Tuyển dụng và đào tạo thăng tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục ở huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 81 - 83)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.2. Khuyến nghị chính sách

5.2.1. Tuyển dụng và đào tạo thăng tiến

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy yếu tố tuyển dụng, bố trí và đào tạo thăng tiến trong mơ hình nghiên cứu này có hệ số hồi quy cao nhất là 0,373. Đây được xem là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến động lực làm việc của giáo viên tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Trong những năm gần đây, nhà nước đang tích cực đổi mới trong việc tuyển dụng và bố trí giáo viên trên phạm vi cả nước theo hướng giảm tỷ lệ biên chế, tăng cường hình thức ký kết giảng dạy theo hợp đồng để nhằm tăng tính

chủ động cho các trường. Đồng thời, để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp sư phạm của giáo viên cũng là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Để theo kịp sự tiến bộ của ngành giáo dục thì sở GDĐT tỉnh Cà Mau nói chung và huyện Phú Tân nói riêng phải thực hiện các chính sách cải cách trong cơng tác tuyển dụng, bố trí và đào tạo thăng tiến cho tất cả cán bộ, giáo viên, cụ thể như sau:

Đối với công tác tuyển dụng: từng bước chuyển đổi, ưu tiên thực hiện hình thức hợp đồng thay cho hình thức biên chế trong tuyển dụng giáo viên để tránh tình trạng thụ động, trì trệ của giáo viên. Ban giám hiệu các trường cần ưu tiên, tạo điều kiện cho những giáo viên trẻ mới ra trường có học lực tốt, năng động, biết tích cực học hỏi, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. Điều này sẽ tạo ra sự công bằng trong môi trường sư phạm, giúp nhà trường đánh giá đúng năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể đề xuất các chế độ đãi ngộ tương xứng.

Đối với cơng tác bố trí: việc bố trí cơng việc phải phù hợp với sở trường, năng lực của giáo viên. Đặc biệt, giáo viên thuộc chun mơn nào thì phải được bố trí cho giảng dạy đúng bộ mơn đó, tránh tình trạng do thiếu giáo viên ở bộ mơn này mà bố trí giáo viên thuộc bộ mơn khác sang giảng dạy. Như vậy, giáo viên sẽ khơng có kiến thức chuyên môn vững chắc sẽ không thể truyền đạt kiến thức sâu rộng cho học sinh, làm giảm chất lượng đào tạo.

Đối với chính sách đào tạo: Phịng GDĐT huyện Phú Tân phải kết hợp với các các trường trực thuộc ở các cấp học tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. Các nội dung đào tạo bao gồm: đào tạo kiến thức chuyên sâu theo từng bộ môn, từng cấp học; tập huấn phương pháp giảng dạy mới, cách sử dụng các trang thiết bị, máy móc hỗ trợ giảng dạy; đào tạo về tâm lý giáo dục, cách xử lý các tình huống khó đối với học sinh; ngoài ra, tất cả giáo viên phải nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ để có thể khai thác tối đa các phương tiện hỗ trợ giảng dạy. Nhà trường nên lập kế hoạch đề xuất với phòng, sở giáo dục để tạo điều kiện cho giáo viên được học lên các trình độ cao hơn để mở rộng kiến thức, đồng thời đây có thể là lực lượng cán bộ nịng cốt sau này sẽ được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn.

Đối với lộ trình thăng tiến: Lĩnh vực giáo dục cũng giống như các lĩnh vực khác, các giáo viên cũng ln mong muốn có được sự thăng tiến sau thời gian gắn bó với trường. Vì vậy, ban giám hiệu các trường nên chia sẻ lộ trình thăng tiến cụ thể, rõ ràng cho tồn thể giáo viên để họ có động lực phấn đấu. Hàng năm, thông qua kết quả đánh giá hiệu quả giảng dạy cũng như mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, các giáo viên sẽ được đánh giá một cách công khai thông qua bảng tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá chéo và ban giám hiệu trường đánh giá để chọn ra những cá nhân xuất sắc nhất được khen thưởng, tuyên dương. Việc đánh giá công khai sẽ thể hiện được tính cơng bằng trong mơi trưởng sư phạm và nhà trường sẽ lên kế hoạch các cán bộ nòng cốt trong tương lai sẽ được cân nhắc, đề bạt lên các cấp trưởng bộ mơn, phó hiệu trưởng hay hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục ở huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)