Stt Khoản mục Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)
1 Độ tuổi 262 100,0 Dưới 30 tuổi 64 24,4 Từ 30 đến 45 tuổi 168 64,1 Trên 45 tuổi 30 11,5 2 Giới tính 262 100,0 Nữ 188 71,8 Nam 74 28,2 3 Vị trí cơng tác 262 100,0 Quản lý 18 6,9 Giáo viên 244 93,1 4 Trình độ 262 100,0 Cao đẳng 36 13,7 Đại học 224 85,5 Sau đại học 2 0,8 5 Thu nhập 262 100,0 Dưới 5 triệu đồng/tháng 87 33,2 Từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng 174 66,4 Trên 10 triệu đồng/tháng 1 0,4
Nguồn: Kết quả khảo sát (2018)
Đặc điểm mẫu khảo sát được trình bày tại Bảng 4.1. Trong mẫu khảo sát, tỷ lệ giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi của mẫu khảo sát là 64,1%; Tỷ lệ nữ nữ giới là 71,8%; Tỷ lệ người làm quản lý là 6,9%); Tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học là 85,5%; Tỷ lệ giáo viên có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng là 66,4%.
Nhìn chung, mẫu khảo sát giáo viên có các đặc điểm khá tương đồng với số liệu thống kê của tổng thể giáo viên trong ngành GDĐT huyện Phú Tân. Tỷ lệ giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi của ngành là 63,3%; Tỷ lệ nữ nữ giới là 69,8%; Tỷ lệ người làm quản lý là 5,2%; Tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học là 81,5%; Tỷ lệ giáo viên có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng là 62,4% (Phòng GDĐT huyện Phú Tân, 2017).
4.1.2. Thống kê mô tả các biến định lượng
Phương pháp thống kê mơ tả để tính giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc các thang đo nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và thang đo động lực làm việc của giáo viên, kết quả cho ra giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 1 đến 5. Vì vậy, để nhận xét đúng mức độ đánh giá của giáo viên đối với từng biến quan sát, cần sử dụng cơng thức tính, cần sử dụng cơng thức tính khoảng cách của thang đo như sau:
X = Xmax - Xmin n
Trong đó: X: Khoảng cách giữa các mức đánh giá của thang đo; Xmax: Mức đánh giá lớn nhất; Xmin: Mức đánh giá nhỏ nhất; n: Số mức đánh giá.
Khoảng cách giữa các mức đánh giá của thang đo ( X) = 5 - 1 = 0,8 5
Giá trị trung bình của biến quan sát (X) được đánh giá theo các mức như sau: 1,00 ≤ X < 1,8: Rất kém; 1,8 ≤ X < 2,6: Kém; 2,6 ≤ X < 3,4: Bình thường; 3,4 ≤ X < 4,2: Tốt; 4,2 ≤ X < 5,0: Rất tốt.
Bảng 4.2 cho thấy các biến quan sát thuộc các nhân tố: Tuyển dụng; Đào tạo, thăng tiến; Đánh giá, ghi nhận; Môi trường làm việc; Tự chủ trong công việc; Cấp trên; Đồng nghiệp đều được đánh giá ở mức “Tốt”.
Đối với nhân tố “Lương, thưởng, phúc lợi” có đến 5/7 biến quan sát được đánh giá ở mức “Bình thường” gồm: Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc (TLPL1); Các khoản phụ cấp đảm bảo hợp lý (TLPL3); Nhân viên được nghỉ phép khi có nhu cầu (TLPL5); Chế độ phúc lợi (bảo hiểm tai nạn, đi du lịch hàng năm,
thăm hỏi ốm đau, quà Tết, …) (TLPL6); Tiền lương ngang bằng với các đơn vị khác trong cùng lĩnh vực (TLPL7). Có 2/7 biến quan sát được đánh giá ở mức “Tốt” gồm: Tiền lương đủ để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống (TLPL2); Cơ quan tham gia đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định (TLPL4).