Vai trò thu ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 34 - 36)

3.1 Tổng quan về thu ngân sách nhà nước:

3.1.4 Vai trò thu ngân sách Nhà nước

Theo Lê Thị Mận (2010) để thực hiện được nhiệm vụ kinh tế, chính trị, và xã hội trong từng giai đoạn, địi hỏi nhà nước phải có một nguồn tài chính nhất định để chi tiêu cho các nhiệm vụ và các mục đích được xác định cụ thể. Vì vậy, NSNN có vai trị quan trọng trong việc huy động nguồn lực tài chính của xã hội để đảm bảo cho việc chi tiêu của Nhà nước.

NSNN là công cụ quan trọng để tiến hành tập trung các nguồn lực tài chính để bảo đảm các khoản chi theo nguyên tắc cân đối tài chính tích cực. Dùng để điều

23

chỉnh về mặt vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội, các hoạt động về phương diện kinh tế, tác động và điều chỉnh các hoạt động của xã hội (văn hóa, y tế, giáo dục…) tác động vào các thị trường giá cả (Nguyễn Đăng Dờn, 2009).

Trong lĩnh vực kinh tế, NSNN thực hiện việc định hướng tạo thành cơ cấu của nền kinh tế mới qua đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ngăn chặn tình trạng độc quyền. Với cơng cụ thuế, một mặt nhà nước tạo được nguồn thu, mặt khác nhà nước định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau, bằng mức thuế suất hợp lý, nhà nước có thể kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của các ngành, nghề hoặc mặt hàng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển cân đối. Nhà nước thực hiện chi ngân sách để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, sự phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế và các doanh nghiệp thuộc các ngành chủ đạo, then chốt. Bằng chính sách đầu tư đúng đắn, NSNN tác động đến việc chống độc quyền và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.

Về mặt xã hội, thông qua hoạt động thu chi NSNN thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua hệ thống thuế trực thu và gián thu, nhà nước một mặt huy động sự đóng góp thu nhập của các thành phần kinh tế và dân cư vào NSNN, mặt khác điều tiết thu nhập của họ, thu hẹp ranh giới giữa người giàu , người nghèo, thực hiện công bằng xã hội, thông qua hoạt động chi của nhà nước như trợ cấp xã hội cho người nghèo, chi các khoản phúc lợi…

Nền kinh tế thị trường với hoạt động của quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị, dễ dẫn đến sự mất cân đối cung cầu về hàng hóa, làm giá cả hàng hóa biến động, gây ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế và xã hội, do đó nhà nước phải can thiệp vào thị trường nhằm điều tiết cung cầu, ổn định giá cả.

Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, NSNN có thể tham gia các thị trường này, một mặt tạo nguồn tài chính cho ngân sách, mặt khác góp phần điều hịa lưu thơng tiền tệ, kiềm chế lạm phát.

24

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)