Đánh giá chỉ tiêu thu NSNN tại KBNN Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 75)

4.4.2.1 Chỉ tiêu thu đúng, thu đủ

- Từ năm 2014 đến nay, hệ thống KBNN đã thực hiện triển khai rất nhiều chương trình ứng dụng tin học, hỗ trợ cho quá trình tác nghiệp các nghiệp vụ của ngành. Trong công tác quản lý thu NSNN đã triển khai thành cơng chương trình hiện đại hóa thu nộp Ngân sách Nhà nước giữa cơ quan Thuế - Kho bạc Nhà nước - Hải quan - Tài chính gọi tắt là TCS.

- KBNN Lâm Đồng thực hiện tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu vào NSNN thông qua việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tài chính và cơ quan thuế.

64

Đối chiếu số liệu đảm bảo chính xác về thông tin khách hàng, MLNS, tỷ lệ điều tiết... với cơ quan thuế.

- Hàng năm KBNN Lâm Đồng tham gia với các cơ quan có liên quan để xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm, thực hiện nhiệm thu ngân sách, phân loại nguồn thu, đối tượng, địa bàn thu. Có phương thức thu phù hợp như bố trí địa điểm, con người để phục vụ việc thu nộp kịp thời kể cả trong các ngày lễ, ngày thứ bảy tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế không phải chờ đợi.

Bảng 4.7: tổng hợp so sánh tổng số thực hiện và dự toán thu NSNN giai đoạn 2014-2018 giai đoạn 2014-2018

ĐVT: tỷ đồng

STT Năm Dự toán (DT) Thực hiện (TH) % TH/DT

1 2014 6.000 5.477 91,3 2 2015 7.000 5.935 84,8 3 2016 6.800 7.279 107 4 2017 5.797 6.445 111 5 2018 6.750 7.223 107 Cộng

Nguồn: Dự toán và báo cáo thu của KBNN Lâm Đồng từ 2014-2018

- Phân tích bảng 4.7 so sánh tổng số thực hiện trong công tác quản lý thu NSNN qua KBNN với dự toán thu theo từng năm ta thấy:

+ Năm 2014 dự toán được giao là 6.000 tỷ đồng, tổng số đã thu nộp vào NSNN qua KBNN là 5.477 tỷ đồng, như vậy số hụt thu là 523 tỷ đồng tương đương thiếu hụt 8,7% so với kế hoạch được giao. Theo bảng 4.6 tổng hợp số thu theo loại hình thu NSNN qua KBNN, năm 2014 có tổng số 294.758 món chứng từ được xử lý thu nộp vào NSNN.

+ Năm 2015 dự toán được giao là 7.000 tỷ đồng, tổng số đã thu nộp vào NSNN qua KBNN là 5.935 tỷ đồng, như vậy số hụt thu là 1.065 tỷ đồng tương đương thiếu hụt 15,2 % so với kế hoạch được giao. Theo bảng 4.6 tổng hợp số thu theo loại hình thu NSNN qua KBNN, năm 2015 có tổng số 275.144 món chứng từ

65

+ Năm 2016 dự toán được giao là 6.800 tỷ đồng, tổng số đã thu nộp vào NSNN qua KBNN là 7.279 tỷ đồng, như vậy số vượt thu là 479 tỷ đồng tương đương vượt 7% so với kế hoạch được giao. Theo bảng 4.6 tổng hợp số thu theo loại hình thu NSNN qua KBNN, năm 2016 có tổng số 293.295 món chứng từ được xử lý thu nộp vào NSNN.

+ Năm 2017 dự toán được giao là 5.797 tỷ đồng, tổng số đã thu nộp vào NSNN qua KBNN là 6.445 tỷ đồng, như vậy số vượt thu là 648 tỷ đồng tương đương vượt 11% so với kế hoạch được giao. Theo bảng 4.6 tổng hợp số thu theo loại hình thu NSNN qua KBNN, năm 2017 có tổng số 325.658 món chứng từ được xử lý thu nộp vào NSNN.

+ Năm 2018 dự toán được giao là 6.750 tỷ đồng, tổng số đã thu nộp vào NSNN qua KBNN là 7.223tỷ đồng, như vậy số vượt thu là 473 tỷ đồng tương đương vượt 7% so với kế hoạch được giao. Theo bảng 4.6 tổng hợp số thu theo loại hình thu NSNN qua KBNN, năm 2018 có tổng số 319.625 món chứng từ được xử lý thu nộp vào NSNN.

Như vậy qua phân tích ta thấy: năm 2014, 2015 số dự tốn năm sau ln cao hơn năm trước tuy nhiên do tình thực kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và một loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn thua lỗ ảnh hưởng nhiều đến tình trạng thất thu của tỉnh Lâm Đồng.

Từ năm 2016-2018 tình hình kinh tế ổn định hơn do đó số món chứng từ tương đương với số lượt khách hàng nộp tiền vào NSNN qua KBNN hàng năm đều tăng; tổng số thu thực tế luôn vượt so với kế hoạch được giao. Công tác thu NSNN qua KBNN đảm bảo thu đúng, thu đủ theo kế hoạch được giao; theo báo cáo tổng kết hàng năm của KBNN Lâm Đồng, việc tổ chức thu NSNN qua KBNN đảm bảo an toàn tuyệt đối, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp tiền, qua 5 năm với hơn 1.500 nghìn lượt khách hàng nộp tiền vào NSNN qua KBNN khơng có đơn thư khiếu nại của khách hàng phản ánh phải giải quyết.

Với chức năng, nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN KBNN Lâm Đồng đã góp phần thực hiện tốt đường lối, chính sách phát triển kinh tế do Tỉnh ủy, UBND đề ra, góp

66

ngày càng hồn thiện, là cơng cụ đắc lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, qua đó từng bước khẳng định vị trí,vai trị của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những thuận lợi Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng đã đạt được trong những năm qua thì vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn, hạn chế. Tuy nhiên với sự cố gắng và nỗ lực của cán bộ cơng chức trong tồn ngành đã đạt được một số thành tích nhất định do cải tiến quy trình thu trực tiếp qua KBNN, cải tiến chế độ kế toán thu (về thủ tục hạch toán) áp dụng tin học trong việc tổng hợp số thu, triệt để khai thác thu bằng tiền mặt và kết hợp với các ngân hàng thương mại thực hiện ủy nhiệm thu, điều tiết tiền mặt nên việc thu NSNN các cấp đạt được kết quả đáng kể.

4.4.2.2 Chỉ tiêu thu kịp thời:

- Từ năm Ngân sách 2014-2016 thực hiện thu NSNN theo quy trình thu mới quy định tại Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008, về hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Từ năm 2017 đến nay KBNNN thực hiện theo quy trình thu NSNN tại thông tư 328/2016/TT- BTC ngày 26/12/2016 về hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN. Song song đó, Bộ Tài chính triển khai quy trình quản lý thu NSNN theo đề án: hiện đại hóa thu nộp NSNN giữa cơ quan Thuế - KBNN - Hải quan - Tài chính. Đây là một đề án quản lý thu Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước quy định các quy trình, thủ tục thu, nộp tiền thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, hỗ trợ công tác kế toán thu ngân sách; thống nhất dữ liệu số thu về thuế của từng người nộp tiền giữa các cơ quan Thuế - KBNN - Hải quan - Tài chính; hỗ trợ việc theo dõi tình trạng thu, nộp tiền thuế, đảm bảo xác định nợ thuế kịp thời, chính xác.

- Thu kịp thời về mặt thời gian, xử lý nhanh các khoản tiền nộp vào NSNN. Tổ chức các điểm thu thuận lợi, an tồn, niêm yết cơng khai thủ tục quy trình, hướng dẫn chu đáo, tạo điều kiện để người nộp tiền nộp nhanh, kịp thời các khoản thu vào NSNN. Cùng với việc triển khai thực hiện chương trình, KBNN Lâm Đồng đã bố trí sắp xếp lại đội ngũ để thực hiện tốt chương trình nhằm thực hiện tốt việc tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN.

67

Bảng 4.8: Tổng hợp số liệu thu NSNN 2014- 2018 theo cấp NSNN Đvt: Tỷ đồng Đvt: Tỷ đồng

(Nguồn: báo cáo thu NSNN qua KBNN Lâm Đồng 2014-2018)

- Từ năm 2014 đến hết năm 2018 với việc xử lý và hạch tốn tổng số 1.508.480 món chứng từ, với số tiền là 32.359 tỷ đồng vào NSNN, phân chia cho các cấp NS chính xác, kịp thời góp phần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương điều hành tốt việc sử dụng Ngân sách .

- Với mục tiêu thu đúng, thu đủ, kịp thời mọi khoản thu để đảm bảo công tác chi NSNN của địa phương KBNN đã khẳng định được vai trị của mình. Nếu như trước đây hệ thống KBNN chưa được thành lập, Thuế và Ngân hàng thực hiện công tác thu NSNN, cơ quan Thuế thu tiền mặt trực tiếp, Ngân hàng thực hiện chuyển khoản. Trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao, chưa tập trung nhanh mọi khoản thu vào NSNN. Để thực hiện đảm bảo công tác chi do thu không đủ bù chi Nhà nước thực hiện can thiệp, thu hút vốn nhàn rỗi trong mỗi cá nhân thơng qua hình thức phát hành tiền, vay nợ trong dân. Từ khi thành lập KBNN với nhiệm vụ quản lý ngân quỹ, thực hiện thu NSNN đã từng bước thực hiện khắc phục được nhiều hạn chế, tập trung nhanh và đầy đủ mọi khoản thu vào NSNN. 4.5 Tình hình quyết tốn thu ngân sách nhà nước

Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của quy trình NSNN, là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện thu NSNN năm trước. Số liệu quyết toán, các nội dung thu

STT CHỈ TIÊU NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018

1 NS trung ương được hưởng 184 160 426 807 844

2 NS tỉnh được hưởng 3.329 3.746 4.579 2.850 3.284

3 NS thành huyện được hưởng 1.728 1.710 1.906 2.638 2.914

4 NS xã được hưởng 236 319 368 150 181

68

các cấp đánh giá lại công tác thu và cũng để cho người dân biết về việc đóng góp hàng năm của họ vào ngân sách là bao nhiêu và cũng là cơ sở tham khảo cho lập dự toán các năm tiếp theo. Hiện nay, quyết toán ngân sách được thực hiện theo Thơng tư số 108/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 18/11/2008 về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Đối với quyết toán thu ngân sách tại địa phương, cuối năm ngân sách cơ quan thu và Kho bạc Nhà nước đối chiếu số liệu thu thuế trong năm và giải quyết những tồn tại trong thu tổ chức thu như hoàn trả các khoản thuế, truy thu các khoản thu chưa thực hiện, xử lý các khoản tạm thu tạm giữ. Cơ quan thu phải lập báo cáo quyết toán thu gửi cơ quan thu cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp báo cáo quyết tốn NSNN. Cơ quan tài chính, trên cơ sở báo cáo quyết toán của cơ quan thu, lập báo cáo quyết toán thu gửi UBND đồng cấp và gửi cơ quan tài chính cấp trên; đồng thời UBND trình HĐND phê chuẩn. Sau khi báo cáo được HĐND phê chuẩn, UBND gửi báo cáo bổ sung quyết tốn ngân sách cho cơ quan tài chính cấp trên.

Trong cơng tác quyết tốn thu NSNN tại KBNN Lâm Đồng đã thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về quy trình, thu tục tuy nhiên trong triển khai thực hiện vẫn còn những nội dung tồn tại cụ thể:

Thứ nhất, ý nghĩa quyết toán ngân sách đang bị xem nhẹ chỉ mới đơn thuần

tổng hợp các khoản thu ngân sách của một năm. Việc quyết toán nếu vượt kế hoạch đều được đánh giá là thực hiện dự tốn tốt nhưng chưa có đánh giá lại nguyên nhân chênh lệch giữa dự toán và số thực thu.

Thứ hai, số liệu về quyết toán thu ngân sách chưa được đánh giá một cách

toàn diện và chưa được làm căn cứ để lập kế hoạch của năm tiếp theo. Việc đánh giá các số liệu quyết tốn cịn sơ sài, chưa đánh giá vào các nội dung thu, chỉ ra các nguyên nhân tăng, giảm thu, chưa đánh giá được cơ cấu thu ngân sách đối với các nội dung thu có phù hợp hay khơng. Từ việc đánh giá chưa thực sự sâu sát dẫn đến việc chỉ ra các bất cập trong tổ chức quản lý thu chưa được cụ thể để có giải pháp cho các năm tiếp theo thực hiện tốt hơn.

69

Thứ ba, công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán của HĐND các cấp chưa

thực sự tốt do: số liệu cịn phụ thuộc vào số liệu do UBND trình lên, HĐND khơng tham gia vào các khâu của cơng tác quyết tốn nên nắm bắt chưa cụ thể các nội dung trong báo cáo quyết toán, năng lực về tài chính ngân sách của các đại biểu HĐND chưa cao do đó quyết tốn thường được phê duyệt ngay khi trình lên mà khơng có điều chỉnh.

Thứ tư, chưa công khai quyết toán thu hàng năm cho người dân biết được

hàng năm họ đã thực hiện nộp vào ngân sách bao nhiêu, các nội dung đóng góp vào ngân sách là gì để người dân biết, có ý thức thực hiện, có những phản hồi đối với chính quyền địa phương cơ quan quản lý về thu ngân sách.

4.6 Hạn chế trong quản lý thu NSNN qua KBNN Lâm Đồng

Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý thu NSNN của KBNN Lâm Đồng trong giai đoạn 2014- 2018 cịn có nhiều hạn chế cụ thể đó là:

- Một là, một số KTV làm cơng tác thu NSNN cịn hạn chế về chuyên môn,

nghiệp vụ, chưa nghiên cứu sâu, kỹ văn bản chế độ vì vậy khi thực hiện nhiệm vụ cịn để xảy ra sai sót về hạch tốn MLNS, tỷ lệ điều tiết...; Khả năng tiếp cận, khai thác các ứng dụng CNTT còn hạn chế, thao tác chậm dẫn đến xử lý chứng từ nộp tiền vào NSNN chưa kịp thời.

- Hai là, trong quá trình thực hiện việc hạch toán, điều tiết các khoản thu

NSNN theo quy định có nhiều nội dung cần theo dõi và các quy trình xử lý chẳng hạn như: hạch toán trên TCS, giao diện sang TABMIS để chương trình này ghi nhận số thu vào NSNN theo tỷ lệ phân chia cho các cấp NS được hưởng. Tuy vậy quá trình khai báo các tham số, dữ liệu vào TABMIS lại thuộc thẩm quyền của KBNN cấp trên, do vậy KBNN ở các địa phương thiếu tính chủ động trong công việc.

+ Trong TABMIS, thực hiện hạch toán, phân chia các khoản thu theo tỷ lệ được hưởng cho các cấp ngân sách, nên xây dựng cơ chế để chương trình tự động thực hiện cơng việc này.

70

quan trọng của quản lý thu NSNN qua KBNN, như vậy cơng việc này địi hỏi cần có sự linh hoạt và chủ động của KBNN tỉnh, huyện và thành phố.

- Ba là, khi thực hiện thu NSNN, đối với những chứng từ thu sai nội dung

(như: mục lục NSNN, người nộp thuế,..), Kho bạc hạch toán vào mục tạm thu chưa đưa vào trong cân đối, sau đó gửi yêu cầu cho cơ quan Thuế, cơ quan thu tra soát, xử lý. Sau khi có kết quả trả lời, xác nhận của các cơ quan này thì Kho bạc sẽ hạch toán chuyển vào thu NSNN. Công tác này hiện nay đang có những bất cập: đó là việc tra sốt xử lý các khoản tạm thu chưa đưa vào cân đối NS còn chậm, việc liên hệ để thực hiện điều chỉnh các khoản thu vào NS giữa KBNN - cơ quan thu - người nộp thuế chưa kịp thời, mất thời gian và nhiều thủ tục phiền hà cho người nộp tiền.

- Bốn là, Một số khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% ( như tiền

thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với giấy phép do UBND tỉnh cấp; Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khống sản cịn lại theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ...) chưa quy định rõ là cấp ngân sách nào được hưởng, tỷ lệ là bao nhiêu ?

- Năm là: trong công tác phối hợp thu:

+ Việc đối chiếu số liệu cuối ngày trên chương trình TCS và thanh toán song phương điện tử chưa cao. Một số ngân hàng cịn thụ động trong cơng tác đối chiếu cuối ngày, hoặc không gửi đối chiếu kịp thời, làm ảnh hưởng đến số thu trong ngày khơng được quyết tốn kịp thời.

+ Ngân hàng chưa kiểm soát chặt chẽ số thu thuế từ dịch vụ nộp thuế điện tử của khách hàng qua hệ thống ngân hàng trước khi truyền dữ liệu sang KBNN do vậy đơi khi cịn nhập sai một số thông tin thu NSNN như: sai MLNS, sai số tiền, người nộp thuế, sai mã cơ quan thu, sai mã địa bàn thu. Một số khách hàng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)