Kinh nghiệm về quản lý thu NSNN ở một số tỉnh trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 50)

3.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước

3.5.2 Kinh nghiệm về quản lý thu NSNN ở một số tỉnh trong nước

3.5.2.1 Kinh nghiệm quản lý thu NSNN tại Quảng Ninh

Theo thời báo tài chính (2018), Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Năm 2018, tính đến ngày 31/12, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt trên 40.500 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa đạt trên 30.500 tỷ đồng, vượt

4. Mikesell JL and Ross JM (2014), State Revenue Forecasts and Political

Acceptance:The Value of Consensus Forecasting in the Budget Process, Public Administration Review: 188-203

39

mức dự tốn HĐND tỉnh giao và đứng thứ 4 tồn quốc. Thu xuất nhập khẩu đạt trên 10.008 tỷ đồng. Đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách với con số rất ấn tượng 40.500 tỷ đồng. Đây là sự nỗ lực của cả tỉnh Quảng Ninh, trong đó có các đơn vị trong khối tài chính.

Đặt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, đây là kết quả đáng phấn khởi, thể hiện sự chỉ đạo sát sao của tỉnh Quảng Ninh, sự nỗ lực phối hợp giữa các ngành, đặc biệt là các đơn vị trong khối tài chính và tinh thần quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Các ngành Thuế, Kho Bạc và Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp trọng tâm, được triển khai đồng bộ để đạt được số thu cao nhất từ xây dựng, giao kế hoạch thu chi tiết theo từng tháng, quý; tăng cường cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp phát triển ổn định, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước.

Trong ngày cuối cùng của năm, mặc dù là ngày nghỉ nhưng các đơn vị trong khối tài chính như cục Thuế, Kho bạc và Hải quan tỉnh Quảng Ninh vẫn nỗ lực làm việc để tất tốn, hồn thiện các hồ sơ, thủ tục, quyết tốn thu chi ngân sách.

Năm 2018, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 11/11 chỉ tiêu chủ yếu. Đặc biệt, với việc thực hiện thắng lợi chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước, nhất là thu nội địa đứng thứ 4 toàn quốc đã thể hiện rõ nội lực của nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh trong năm qua đã có sự bứt phá.

Với dự toán thu ngân sách năm 2019 phấn đấu không thấp hơn 41.500 tỷ đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị trong khối Tài chính phải nỗ lực hơn nữa, tập trung rà sốt, đơn đốc các khoản thu: thuế, phí, thu ngồi ngồi quốc doanh, hộ kinh doanh nhất là ở các lĩnh vực dịch vụ, du lịch.

Xây dựng chuyên đề kiểm soát doanh thu ở lĩnh vực này; có cơ chế giám sát thường xuyên, định kỳ hàng tháng, hàng quý; thu đúng, thu đủ các khoản thu. Cùng

40

với đó, cải cách thủ tục hành chính, thu hút thêm doanh nghiệp mới tham gia xuất nhập khẩu qua địa bàn5.

3.5.2.2 Kinh nghiệm quản lý thu NSNN tại một số tỉnh khác như:

Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN trên địa bàn tỉnh Long An. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 2000-2013. Tác giả áp dụng phương pháp định lượng kết hợp với thống kê mô tả và đã nghiên cứu các biến tác động đến nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh Long An như tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng trưởng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, tăng trưởng dân số trung bình, tăng trưởng chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN.

Nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2015) còn cho thấy yếu tố tăng trưởng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn có tác động cùng chiều và ảnh hưởng đáng kể đến tăng thu NSNN trên địa bàn, các yếu tố như tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tăng trưởng giá trị sản xuất nơng nghiệp, tăng trưởng dân số trung bình và tăng trưởng chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN khơng có tác động đến tăng thu ngân sách của địa phương.6

Nguyễn Thị Thanh Mai (2017) nghiên cứu về hoàn thiện quản lý nhà nước về cơng tác thu chi NSNN thành phố Hải Phịng thì thu NSĐP chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan, nhưng chủ yếu là các nhân tố như: chính sách pháp luật về thu và phân cấp quản lý thu NS; tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên; tỷ suất lợi nhuận; mức độ trang trải các khoản chi phí của chính quyền địa phương; thu nhập GDP bình quân đầu người; tổ chức bộ máy thu; trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên trong bộ máy thu; đối tượng nộp; kiểm tra, giám sát và chế tài xử phạt.7

5. http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2018-12-31/quang-

ninh-thu-noi-dia-dung-thu-4-toan-quoc-66140.aspx

6. Trần Văn Vũ (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước trên địa

bàn tỉnh Long An, Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí

Minh.

41

Nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Luân Vũ (2017) nghiên cứu xem xét 6 yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long như GDP bình quân đầu người, mở cửa thương mại, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tác động đến thu NSNN các tỉnh ven biển đồng bằng sơng Cửu Long là GDP bình qn đầu người, tỷ lệ thâm hụt ngân sách, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm. Yếu tố mở cửa thương mại không tác động đến thu ngân sách Nhà nước các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, khác với kỳ vọng từ lý thuyết và kết quả các nghiên cứu liên quan trước đây.8

3.5.3 Kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng cho KBNN Lâm Đồng trong cơng tác quản lý thu NSNN

Từ các nghiên cứu về quản lý thu NSNN ở một số nước trên thế giới và của Quảng Ninh, Hải Phịng, Long An và các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long tác giả rút ra một số vấn đề tham khảo trong quản lý thu NSNN tại KBNN Lâm Đồng như sau:

Thứ nhất là, Quyết liệt ngay từ công tác chỉ đạo, quản lý thu của các cấp, đặc

biệt người đứng đầu cần cương quyết và có những biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Điều hành linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Thứ hai là, Hướng đến thu bền vững, khai thác tối đa nguồn lực của địa

phương. Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp bởi đây chính là đối tượng cần được quan tâm nhiều nhất và là nguồn thu mang tính bền vững, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ ba là, Tăng cường tính chủ động cho địa phương trong các khoản thu

thuế bằng cách cho địa phương có thể quy định mức thuế suất giao động theo một ương trực thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư.

8. Nguyễn Luân Vũ (2017), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà

nước nghiên cứu trường hợp các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn

42

tỷ lệ nhất định so với chuẩn thuế của Nhà nước. Giao nhiệm vụ và quy trách nhiệm cao đối với cán bộ làm công tác thu ngân sách bằng cách quy định trách nhiệm cụ thể đối với khoản thu được giao chưa thu được trong thời hạn quy định. Xem đối tượng nộp thuế như một khách hàng để có chính sách phục vụ tốt cho đối tượng nộp ngân sách.

Thứ tư là, Hiện đại hóa cơng tác thu ngân sách qua KBNN, kê khai thuế và

nộp thuế điện tử để quản lý chặt chẽ, thuận tiện hơn. Giảm thời gian cho cá nhân, doanh nghiệp trong việc khai thuế và nộp thuế.

Thứ năm là, Nâng cao chất lượng cơng tác quyết tốn ngân sách với việc nâng

cao chất lượng và định kỳ hàng năm tổ chức kiểm toán trước quyết tốn. Nâng cao tính pháp lý của dự tốn và quyết tốn NSNN bằng cách quy định Nghị quyết phê chuẩn dự toán, quyết toán NSNN của Quốc hội hàng năm được nâng lên thành Luật.

43

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014-2018

4.1 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN tại KBNN Lâm Đồng từ năm 2014- 2018 năm 2014- 2018

4.1.1 Cơng tác lập dự tốn thu ngân sách nhà nước 4.1.1.1 Các căn cứ lập dự toán thu ngân sách hàng năm

Trong giai đoạn 2014 - 2016 quy trình lập dự tốn thu NSNN đã được thực hiện theo các quy định của Luật NSNN ngày 16 tháng 12 năm 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP về Quy định và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 60, Quyết định của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi NSNN hàng năm, Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT-XH và các văn bản khác làm căn cứ lập dự toán thu hàng năm. Giai đoạn 2017-2020 quy trình lập dự tốn thu NSNN đã được thực hiện theo các quy định của Luật NSNN ngày 25 tháng 06 năm 2015.

Cơ sở phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách ở Lâm Đồng từ 2014-2018 được phân chia theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 2014-2016 thực hiện theo Nghị quyết số 157/2010/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu thời kỳ ổn định 2011-2015.

- Giai đoạn 2017-2018 thực hiện theo Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu thời kỳ ổn định 2017-2020.

 Công tác phân cấp còn một số hạn chế:

Quy định về phân cấp nguồn thu được áp dụng chung cho tất cả các địa phương trên địa bàn trong khi trình độ phát triển KT-XH cũng như đặc thù của mỗi địa phương là khác nhau. Vì vậy, áp dụng quy định theo nghị quyết 21/2016/NQ- HĐND là chưa đảm bảo được yêu cầu cho từng địa phương cụ thể, có địa phương

44

thiếu nguồn thu, có địa phương có nguồn thu dồi dào trong khi ngân sách của toàn tỉnh vẫn chưa đảm bảo nhiệm vụ chi hàng năm.

Quy định về phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia nguồn thu cịn có một số khoản thu có quy định phức tạp vừa thực hiện phân cấp theo sắc thuế, vừa phân loại theo đối tượng nộp, theo địa bàn gây khó khăn trong quản lý như: thuế GTGT, thuế môn bài thu từ cá nhân và hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân (theo bảng 4.1):

Phân cấp thu ngân sách chưa đảm bảo số thu ngân sách hàng năm của ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã đủ lớn để chủ động nguồn ngân sách cho chi tiêu hàng năm cũng như khuyến khích các địa phương trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách.

Để lập dự toán ngân sách được sát thực, tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo cơng tác lập dự tốn thu ngân sách trên cơ sở số thực hiện thu ngân sách Nhà nước năm đó đối với các nguồn thu được phân cấp cộng khả năng tăng thu theo mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Nhìn chung cơng tác lập dự tốn hàng năm đã đi vào ổn định, và nề nếp, các nguồn thu tương đối ổn định.

Trường hợp đặc biệt trong thời kỳ ổn định ngân sách, nếu có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động làm ngân sách các địa phương tăng thu lớn thì

phải nộp về ngân sách cấp trên số tăng thu đó.

4.1.1.2 Quy trình giao dự tốn thu ngân sách trên địa bàn

Thực tế việc lập, giao dự toán tại tỉnh đã tuân thủ đúng các quy định của nhà nước về lập dự toán hàng năm. Kết quả của quá trình này là bản dự toán hàng năm và quyết định giao dự toán cho các đơn vị, các địa phương. Cụ thể trong q trình lập dự tốn thu hàng năm đã thực hiện đảm bảo từng nội dung từ thông báo số kiểm tra, thảo luận và lập dự toán đến việc giao dự tốn thu chính thức cho các đơn vị trực tiếp thực hiện.

Khi nhận được số thông báo số kiểm tra về thu ngân sách hàng năm, Cục thuế, Chi cục Hải quan, các đơn vị khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách, UBND

45

các cấp thông báo số kiểm tra thu ngân sách cho cấp dưới trực thuộc làm cơ sở cho lập dự toán thu ngân sách.

Trong nội dung lập dự toán thu ngân sách, các đơn vị liên quan đã thực hiện nghiêm túc đảm bảo yêu cầu lập dự tốn, trong đó:

- Các doanh nghiệp phải tính tốn, dự kiến số tiền thuế GTGT, phí, các khoản phải nộp khác…sau đó gửi cho cơ quan thuế, hải quan , các cơ quan thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.

- Các cơ quan thuế có trách nhiệm lập dự tốn thu NSNN, tính tốn các nguồn thu tại địa bàn của mình, sau đó gửi về cho cơ quan thuế cấp trên, UBND, cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp để có cơ sở xây dựng dự tốn của địa phương.

- Chi cục Hải quan lập dự toán thu từ XNK thuộc phạm vi quản lý của mình gửi Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư.

- UBND cấp nào thì lập dự tốn thu NSNN của cấp đó và trên địa bàn của mình quản lý.

- Các đơn vị khác có thẩm quyền cũng có trách nhiệm lập dự tốn thu NSNN trên phạm vi quản lý của mình và gửi cho cơ quan tài chính đồng cấp.

- Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp tồn bộ dự tốn của các đơn vị lập lên như của Thuế, Hải quan, dự toán thu NSNN của tỉnh, huyện… báo cáo cho UBND tỉnh để UBND tỉnh trình cho Ban thường trực của Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt và gửi trung ương để lập dự toán NSNN tổng hợp của cả nước.

-Hàng năm, sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán NSNN, UBND tỉnh sẽ có quyết định về việc giao dự toán NSNN cụ thể cho các đơn vị ở các cấp tỉnh, huyện để thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.

Theo số liệu dự toán thu ngân sách tại 4.1 cho thấy:

- Năm 2014 thực hiện 5.477 tỷ đồng, đạt 91,28% dự toán năm, tăng 12,6% so với thực hiện năm 2013; trong đó thuế, phí thực hiện 3.165 tỷ đồng, đạt 98,9% dự toán, tăng 23,1% so với năm 2013.

46

- Năm 2015 thực hiện 5.935 tỷ đồng, đạt 84,8% dự toán năm, tăng 8,3% so với thực hiện năm 2014; trong đó thuế, phí thực hiện 3.023 tỷ đồng, đạt 79,5 % dự toán, giảm 4,5 % so với năm 2014.

- Năm 2016 thực hiện 7.279 tỷ đồng, đạt 107,05% dự toán năm, tăng 22,65% so với thực hiện năm 2015; trong đó thuế, phí thực hiện 3.382 tỷ đồng, đạt 92,66 % dự toán, tăng 11,9 % so với năm 2015.

- Năm 2017 thực hiện 6.445 tỷ đồng, đạt 111,2% dự toán năm, giảm 11,5 % so với thực hiện năm 2016; trong đó thuế, phí thực hiện 3.885 tỷ đồng, đạt 102 %

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)