3.1 Tổng quan về thu ngân sách nhà nước:
3.1.3 Cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước
Theo Điều 4, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Theo Lê Thị Mận (2010), thu NSNN được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và để đáp ứng yêu cầu quản lý, phân tích, đánh giá các nguồn thu của ngân sách cần phải phân loại thu NSNN. Thu NSNN có thể thực hiện theo nhiều tiêu thức khác nhau (tính chất sở hữu, nội dung kinh tế, hình thức động viên,...) và tùy theo mục đích nghiên cứu để chọn tiêu thức phân loại thích hợp.
GDP là chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế thị trường, để đánh giá sự phát triển KT-XH, sự tăng trưởng GDP là kết quả lao động sản xuất trong nước, là sự đóng góp cơng sức của tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy, phân loại các khoản thu NSNN theo nội dung kinh tế là cần thiết, phản ánh sự đóng góp của các thành phần kinh tế, mối quan hệ giữa thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Theo nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN được chia thành các nhóm sau:
21
- Thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế (lệ phí hoặc phí):
+ Thuế là các khoản đóng góp bắt buộc của nhân dân vào NSNN. Thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, mặt khác thuế cịn được coi là cơng cụ không thể thiếu trong điều tiết nền kinh tế. Bằng công cụ thuế, nhà nước có thể thúc đẩy hay hạn chế tích lũy vốn của các chủ thể trong xã hội, từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển hay kìm hãm nền kinh tế. Thuế là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của NSNN. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế cũng là thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân , tổ chức đối với đất nước. Theo quy định của pháp luật, để đảm bảo các nguồn thu thuế của nhà nước được thực hiện đầy đủ, công bằng và hợp lý, thì hệ thống thuế phải tuân thủ các nguyên tắc ổn định, công bằng, rõ ràng, chắc chắn và phù hợp với luật pháp quốc tế.
+ Lệ phí là các khoản thu của NSNN do nhà nước quy định đối với các tổ chức, cá nhân được nhà nước phục vụ công việc quản lý hành chính theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật. Tại Việt Nam hiện nay, nhà nước quy định rất nhiều loại lệ phí gồm lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật, lệ phí cơng chứng nhà nước, lệ phí tịa án,... Các khoản lệ phí vừa mang tính chất là giá mà các thể nhân và pháp nhân trả trực tiếp về các dịch vụ hành chính do các cơ quan nhà nước cung cấp, vừa mang tính chất phân phối lại thu nhập để tăng nguồn thu cho ngân sách. Các khoản lệ phí thường do các cơ quan hành chính ban hành theo sự phân cấp của nhà nước
+ Phí là các khoản thu của NSNN, do nhà nước quy định nhằm bù đắp một phần chi phí nhà nước đã đầu tư phục vụ cho các tổ chức, cá nhân. Hiện nay nhà nước quy định rất nhiều khoản phí như phí giao thơng, cầu đường, sử dụng đất cơng, bến bãi, viện phí tại bệnh viện cơng, học phí trường cơng…Tất cả khoản phí trên đều thuộc nhà nước quản lý. Tùy theo tính chất của các loại phí mà nhà nước phân cấp cho các ngành, các địa phương ban hành và thực hiện thu.
22
+ Thu từ lợi tức cổ phần của nhà nước: nhà nước có sở hữu vốn cổ phần trong các công ty cổ phần trong nước hoặc nước ngoài, nhà nước sẽ được chia cổ tức theo tỷ lệ vốn góp. Thu từ lợi tức cổ phần của nhà nước là khoản thu rất quan trọng trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
+ Thu bán hoặc cho thuê tài sản của nhà nước (nhà máy, cơng trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng,…); thu bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên (đất, tài nguyên, vùng biển, vùng trời,…)
- Vay nợ của Chính phủ:
+ Vay trong nước là từ phát hành công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật.
+ Vay nước ngoài: để tăng thêm nguồn lực cho NSNN đồng thời từng bước tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế, Chính phủ có thể thực hiện vay nợ nước ngoài bằng các phương thức như phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngồi, vay ODA, hỗ trợ phát triển chính thức, các khoản vay nước ngồi khác của chính phủ.
Trong các nguồn thu của NSNN thì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cách hình thành nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu công cộng. NSNN được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công cộng. Trong tất cả các nguồn thu, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu NSNN.