Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu NSNN qua KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 37 - 38)

3.3.1 Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân trên đầu người phản ánh sự phát triển, tăng trưởng của các địa phương. Mức thu nhập bình quân đầu người càng cao thì khả năng tiêu dùng của dân chúng được bảo đảm, đồng thời người dân cũng có điều kiện tiết kiệm để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, phát triển và ngược lại.

3.3.2 Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế

Trong nền kinh tế tỷ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế theo hướng tỷ lệ thuận, có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận càng cao phản ánh hiệu quả đầu tư càng lớn và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận cao, nguồn tài chính lớn mới có khả năng để quyết định đến việc nâng cao tỷ lệ động viên của NSNN.

Dựa vào tỷ suất lợi nhuận để xác định mức độ động viên vào NSNN sẽ tránh được việc các chính sách, các quy định về thu nộp ngân sách gây khó khăn về tài chính cho hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế.

3.3.3 Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước

Thu NSNN là với mục đích là để trang trải các khoản chi phí về NSNN của địa phương đó. Nếu mức chi tiêu càng cao phải sử dụng biện pháp nâng tỷ lệ động viên vào NSNN. Nếu bổ sung từ ngân sách cấp trên, các nguồn tài trợ khác không tăng để thực hiện cho việc chi trả các khoản chi phí trong quản lý hành chính thì tăng mức độ chi phí sẽ buộc thu NSNN cũng phải tăng lên. Tuy nhiên, biện pháp

26

sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thu NSNN trong tương lai do tốc độ tăng trưởng phát triển chậm lại. Do đó, các nhà lãnh đạo phải xây dựng, hoạch định chính sách, định hướng phát triển KT-XH phù hợp với đặc điểm của từng địa phương để có thể đạt hiệu quả tốt nhất, giải quyết hài hòa giữa thu và chi NSNN.

3.3.4 Tổ chức bộ máy thu nộp

Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu, do vậy trong hoạt động thu cần phải: tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả, chống được thất thu do trốn, lậu thuế góp phần tích cực tăng hiệu quả thu NSNN. Trong tổ chức thu nộp ngân sách phải đảm bảo bao quát toàn bộ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, thu theo luật định, thu ngân sách nhiều nhất, chi phí thu ít nhất.

Ngồi các nhân tố trên có nhiều nhân tố khác có ảnh hưởng đến thu NSNN đó là: các điều kiện tự nhiên về tài nguyên và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên, tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư của nền kinh tế, tính ổn định của hệ thống chính trị, các chính sách thu của Nhà nước và hệ thống luật pháp...

Trong từng giai đoạn cụ thể, Nhà nước cần phải có sự phân tích, đánh giá cụ thể các nhân tố tác động đến thu ngân sách để có một chính sách thu đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của KT-XH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)