Thang đo Động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục ở huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 46 - 51)

Biến quan sát gốc Biến quan sát hiệu chỉnh/Bổ sung Mã hóa Nguồn Tơi ln nỗ lực hết sức mình để

hồn thành cơng việc được giao DLLV1

Herzberg (1959) Tơi ln nỗ lực vì mục tiêu cơng

việc và hoạt động của cơ quan DLLV2

Tơi có thể duy trì nỗ lực thực hiện công việc trong thời gian dài

DLLV3 Lê Nguyễn Đoan Khôi và cộng sự (2014) Tâm trạng làm việc của tôi luôn

đạt mức độ tốt, vui vẻ lạc quan DNGP4

3.3. Nghiên cứu định lượng

3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu

Bảng câu hỏi được thiết kế qua các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các thành phần ảnh hưởng đến động lực làm việc của giáo viên. Sử dụng thang đo khoảng Likert 5 điểm, từ mức độ “hồn tồn khơng đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”.

Giai đoạn 2: Sau khi thiết kế bảng câu hỏi, tiến hành khảo sát thử đối với 30 giáo viên để kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s Anpha.

Giai đoạn 3: Hình thành thang đo chính thức, chỉnh sửa và hồn tất bảng câu hỏi khảo sát trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Bảng câu hỏi sử dụng hình thức câu hỏi đóng. Nội dung bảng câu hỏi gồm các phần:

Phần mở đầu giới thiệu mục đích nghiên cứu và cam kết bảo mật thơng tin của cuộc khảo sát;

Phần 1: Thông tin cá nhân của người được khảo sát nhằm thu thập những thông tin cá nhân như: tuổi, giới tính, vị trí cơng tác, trình độ chun mơn, thu nhập. Phần 2: Khảo sát về động lực làm việc. Dùng để lấy ý kiến đánh giá của giáo viên theo thang đo Likert 5 điểm, tương ứng với mức đồng ý tăng dần: 1 - Hoàn tồn khơng đồng ý/Rất kém; 2 - Khơng đồng ý/Kém; 3 -Trung lập (Bình thường); 4 - Đồng ý/Tốt; 5 - Hoàn toàn đồng ý/Rất tốt.

Đối tượng khảo sát là giáo viên đang công tác tại các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân, bao gồm người quản lý (hiệu trưởng/hiệu phó) và giáo viên khơng đảm nhiệm vị trí quản lý (giáo viên trực tiếp giảng dạy). Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Địa điểm phỏng vấn là tại các trường học.

3.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì số lượng quan sát trong mẫu cần gấp 4 - 5 lần so với số lượng biến quan sát. Trong nghiên cứu này có tất cả 39 biến quan sát (35 biến độc lập + 4 biến phụ thuộc). Tác giả chọn cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là 5 lần x 39 = 195. Để dự

phòng đủ số lượng quan sát trong mẫu, nghiên cứu chọn cỡ mẫu là 300. Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để lấy mẫu.

3.3.3. Phương tiện và kỹ thuật phân tích dữ liệu

Sau khi thu dữ liệu, tác giả tiến hành kiểm tra và loại đi những phiếu khảo sát không hợp lệ như: trả lời theo quy luật, thiếu các thơng tin quan trọng. Sau đó, các câu hỏi sẽ được mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu và phân tích theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy thang đo. Theo Nunnally & Burnstein (1994) thì biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và chọn thang đo khi Cronbachs Alpha từ 0,6 trở lên. Ngoài ra, nếu chỉ số Cronbach's Alpha sau khi loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của một biến lớn hơn chỉ số Cronbach's Alpha hiện tại thì có thể loại biến này ra khỏi thang đo để thu được thang đo có độ tin cậy cao hơn.

Bước 2: Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) giúp xác định các biến quan sát dùng để đánh giá tác động của các yếu tố thành phần đến động lực làm việc của giáo viên có độ kết dính cao hay thấp. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), trong phân tích EFA phải thực hiện các công việc sau:

Kiểm định tính thích hợp của EFA, thước đo KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) được sử dụng, trị số KMO thỏa mãn điều kiện: 0,5 < KMO < 1. Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện, sử dụng kiểm định Bartlett. Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett phải nhỏ hơn 5% thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện.

Hệ số tải nhân tố (Factor loading), khi quy mô mẫu nhỏ hơn 100 thì hệ số tải nhân tố tối thiểu là 0,75; mẫu từ 100 đến 350 thì hệ số tải nhân tố tối thiểu là 0,55; mẫu trên 350 thì hệ số tải nhân tố tối thiểu là 0,30.

Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố, sử dụng phương sai trích, phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50%. Số lượng nhân tố được chọn theo giá trị Eigenvalue tối thiểu bằng 1 với phép quay Varimax.

Bước 3: Kiểm định mơ hình nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phân tính hồi quy tuyến tính để đo lường mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mơ hình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc định lượng như sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βkXk + ε

Với: Y là biến phụ thuộc

Xk là biến độc lập

k là số biến độc lập thứ k

Để đánh giá mức độ tương quan giữa các biến, có thể sử dụng hệ số tương quan Pearson, hai biến tương quan chặt khi hệ số tương quan càng tiến đến 1 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), để mơ hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy cần thực hiện các kiểm định sau:

Một là, kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể. Khi giá trị Sig. của hệ số hồi quy tổng thể nhỏ hơn 5%, kết luận mơ hình hồi quy là phù hợp.

Hai là, mức độ phù hợp của mơ hình thơng qua hệ số tương quan R2.NếuR2 càng lớn thì khả năng giải thích của các biến độc lập trong mơ hình càng cao, mơ hình càng phù hợp.

Ba là, hiện tượng đa cộng tuyến, sử dụng độ phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF), điều kiện VIF < 10 để khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

Bốn là, đánh giá mức độ tác động mạnh, yếu của biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua hệ số Beta.

Bước 4: Kiểm định giả thuyết

Dựa vào kết quả phân tích hồi quy bội, với giá trị Sig. và dấu của hệ số hồi quy của từng biến để thực hiện kiểm định giả thuyết. Khi giá trị Sig < 0,05 và dấu của hệ số hồi quy cùng chiều với kỳ vọng dấu thì giả thuyết được chấp nhận.

Bước 5: Kiểm định khác biệt trung bình

cá nhân của giáo viên (giới tính, trình độ chun mơn, vị trí cơng tác, mức thu nhập) đến các động lực làm việc.

Giả thiết cần kiểm định là: có sự khác biệt về điểm số trung bình của động lực làm việc của giáo viên khi so sánh giữa các giáo viên có đặc điểm cá nhân khác nhau. Nếu kết quả kiểm định có giá trị Sig. < 0,05 thì chấp nhận giả thuyết cho rằng đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến động lực làm việc và ngược lại.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu trước có liên quan, kết hợp với nghiên cứu định tính, mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giáo viên trong ngành GDĐT huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau được đề xuất gồm 8 nhân tố (với 36 biến quan sát): (1) Lương, thưởng, phúc lợi; (2) Tuyển dụng; (3) Đào tạo, thăng tiến; (4) Đánh giá, ghi nhận; (5) Môi trường làm việc; (6) Tự chủ trong công việc; (7) Cấp trên; (8) Đồng nghiệp.

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu 300. Nghiên cứu định lượng sẽ sử dụng các kỹ thuật kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định mô hình nghiên cứu, kiểm định giả thuyết, kiểm định khác biệt trung bình để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giáo viên.

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thống kê mô tả

4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Số phiếu khảo sát được phát ra ban đầu là 300, sau khi phỏng vấn thu về 277 phiếu. Tiến hành sàng lọc loại bỏ các phiếu đánh thiếu thông tin quan trọng hoặc đánh theo quy luật, thì thu được 262 phiếu hợp lệ. Như vậy, sau cùng số lượng quan sát được sử dụng để phân tích đề tài là n = 262.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục ở huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)