Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục ở huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 66 - 69)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

4.2.6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Bảng 4.12 cho thấy nhân tố Cấp trên có sig. = 0,004 < 0,05 do đó nhân tố “Cấp trên” tác động có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,194 > 0 cho thấy mối quan hệ giữa nhân tố Cấp trên và Động lực làm việc là mối quan hệ cùng chiều. Điều này có nghĩa là khi “Cấp trên” càng tốt thì động

Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Sig. Hệ số

Beta

Kết luận ở mức ý nghĩa 5% Giả thuyết H1: Cấp trên có có tác động tích cực đến

động lực làm việc của giáo viên 0,004 0,164 Chấp nhận Giả thuyết H2: Tuyển dụng và đào tạo thăng tiến có

tác động tích cực đến động lực làm việc của giáo viên

0,000 0,373 Chấp nhận

Giả thuyết H3: Đồng nghiệp có có tác động tích cực

đến động lực làm việc của giáo viên 0,000 0,308 Chấp nhận Giả thuyết H4: Môi trường, điều kiện làm việc có

tác động tích cực đến động lực làm việc của giáo viên

0,711 0,021 Bác bỏ

Giả thuyết H5: Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp có tác động tích cực đến động lực làm việc của giáo viên

0,013 0,179 Chấp nhận

Giả thuyết H6: Phúc lợi có tác động tích cực đến

động lực làm việc của giáo viên 0,048 0,067 Chấp nhận Giả thuyết H7: Tiền lương có tác động tích cực đến

động lực làm việc của giáo viên 0,000 0,061 Chấp nhận

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2018)

Nhân tố “Tuyển dụng bố trí và đào tạo thăng tiến” có sig. = 0,000 < 0,05, do đó nhân tố “Tuyển dụng và đào tạo thăng tiến” tác động có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,373 > 0 cho thấy mối quan hệ giữa nhân tố Tuyển dụng và đào tạo thăng tiến và “Động lực làm việc là mối quan hệ cùng chiều. Điều này có nghĩa là khi Tuyển dụng và đào tạo thăng tiến càng tốt thì động lực làm việc của giáo viên sẽ gia tăng. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

Nhân tố Đồng nghiệp có sig. = 0,000 < 0,05 do đó nhân tố Tuyển dụng bố trí và đào tạo thăng tiến tác động có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,308 > 0 cho thấy mối quan hệ giữa nhân tố “Đồng nghiệp” và Động lực làm việc là mối quan hệ cùng chiều. Có nghĩa là khi Đồng nghiệp càng

tốt thì động lực làm việc của giáo viên sẽ gia tăng. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận. Nhân tố “Mơi trường, điều kiện làm việc” có sig. = 0,711 > 0,05 và hệ số Beta = 0,021 ngược với kỳ vọng về dấu nên nhân tố Môi trường, điều kiện làm việc tác động khơng có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Y với độ tin cậy 95%. Điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa Mơi trường, điều kiện làm việc với động lực làm việc của giáo viên là khơng có ý nghĩa. Vậy giả thuyết H4 bị bác bỏ.

Nhân tố Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp có sig. = 0,013 < 0,05 do đó nhân tố Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp tác động có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,179 > 0 cho thấy mối quan hệ giữa nhân tố Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp và Động lực làm việc là mối quan hệ cùng chiều. Có nghĩa là khi Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp càng tốt thì động lực làm việc của giáo viên sẽ gia tăng. Vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.

Nhân tố Phúc lợi có sig. = 0,048 < 0,05 do đó nhân tố Phúc lợi tác động có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,067 > 0 cho thấy mối quan hệ giữa nhân tố Phúc lợi và “Động lực làm việc” là mối quan hệ cùng chiều. Có nghĩa là khi “Phúc lợi” càng tốt thì động lực làm việc của giáo viên sẽ gia tăng. Vậy giả thuyết H6 được chấp nhận.

Nhân tố “Tiền lương” có sig. = 0,000 < 0,05 do đó nhân tố “Tiền lương” tác động có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Y với độ tin cậy 95%. Hệ số Beta = 0,061 > 0 cho thấy mối quan hệ giữa nhân tố “Tiền lương” và “Động lực làm việc” là mối quan hệ cùng chiều. Có nghĩa là khi “Tiền lương” càng tốt thì động lực làm việc của giáo viên sẽ gia tăng. Vậy giả thuyết H7 được chấp nhận.

Tóm lại, mơ hình nghiên cứu là phù hợp, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giáo viên có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp như sau: (1) Tuyển dụng và đào tạo thăng tiến; (2) Đồng nghiệp; (3) Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp; (4) Cấp trên; (5) Phúc lợi; (6) Tiền lương.

Nhân tố “Môi trường, điều kiện làm việc” ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến động lực làm việc của giáo viên trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục ở huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)