Sơ đồ KBNN Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 27 - 39)

( Nguồn: tác giả tự xây dựng)

BAN GIÁM ĐỐC KBNN LÂM ĐỒNG VĂN PHÒNG KBNN LÂM ĐỒNG PHỊNG KIỂM SỐT CHI PHỊNG KẾ TỐN NHÀ NƯỚC

P. THANH TRA - KIỂM TRA PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG TIN HỌC VĂN PHÒNG HUYỆN, THÀNH PHỐ KBNN CÁT TIÊN KBNN ĐẠ TẺH KBNN ĐẠ HUOAI KBNN BẢO LỘC KBNN BẢO LÂM KBNN DI LINH KBNN ĐỨC TRỌNG KBNN LÂM HÀ KBNN ĐAM RÔNG KBNN ĐƠN DƯƠNG KBNN LẠC DƯƠNG

16

2.3 Hoạt động thu chi ngân sách Nhà nước tại KBNN Lâm Đồng, vấn đế cần quan tâm:

Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu thu, chi, bổ sung từ ngân sách cấp trên giai đoạn 2014-2018 giai đoạn 2014-2018

ĐVT: Tỷ đồng

NỘI DUNG

2014 2015 2016 2017 2018

Thực hiện Thực hiện Thực hiện Thực hiện Thực hiện

Tổng thu NSNN trên địa bàn 5.477 5.935 7.279 6.445 7.223

Thu bổ sung từ ngân sách cấp

trên 8.088 8.926 8.359 10.736 10.775

Tổng chi NSNN trên địa bàn 12.342 12.885 13.087 12.167 13.030

Chi ngân sách địa phương 9.538 9.784 10.485 10.192 10.884

( Nguồn báo cáo quyết toán thu, chi Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng giai đoạn 2014- 2018)

ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Tổng hợp số liệu thu, chi, bổ sung từ ngân sách cấp trên giai đoạn 2014-2018 giai đoạn 2014-2018

( Nguồn báo cáo quyết toán thu, chi Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng giai đoạn 2014-2018)

Từ số liệu trên bảng 2.1 ta thấy:

5.477 5.935 7. 279 6.445 7. 223

12.342 12.885 13.087 12.167 13.030

2014 2015 2016 2017 2018

Tổng thu NSNN trên địa bàn Tổng chi NSNN trên địa bàn

17

-Năm 2014 tổng Thu NSNN trên địa bàn là: 5.477 tỷ đồng trong đó chi NSNN trên địa bàn là 12.342 tỷ đồng, thiếu hụt là -6.865 tỷ đồng. Do đó Lâm Đồng phải nhận hỗ trợ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 8.088 tỷ đồng do thu NSNN không đủ để thực hiện chi trả các khoản chi từ NSNN.

-Năm 2015 tổng Thu NSNN trên địa bàn là: 5.935 tỷ đồng trong đó chi NSNN trên địa bàn là 12.885 tỷ đồng, thiếu hụt là -6.950 tỷ đồng. Do đó Lâm Đồng phải nhận hỗ trợ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 8.926 tỷ đồng do thu NSNN không đủ để thực hiện chi trả các khoản chi từ NSNN.

-Năm 2016 tổng Thu NSNN trên địa bàn là: 7.279 tỷ đồng trong đó chi NSNN trên địa bàn là 13.087 tỷ đồng, thiếu hụt là -5.808 tỷ đồng. Do đó Lâm Đồng phải nhận hỗ trợ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 8.359 tỷ đồng do thu NSNN không đủ để thực hiện chi trả các khoản chi từ NSNN.

-Năm 2017 tổng Thu NSNN trên địa bàn là: 6.445 tỷ đồng trong đó chi NSNN trên địa bàn là 12.167 tỷ đồng, thiếu hụt là -5.722 tỷ đồng. Do đó Lâm Đồng phải nhận hỗ trợ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 10.736 tỷ đồng do thu NSNN không đủ để thực hiện chi trả các khoản chi từ NSNN.

-Năm 2018 tổng Thu NSNN trên địa bàn là: 7.223 tỷ đồng trong đó chi NSNN trên địa bàn là 13.030 tỷ đồng, thiếu hụt là -5.807 tỷ đồng. Do đó Lâm Đồng phải nhận hỗ trợ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 10.775 tỷ đồng do thu NSNN không đủ để thực hiện chi trả các khoản chi từ NSNN.

Từ số liệu trên ta thấy mặc dù số thu NSNN từ năm 2014-2018 đã tăng lên qua các năm tuy nhiên số chi NSNN trên địa bàn cũng tăng lên và Lâm Đồng là một tỉnh miền núi có số thu thấp, thu NSNN không đủ để chi cho các nhiệm vụ chi NSNN của địa phương do vậy hàng năm tỉnh Lâm Đồng vẫn phải nhận hỗ trợ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên để đảm bảo các hoạt động chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng… để phát triển kinh tế tại địa phương. Chính vì vậy vấn đề làm thế nào để tăng nguồn thu ngân sách là vấn đề mà lãnh đạo địa phương quan tâm và đưa ra

18

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH 3.1 Tổng quan về thu ngân sách nhà nước:

3.1.1 Khái niệm:

Thu ngân sách nhà nước là một loại hoạt động nhà nước, hoạt động của một tổ chức có quyền lực cơng, ln gắn liền với yếu tố chính trị của nhà nước. Từ đó,

chúng ta có thể hiểu thu ngân sách Nhà nước là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tập trung một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo những hình thức và biện pháp phù hợp để hình thành nên quỹ ngân sách Nhà nước.

Thu ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó là việc nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để tham gia vào việc phân chia của cải xã hội được các chủ thể khác nhau tạo ra.

Nội dung vật chất của thu NSNN thể hiện ở việc nhà nước tập trung vào trong tay mình những nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nứơc nhằm đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước là phục vụ lợi ích cơng cộng và duy trì sự tồn tại

của nhà nước. Do đó, thu ngân sách nhà nước là hoạt động có vai trị quan trọng của nhà nước, góp phần tạo ra thu nhập tài chính để đáp ứng nhu cầu cơng cộng và nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước.Trong thực tiễn đời sống xã hội, của cải

xã hội được hình thành từ các nguồn khác nhau, có các tính chất, đặc điểm và thuộc nhiều loại chủ thể khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào nội dung, tính chất của các nguồn của cải mà Nhà nước quy định các hình thức và biện pháp phù hợp nhằm tập trung một phần của cải xã hội vào quỹ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, các khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước được thực hiện chủ yếu theo phương thức bắt buộc mang tính quyền lực Nhà nước dưới hình thức phổ biến là thuế.

19

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2009), thu NSNN là tất cả những khoản tiền tài vật chất mà nhà nước huy động và tập trung vào quỹ NSNN để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Đó là mức động viên các nguồn tài chính từ nền kinh tế xã hội vào trong tay nhà nước để sử dụng chung cho toàn bộ nhu cầu của nền kinh tế - xã hội.

3.1.2 Bản chất và đặc điểm thu NSNN:

Theo Lê Thị Mận (2010), bản chất NSNN là tổng thể các mối quan hệ về kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý KT-XH. Hoạt động thu chi của NSNN rất phong phú và đa dạng, có liên quan đến mọi lĩnh vực, mọi chủ thể trong xã hội

. Các hoạt động của NSNN có những đặc điểm cơ bản sau:

- Hoạt động NSNN gắn chặt với quyền lực nhà nước và được tiến hành theo luật định (Luật Thuế, Luật Ngân sách,…). Ở các quốc gia khác cũng như tại Việt Nam, thuế là khoản thu chủ yếu của nhà nước, các khoản chi NSNN trong năm tài chính thực hiện theo Luật NSNN do Quốc hội thông qua hàng năm. NSNN là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia. Quan hệ giữa NSNN và các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia thực chất là quan hệ kinh tế, trong đó lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu và chi phối các lợi ích khác. NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân.

- Tương tự như các quỹ tiền tệ khác, NSNN được tạo lập trên cơ sở các quan hệ tài chính, nhưng nét đặc trưng riêng biệt của NSNN là nó được chia thành nhiều quỹ có mục đích sử dụng riêng. Các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội với NSNN phát sinh trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính, do nhà nước tiến hành điều chỉnh, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ mà có sự thay đổi cho phù hợp, sự thay đổi thể hiện qua nội dung thu, chi của NSNN.

Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hồi (2009) xác định NSNN là một bộ Luật tài chính đặc biệt (yếu tố pháp lý), bởi lẽ trong NSNN, các thể chế của nó được thiết lập dựa vào hệ thống các pháp luật có liên quan (Hiến pháp, Luật Thuế,…). Mặt

20

khác, bản thân NSNN cũng là bộ luật do Quốc hội quyết định và thông qua hàng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế xã hội có liên quan phải tuân thủ.

Ngân sách Nhà nước là một bản dự toán thu, chi (yếu tố vật chất). Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập NSNN và đưa ra các thông số liên quan đến các chính sách ở đó Chính phủ sẽ phải thực hiện ở năm tài khóa tiếp theo. Để thực hiện chính sách của Chính phủ thì thu, chi chính là cơ sở thực hiện. Những chính sách khơng được thực hiện nếu như không được dự kiến trong ngân sách.

NSNN là một công cụ quản lý, NSNN đưa ra danh mục các khoản thu mà chính phủ chỉ được phép thu vào danh mục các khoản chi trong khuôn khổ NSNN được quốc hội phê duyệt. Đặc điểm này cho thấy, NSNN là công cụ giúp cho Quốc hội quản lý và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, thu nhập của Chính phủ trong mỗi năm tài khóa.

3.1.3 Cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước

Theo Điều 4, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

Theo Lê Thị Mận (2010), thu NSNN được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và để đáp ứng yêu cầu quản lý, phân tích, đánh giá các nguồn thu của ngân sách cần phải phân loại thu NSNN. Thu NSNN có thể thực hiện theo nhiều tiêu thức khác nhau (tính chất sở hữu, nội dung kinh tế, hình thức động viên,...) và tùy theo mục đích nghiên cứu để chọn tiêu thức phân loại thích hợp.

GDP là chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế thị trường, để đánh giá sự phát triển KT-XH, sự tăng trưởng GDP là kết quả lao động sản xuất trong nước, là sự đóng góp cơng sức của tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy, phân loại các khoản thu NSNN theo nội dung kinh tế là cần thiết, phản ánh sự đóng góp của các thành phần kinh tế, mối quan hệ giữa thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Theo nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN được chia thành các nhóm sau:

21

- Thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế (lệ phí hoặc phí):

+ Thuế là các khoản đóng góp bắt buộc của nhân dân vào NSNN. Thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, mặt khác thuế cịn được coi là cơng cụ không thể thiếu trong điều tiết nền kinh tế. Bằng công cụ thuế, nhà nước có thể thúc đẩy hay hạn chế tích lũy vốn của các chủ thể trong xã hội, từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển hay kìm hãm nền kinh tế. Thuế là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của NSNN. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế cũng là thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân , tổ chức đối với đất nước. Theo quy định của pháp luật, để đảm bảo các nguồn thu thuế của nhà nước được thực hiện đầy đủ, cơng bằng và hợp lý, thì hệ thống thuế phải tuân thủ các nguyên tắc ổn định, công bằng, rõ ràng, chắc chắn và phù hợp với luật pháp quốc tế.

+ Lệ phí là các khoản thu của NSNN do nhà nước quy định đối với các tổ chức, cá nhân được nhà nước phục vụ cơng việc quản lý hành chính theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật. Tại Việt Nam hiện nay, nhà nước quy định rất nhiều loại lệ phí gồm lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật, lệ phí cơng chứng nhà nước, lệ phí tịa án,... Các khoản lệ phí vừa mang tính chất là giá mà các thể nhân và pháp nhân trả trực tiếp về các dịch vụ hành chính do các cơ quan nhà nước cung cấp, vừa mang tính chất phân phối lại thu nhập để tăng nguồn thu cho ngân sách. Các khoản lệ phí thường do các cơ quan hành chính ban hành theo sự phân cấp của nhà nước

+ Phí là các khoản thu của NSNN, do nhà nước quy định nhằm bù đắp một phần chi phí nhà nước đã đầu tư phục vụ cho các tổ chức, cá nhân. Hiện nay nhà nước quy định rất nhiều khoản phí như phí giao thơng, cầu đường, sử dụng đất cơng, bến bãi, viện phí tại bệnh viện cơng, học phí trường cơng…Tất cả khoản phí trên đều thuộc nhà nước quản lý. Tùy theo tính chất của các loại phí mà nhà nước phân cấp cho các ngành, các địa phương ban hành và thực hiện thu.

22

+ Thu từ lợi tức cổ phần của nhà nước: nhà nước có sở hữu vốn cổ phần trong các công ty cổ phần trong nước hoặc nước ngoài, nhà nước sẽ được chia cổ tức theo tỷ lệ vốn góp. Thu từ lợi tức cổ phần của nhà nước là khoản thu rất quan trọng trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

+ Thu bán hoặc cho thuê tài sản của nhà nước (nhà máy, cơng trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng,…); thu bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên (đất, tài nguyên, vùng biển, vùng trời,…)

- Vay nợ của Chính phủ:

+ Vay trong nước là từ phát hành công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật.

+ Vay nước ngoài: để tăng thêm nguồn lực cho NSNN đồng thời từng bước tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế, Chính phủ có thể thực hiện vay nợ nước ngoài bằng các phương thức như phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngồi, vay ODA, hỗ trợ phát triển chính thức, các khoản vay nước ngồi khác của chính phủ.

Trong các nguồn thu của NSNN thì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cách hình thành nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu công cộng. NSNN được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công cộng. Trong tất cả các nguồn thu, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu NSNN.

3.1.4 Vai trò thu ngân sách Nhà nước

Theo Lê Thị Mận (2010) để thực hiện được nhiệm vụ kinh tế, chính trị, và xã hội trong từng giai đoạn, địi hỏi nhà nước phải có một nguồn tài chính nhất định để chi tiêu cho các nhiệm vụ và các mục đích được xác định cụ thể. Vì vậy, NSNN có vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực tài chính của xã hội để đảm bảo cho việc chi tiêu của Nhà nước.

NSNN là công cụ quan trọng để tiến hành tập trung các nguồn lực tài chính để bảo đảm các khoản chi theo nguyên tắc cân đối tài chính tích cực. Dùng để điều

23

chỉnh về mặt vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội, các hoạt động về phương diện kinh tế, tác động và điều chỉnh các hoạt động của xã hội (văn hóa, y tế, giáo dục…) tác động vào các thị trường giá cả (Nguyễn Đăng Dờn, 2009).

Trong lĩnh vực kinh tế, NSNN thực hiện việc định hướng tạo thành cơ cấu của nền kinh tế mới qua đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ngăn chặn tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)