Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu Tập san số 10 (Trang 31 - 35)

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên

động tự học của sinh viên

Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên nhƣ đã phân tích trên đây là do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động tự học còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong điều kiện của nhà trƣờng hiện nay, khi vừa bƣớc vào giai đoạn chuyển từ đào tạo theo niên chế sang hoạt động đào tạo theo tín chỉ, thì việc thay đổi ý thức tự học của sinh viên còn đang là vấn đề không phải một sớm một chiều có thể giải quyết ngay đƣợc mà cần có sự vào cuộc của toàn thể nhà trƣờng. Trong khuôn khổ bài viết này, xin đề xuất một số giải pháp cơ bản sau nhằm thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên:

4.1. Nâng cao ý thức tự học qua việc tạo niềm vui, say mê và hứng thú tạo niềm vui, say mê và hứng thú trong học tập

Tự học có sự hƣớng dẫn của giảng viên là phƣơng pháp học giúp sinh viên nắm bắt kiến thức môn học tốt nhất. Để từ đó hình thành động cơ và mục đích học tập đúng đắn, kích thích niềm say mê hứng thú, xây dựng bầu khơng khí học tập tích cực, sáng tạo.

Trong tình hình hiện nay, khi tính chủ động tự học của sinh viên chƣa đƣợc cao thì giảng viên, bộ mơn, khoa phải thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền để sinh viên nắm vững mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của việc tự học, tự nghiên cứu góp phần hình thành ý thức và động cơ học tập đúng đắn của sinh viên. Tổ chức, hƣớng dẫn và cung cấp đầy đủ những tài liệu liên quan đến nội dung tự học đến từng sinh viên, tạo niềm vui, say mê và hứng thú trong học tập.

4.2. Đổi mới phương pháp dạy học

Giảng viên đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong việc định hƣớng và kích thích ý thức tự học cho sinh viên. Qua phỏng vấn, 92% sinh viên cho rằng việc trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với giảng viên giúp bản thân các sinh viên đạt hiệu quả cao nhất trong việc tự học.

Giảng viên không phải chỉ có nhiệm vụ quan trọng trong những giờ lên lớp còn những giờ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thì không cần can thiệp. Ngƣợc lại, đối với hoạt động tự học của sinh viên, giảng viên phải quan tâm hơn, kịp thời tƣ vấn khi sinh viên cần. Một số nhiệm vụ chính của giảng viên đối với hoạt động tự học của sinh viên nhƣ sau:

* Đổi mới hoạt động dạy học:

Đi đôi vớ i viê ̣c xây dƣ̣ng đổi mới chƣơng trình đào ta ̣o , nâng cao chất lƣơ ̣ng giáo trình là yêu cầu đổi mới cơ bản phƣơng pháp dạy - học. Đi ̣nh hƣớng cơ bản trong đổi mới phƣơng pháp giảng da ̣y theo ho ̣c chế tín chỉ là tích cực chuyển từ lối truyền đa ̣t kiến thƣ́c mô ̣t chiều tƣ̀ phía giảng viên sang viê ̣c tăng cƣờng tổ chƣ́c các hoạt động học tập cho sinh viên , phát huy vai trò tích cƣ̣c , chủ động , sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành , bồi dƣỡng năng lƣ̣c tƣ̣ ho ̣c , tƣ̣ nghiên cƣ́u cho sinh viên.

Để phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, mỗi giảng viên cần phải đổi mới hoạt động dạy học trên lớp theo hƣớng để sinh viên có thể tự học: Chú trọng thiết kế bài giảng, bài giảng điện tử, tài liệu hỗ trợ dạy học học phần theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm.

*Giúp sinh viên nắm được đề cương môn học:

Khi bắt đầu một môn học, giảng viên cần giới thiệu và cung cấp cho sinh viên đề cƣơng của môn học đó. Nội dung của đề cƣơng bao gồm: Mục đích môn học, Mục tiêu môn học, Nội dung chi tiết của môn học, Điều kiện tiên quyết, Hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy - học cho từng nội dung của mơn học, Hình

thức kiểm tra - đánh giá của từng hoạt động học tập…Qua đó, sinh viên chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện đƣợc các mục tiêu của môn học. Giảng viên cần phải tuân thủ theo đúng kế hoạch trong đề cƣơng và yêu cầu sinh viên nghiêm túc thực hiện đề cƣơng này.

* Xác định rõ nội dung tự học và phương tiện để thực hiện nội dung đó:

Trong đào tạo theo tín chỉ, nội dung N2, N3 là những nội dung của hoạt động tự học. Giảng viên cần thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể cho sinh viên để họ có thể tự chiếm lĩnh đƣợc các nội dung này, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một khoảng thời gian định trƣớc. Để giúp sinh viên thực hiện đƣợc nhiệm vụ tự học của mình, giảng viên cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu. Hƣớng dẫn, theo dõi, giải thích chi tiết để sinh viên thảo luận những nội dung trong tài liệu mà sinh viên đã đọc. Bên cạnh đó, giảng viên cần tăng cƣờng hƣớng dẫn, giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của mình để đạt tới đích một cách hiệu quả nhất.

* Kiểm tra - đánh giá hoạt động tự học của sinh viên:

Trong phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ, khi hoạt động tự học là một thành phần bắt buộc trong cơ cấu thời khóa biểu thì cần phải có các hình thức kiểm tra - đánh giá hoạt động này. Nếu giảng viên chỉ giao nhiệm vụ tự học mà không tổ chức kiểm tra, đánh giá thì hoạt động học tập này chỉ mang tính hình thức, đối phó mà khơng đem lại kết quả nhƣ mong muốn. Giảng viên thƣờng xuyên đánh giá sinh viên trong suốt quá trình của môn học thơng qua các hình thức kiểm tra đa dạng nhƣ bài tập cá nhân; bài tập nhóm; bài tập lớn và các bài thi giữa kỳ, cuối kỳ. Qua đó hình thành cho sinh viên cách làm việc nghiêm túc, tính tích cực và ý chí phấn đấu vƣơn lên để đạt kết quả cao trong học tập.

4.3. Rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên sinh viên

Việc rèn luyện kỹ năng tự học cịn phụ thuộc vào chính bản thân mỗi sinh viên trong việc đổi mới nhận thức việc học của mình. Bên cạnh sự hƣớng dẫn của giảng viên, sự quản lý của nhà trƣờng thì hoạt động tự học chỉ có thể thực sự đem lại hiệu quả khi có sự nỗ lực của bản thân chủ thể tham gia, đó chính là sinh viên. Khi chuyển sang

phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải thay đổi nhận thức, xóa bỏ sức ỳ để có những phƣơng pháp học tập tích cực, thái độ tự chủ- tự chịu trách nhiệm nhằm thích ứng với những yêu cầu học tập mới.

Một số nhiệm vụ chính của sinh viên đối với hoạt động tự học nhƣ sau: - Chuẩn bị tốt về động cơ, thái độ học tập, tinh thần trách nhiệm một cách chủ động và hiệu quả.

- Nắm vững mục tiêu của môn học và mục tiêu của từng bài học để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tự học phù hợp và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó. Sinh viên cần biết kỹ năng lập kế hoạch tự học nhƣ: sinh viên cần thống kê các công việc cần làm (trong một năm, một kỳ, một tháng...), xác định quỹ thời gian tự học ở nhà, trên lớp, sắp xếp và phân phối thời gian cho từng cơng việc, kiểm tra tính hợp lý của kế hoạch...

- Bên cạnh đó, sinh viên cần rèn luyện cho mình tƣ duy phân tích, kỹ năng, phƣơng pháp đọc sách và tài liệu tham khảo, giúp họ hoàn thiện và mở rộng tri thức đã đƣợc tiếp thu. Đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ tự

học, tự nghiên cứu trƣớc giờ lên lớp: đọc tài liệu, làm các bài tập, bài kiểm tra, thảo luận nhóm theo yêu cầu của giảng viên.

- Ngoài ra, sinh viên cần rèn luyện các kĩ năng về nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng diễn đạt nói, đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên, kỹ năng tự kiểm tra đánh giá...

- Trong quá trình tự học, sinh viên cần suy nghĩ, sáng tạo và mạnh dạn đƣa ra những ý kiến, nhận xét, thắc mắc của mình mà khơng quá phụ thuộc vào tài liệu và những bài giảng của giảng viên.

4.4.Tăng cường các điều kiện phục vụ tự học của sinh viên

Khi ý thức tự học của sinh viên đã đƣợc nâng cao thì kéo theo nhu cầu tìm kiếm tài liệu, khai thác thơng tin. Khi đó, các điều kiện phục vụ tự học nhƣ: phòng học, trang thiết bị học tập, nguồn học liệu… cũng cần đƣợc đảm bảo. Trong đó hệ thống nguồn học liệu đầy đủ về số lƣợng, phong phú về nội dung và chuẩn mực về chất lƣợng là một yêu cầu không thể thiếu trong

hoạt động tự học của sinh viên. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của yếu tố này, nhà trƣờng cần có kế hoạch để

khơng ngừng cải thiện điều kiện cơ sở vật chất của mình nhƣ:

- Củng cố, nâng cấp, mở rộng hệ thống phịng học, phịng thí nghiệm -

thực hành - thực tập, thƣ viện; bám sát yêu cầu cúa các đề cƣơng môn học để chuẩn bị các học liệu đƣợc coi là bắt buộc ghi trong đề cƣơng môn học

- Tăng cƣờng khả năng khai thác các tiện ích của mạng nội bộ, mở rộng nguồn tƣ liệu điện tử, thiết bị dạy học… bằng cách ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin hiện đại.

III. KẾT LUẬN:

Tự học là hình thức học tập khơng thể thiếu đƣợc của sinh viên đang học tập tại các trƣờng đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lƣợng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở ngƣời học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trƣờng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Tập san số 10 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)