

56

hiệu quả quản lý. Góp phần tập trung nhanh và hiệu quả các nguồn thu vào NSNN bằng việc ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách giữa Tài chính và Kho bạc (Tabmis), Hệ thống xử lý dữ liệu tập trung và chuẩn hóa dữ liệu thơng tin về số thu NSNN giữa KBNN, Thuế, Hải quan (TCS), Chương trình KT559 của Hải quan đảm bảo việc tích hợp, truyền nhận dữ liệu với KBNN. Bên cạnh đó là việc triển khai phối hợp thu giữa Kho bạc- Thuế- Hải quan và công tác ủy nhiệm thu cho các Ngân hàng thương mại.

Ngành Thuế và ngành Kho bạc đã phối hợp chặt chẽ để thu thuế xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp ngoại tỉnh, thu một phần thuế xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp nội tỉnh trực tiếp ngay trong quá trình thanh toán cấp phát vốn xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN đảm bảo vừa nhanh chóng thuận tiện trong khâu thu nộp cho các đối tượng nộp, vừa tập trung được nhanh các nguồn thu này vào ngân sách và hạn chế được tình trạng trốn thuế trong hoạt động xây dựng trên địa bàn.

Các chính sách về thu của địa phương bên cạnh việc khai thác các nguồn thu đã có quan tâm đến cơng tác bồi dưỡng và tạo mới nguồn thu, gắn công tác thu với việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ theo định hướng Quy hoạch tổng thể tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua cịn có những vấn đề bất cập trong khâu chấp hành dự toán thu ngân sách ở địa phương trên những nội dung cụ thể như sau:

Bảng 4.3: tổng hợp thuế TNCN và thuế CTN-NQD

ĐVT: Tỷ đồng

(Nguồn: Dự toán và Báo cáo quyết toán NSNN của KBNN Lâm Đồng giai đoạn

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Thuế TNCN 235 232 309 332 406 399 446 553 551 675 1.947 2.190 Thuế CTN- NQD 1.547 1.103 1.608 1.104 1.427 1.224 1.512 1.344 1.703 1.520 7.797 6.296

57

Thứ nhất, Thất thu thuế cao tập trung vào thuế CTN-NQD, thuế TNCN. Thứ hai, thu từ thuế nhà đất còn thấp và chưa quản lý tốt, hàng năm thì thuế

nhà đất chiếm trung bình khoảng 16% trong thu nội địa và tỷ lệ thực hiện đối với khoản thu năm sau thấp hơn năm trước.

Thứ ba, thu ngân sách từ khu vực có vốn đầu tư nước ngồi cịn q thấp

trong cả giai đoạn 2014-2018 tổng thu từ khu vực này là 400 tỷ đồng, hàng năm chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 1,3% trên tổng thu nội địa, 1,2% trong tổng số thu trên địa bàn.

Thứ tư, các tài khoản tạm thu, tạm giữ thường xuyên phát sinh nhưng việc xử

lý để đưa vào ngân sách còn chậm. Nhiều cơ quan tham gia vào quá trình thu ngân sách như: cơ quan thuế thu ở các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, các khu vực xa xôi mà Kho bạc không trực tiếp thu được, các cơ quan được quyền thu phí lệ phí…do đó các khoản thu chưa tập trung nhanh chóng, kịp thời vào NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)