Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Độ tin cậy của thang đo được kiểm định đều đạt tiêu chuẩn nên nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp trích yếu tố với phép quay Varimax. Các thông số cơ bản cần thỏa mãn: giá trị Eigenvalue dùng trích yếu tố tối thiểu bằng 1; với cỡ mẫu nghiên cứu của đề tài là 262, theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì hệ số tải nhân tố tối thiểu bằng 0,55; kiểm định 0,5 < KMO < 1, kiểm định Bartlett phải có (Sig.) < 0,05; tổng phương sai trích > 50%.
4.2.2.1. Phân tích EFA các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Với 36 biến quan sát của 8 thang đo thành phần (Lương, thưởng, phúc lợi; Tuyển dụng; Đào tạo và thăng tiến; Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp; Mơi trường, điều kiện làm việc; Tự chủ trong công việc; Cấp trên; Đồng nghiệp) được đưa vào phân tích EFA.
Bảng 4.4 cho thấy hệ số KMO là 0,5 < KMO = 0,919 < 1 thỏa mãn điều kiện kiểm định. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
Bảng 4.4: Kiểm định KMO, Bartlett thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giáo viên
Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,918
Kiểm định Bartlett's Hệ số Chi bình phương 7.123
Độ tự do 595
Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2018)
Hệ số phương sai trích của nghiên cứu là 70,68%, nghĩa là các nhân tố rút ra giải thích được 70,68% biến thiên của dữ liệu (Phụ lục 3). Do vậy, các thang đo rút ra là đạt tiêu chuẩn, chấp nhận được.
Bảng 4.5 trình bày các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55. Có 6 biến quan sát là TLPL3, TLPL7, DTTT3, TCCV1, TCCV2, TCCV3 có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,55. Theo Hair và cộng sự (2009), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố.
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giáo viên
Stt Biến quan sát Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7 1 TLPL1 0,700 2 TLPL2 0,791 4 TLPL4 0,886 5 TLPL5 0,841 6 TLPL6 0,768 8 TDBT1 0,634 9 TDBT2 0,643 10 TDBT3 0,660 12 DTTT1 0,575 13 DTTT2 0,554 15 DTTT4 0,694 16 DTTT5 0,711 17 DGGN1 0,621 18 DGGN2 0,723 19 DGGN3 0,631 20 MTDK1 0,727 21 MTDK2 0,661 22 MTDK3 0,657 23 MTDK4 0,675 24 MTDK5 0,647 28 CTRN1 0,803 29 CTRN2 0,817 30 CTRN3 0,838 31 CTRN4 0,835 32 CTRN5 0,772 33 DNGP1 0,791 34 DNGP2 0,803 35 DNGP3 0,776 36 DNGP4 0,787
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2018)
ra khỏi mơ hình nghiên cứu do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,55. Như vậy, từ 35 biến quan sát ban đầu còn lại 29 biến quan sát được gộp vào 7 nhân tố đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giáo viên. Nhân tố 1 (F1) bao gồm 5 biến quan sát: CTRN1, CTRN2, CTRN3, CTRN4, CTRN5 thuộc thang đo “Cấp trên” qua phân tích EFA vẫn giữ nguyên 5 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho nhân tố này là “Cấp trên”.
Nhân tố 2 (F2) bao gồm 7 biến quan sát: gồm các biến TDBT1, TDBT2, TDBT3 thuộc thang đo ban đầu là “Tuyển dụng” và các biến DTTT1, DTTT2, DTTT4, DTTT5 thuộc thang đo ban đầu là “Đào tạo thăng tiến”, qua phân tích EFA được gộp chung thành nhóm mới. Đặt tên cho nhân tố này là “Tuyển dụng và đào tạo thăng tiến”; Nhân tố 3 (F3) bao gồm 4 biến: DNGP1, DNGP2, DNGP3, DNGP4 thuộc thang đo ban đầu là “Đồng nghiệp”, qua phân tích EFA giữ nguyên 4 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho nhân tố này là “Đồng nghiệp”.
Nhân tố 4 (F4), bao gồm 5 biến: MTDK1, MTDK2, MTDK3, MTDK4, MTDK5 thuộc thang đo ban đầu là “Môi trường, điều kiện làm việc”, qua phân tích EFA giữ nguyên 5 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho nhân tố này là “Môi trường, điều kiện làm việc”.
Nhân tố 5 (F5) gồm 3 biến quan sát: DGGN1, DGGN2, DGGN3 thuộc thang đo ban đầu là “Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp”, qua phân tích EFA giữ ngun 3 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho nhân tố này là “Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp”. Nhân tố 6 (F6) gồm 3 biến quan sát: TLPL4, TLPL5, TLPL6 thuộc thang đo ban đầu là “Lương, thưởng, phúc lợi”, qua phân tích EFA bị phân tách, đặt tên cho nhân tố này là “Phúc lợi”. Nhân tố 7 (F7) gồm 2 biến: TLPL1, TLPL2 thuộc thang đo ban đầu là “Lương, thưởng, phúc lợi”, qua phân tích EFA bị phân tách, đặt tên cho nhân tố này là “Tiền lương”.
4.2.2.2. Phân tích EFA thang đo Động lực làm việc của giáo viên
Bảng 4.6 cho thấy hệ số hệ số 0,5 < KMO = 0,762 < 1. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
Bảng 4.6: Kiểm định KMO, Bartlett thang đo Động lực làm việc của giáo viên
Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,762
Kiểm định Bartlett's Hệ số Chi bình phương 680
Độ tự do 6
Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2018)
Bảng 4.7 cho thấy 4 biến quan sát thuộc thang đo “Động lực làm việc” của giáo viên khơng có sự thay đổi sau khi phân tích nhân tố khám phá.
Bảng 4.7: Kết quả phân tích EFA thang đo Động lực làm việc của giáo viên
Tên nhân tố Biến quan sát Nhân tố
1
Động lực làm việc của giáo viên (Y)
DLLV1 DLLV2 DLLV3 DLLV4
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2018)