Hạn chế trong quản lý thu NSNN qua KBNN Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 81 - 83)

Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý thu NSNN của KBNN Lâm Đồng trong giai đoạn 2014- 2018 cịn có nhiều hạn chế cụ thể đó là:

- Một là, một số KTV làm cơng tác thu NSNN cịn hạn chế về chuyên môn,

nghiệp vụ, chưa nghiên cứu sâu, kỹ văn bản chế độ vì vậy khi thực hiện nhiệm vụ cịn để xảy ra sai sót về hạch tốn MLNS, tỷ lệ điều tiết...; Khả năng tiếp cận, khai thác các ứng dụng CNTT còn hạn chế, thao tác chậm dẫn đến xử lý chứng từ nộp tiền vào NSNN chưa kịp thời.

- Hai là, trong quá trình thực hiện việc hạch toán, điều tiết các khoản thu

NSNN theo quy định có nhiều nội dung cần theo dõi và các quy trình xử lý chẳng hạn như: hạch toán trên TCS, giao diện sang TABMIS để chương trình này ghi nhận số thu vào NSNN theo tỷ lệ phân chia cho các cấp NS được hưởng. Tuy vậy quá trình khai báo các tham số, dữ liệu vào TABMIS lại thuộc thẩm quyền của KBNN cấp trên, do vậy KBNN ở các địa phương thiếu tính chủ động trong công việc.

+ Trong TABMIS, thực hiện hạch toán, phân chia các khoản thu theo tỷ lệ được hưởng cho các cấp ngân sách, nên xây dựng cơ chế để chương trình tự động thực hiện cơng việc này.

70

quan trọng của quản lý thu NSNN qua KBNN, như vậy cơng việc này địi hỏi cần có sự linh hoạt và chủ động của KBNN tỉnh, huyện và thành phố.

- Ba là, khi thực hiện thu NSNN, đối với những chứng từ thu sai nội dung

(như: mục lục NSNN, người nộp thuế,..), Kho bạc hạch toán vào mục tạm thu chưa đưa vào trong cân đối, sau đó gửi yêu cầu cho cơ quan Thuế, cơ quan thu tra soát, xử lý. Sau khi có kết quả trả lời, xác nhận của các cơ quan này thì Kho bạc sẽ hạch tốn chuyển vào thu NSNN. Công tác này hiện nay đang có những bất cập: đó là việc tra soát xử lý các khoản tạm thu chưa đưa vào cân đối NS còn chậm, việc liên hệ để thực hiện điều chỉnh các khoản thu vào NS giữa KBNN - cơ quan thu - người nộp thuế chưa kịp thời, mất thời gian và nhiều thủ tục phiền hà cho người nộp tiền.

- Bốn là, Một số khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% ( như tiền

thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với giấy phép do UBND tỉnh cấp; Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khống sản cịn lại theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ...) chưa quy định rõ là cấp ngân sách nào được hưởng, tỷ lệ là bao nhiêu ?

- Năm là: trong công tác phối hợp thu:

+ Việc đối chiếu số liệu cuối ngày trên chương trình TCS và thanh toán song phương điện tử chưa cao. Một số ngân hàng cịn thụ động trong cơng tác đối chiếu cuối ngày, hoặc không gửi đối chiếu kịp thời, làm ảnh hưởng đến số thu trong ngày khơng được quyết tốn kịp thời.

+ Ngân hàng chưa kiểm soát chặt chẽ số thu thuế từ dịch vụ nộp thuế điện tử của khách hàng qua hệ thống ngân hàng trước khi truyền dữ liệu sang KBNN do vậy đơi khi cịn nhập sai một số thông tin thu NSNN như: sai MLNS, sai số tiền, người nộp thuế, sai mã cơ quan thu, sai mã địa bàn thu. Một số khách hàng nhận thức chưa cao về nghĩa vụ nộp thuế của mình, dẫn đến những khoản thu thiếu thơng tin nộp thuế là điều không thể tránh khỏi.

+ Việc nhập phạt cuối ngày từ bảng kê thu phạt của một số ngân hàng thương mại thực hiện còn thủ cơng, chưa được điện tử hóa. Việc nhập thủ cơng gây mất thời gian và dễ dẫn đến sai sót.

71

+ Vẫn cịn trường hợp các Ngân hàng thương mại thu phí chuyển tiền đối với các khoản thu NSNN, phí, lệ phí và các khoản thu khác.

- Sáu là, Hiện nay mỗi NNT chỉ được cơ quan thuế cấp một mã chương duy

nhất theo ngành nghề kinh doanh chính của NNT. Vì vậy, khi thực hiện nghĩa vụ với NSNN, mặc dù có những NNT phát sinh nhiều khoản phải nộp thuộc các ngành nghề kinh doanh khác nhau song KBNN vẫn chỉ hạch toán được vào chung một mã chương. Điều này làm cho số liệu báo cáo thu NSNN theo nội dung kinh tế khơng được hồn tồn chính xác và việc đối chiếu báo cáo thu giữa KBNN, cơ quan Thuế chưa khớp ở trường hợp này. Ngồi ra, việc hạch tốn chung một mục lục ngân sách cho mọi khoản thu của cùng một đối tượng còn ảnh hưởng đến việc phân chia nguồn thu cho ngân sách các cấp.

- Bảy là, công tác tổ chức thu thuế của cán bộ cơ quan thuế chưa tích cực,

chưa chủ động đôn đốc thu nhất là đối với các hộ cá nhân nhỏ, lẻ. Chỉ mới quản lý được TNCN đối với các đối tượng hưởng lương từ NSNN, đối với các đơn vị DN nhà nước còn đối với các đối tượng khác hầu hết chưa kiểm soát được thu nhập cá nhân để thực hiện đánh thuế, thất thu thuế do không quản lý được đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế.

- Tám là, Đối với các lĩnh vực phát triển kinh tế là thể mạnh của địa phương

chưa có sự đầu tư mạnh mẽ và đổi mới như lĩnh vực: du lịch, nông nghiệp công nghệ cao...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)