Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục ở huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 84 - 85)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.2. Khuyến nghị chính sách

5.2.3. Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp

Nhân tố “Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp” có hệ số hồi quy là 0,179, là nhân tố có ảnh hưởng ở vị trí thứ ba đến động lực làm việc của giáo viên. Cũng giống như hầu hết các lĩnh vực ngành nghề khác, người giáo viên cũng luôn mong muốn được đánh giá đúng năng lực giảng dạy, được ghi nhận sự đóng góp vì đối với họ việc giảng dạy không đơn thuần là một cái nghề để tạo ra thu nhập mà đó cịn là sự nghiệp trồng người, một sự tâm huyết cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Chính vì thế, người làm cơng tác lãnh đạo tại các trường trước hết phải là người hết sức cơng tâm, có tầm nhìn, có khả năng nhìn nhận, đánh giá đúng năng lực giáo viên. Có như vậy việc ghi nhận sự đóng góp của các thầy cơ dành cho nhà trường, cho sự nghiệp giáo dục mới thực sự được ghi nhận đúng đắn.

Hàng năm, việc đánh giá chất lượng giáo viên cũng phải được thực hiện nghiêm túc thơng qua bảng đánh giá kết quả hồn thành mục tiêu giảng dạy, đánh giá chéo giữa các đồng nghiệp và sự đánh giá cuối cùng của ban giám hiệu trường. Tất cả phải được thực hiện công khai, minh bạch để đảm bảo sự công bằng cho tất cả giáo viên.

Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng để làm cơ sở xét tăng lương trước hạn, xét thi đua khen thưởng, đề bạt, thăng tiến, hay kỷ luật. Những giáo viên có thành tích xuất sắc, được đánh giá hồn thành tốt cơng việc là cơ sở để ban giám hiệu trường đưa vào diện quy hoạch cán bộ nguồn, sẽ được thăng tiến vào vị trí cao hơn.

Bên cạnh việc đánh giá bằng văn bản thì lãnh đạo trường cũng phải thường xuyên quan sát, ghi nhận sự đóng góp của cán bộ, giáo viên bằng những lời động viên kịp thời. Ngược lại, nếu giáo viên mắc phải sai lầm thì ban giám hiệu trường nên góp ý riêng một cách nhẹ nhàng, tế nhị để giúp cho các thầy cô thấy được lỗi sai và biết được cách khắc phục. Không để họ bị mất mặt trước đồng nghiệp và học sinh vì giáo viên là người có lịng tự trọng cao và họ luôn mong muốn giữ hình tượng tốt đẹp đối với học sinh và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục ở huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)