Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu

Một phần của tài liệu Tập san số 10 (Trang 44 - 46)

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu

Nợ xấu là một hiện tƣợng có sự ảnh hƣởng tiêu cực lớn đối với hoạt động của các Ngân hàng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Nợ xấu đƣợc xem xét ở các góc độ khác nhau. Nhìn chung, các nguyên nhân cơ bản nhất là:

- Về phía Nhà nƣớc:

+ Do Chính phủ mở rộng chính sách tiền tệ: Khi tín dụng ngân hàng

là nguồn tài trợ chính thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế quốc gia, thay vì tài trợ cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì một phần lớn trong số đó lại đổ vào thị trƣờng bất động sản. Khi thị trƣờng bất động sản trầm lắng làm suy giảm chất lƣợng tín dụng dẫn đến lạm phát tăng cao, dẫn đến chi phí sản xuất tăng, các doanh nghiệp sản xuất khơng bán đƣợc hàng, khi đó tồn kho tăng cao khiến cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, giải thể ảnh hƣởng đến kết quả tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp.

+ Tiếp đến, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ 09/2014/TT- NHNN ngày 18/03/2014 về phân loại nợ cũng nhƣ quy định trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu. Mặc dù thông tƣ này cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên

nhóm nợ theo Quyết định

780/2012/QĐ-NHNN ban hành từ 23/04/2012 đến tháng 4/2015, nhƣng Thông tƣ 09 lại có những quy định theo hƣớng chặt chẽ để đảm bảo quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ khơng bị lạm dụng.

- Về phía các Ngân hàng:

+ Do áp lực cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc: Áp lực này chủ yếu đối với các ngân hàng thƣơng

mại thuộc sở hữu của Nhà nƣớc. Các doanh nghiệp nhà nƣớc đã sử dụng không hiệu quả nguồn tài trợ trên và đầu tƣ vào lĩnh vực trái ngành nghề (ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, đầu tƣ vào các dự án lớn trong khi vốn ít, khơng có kinh nghiệm ..), vì khơng am hiểu về những lĩnh vực đó nên khi bất động sản đóng băng, chứng khốn thì ảm đạm và kinh doanh ngân hàng thua lỗ vì nợ xấu dẫn đến các doanh nghiệp không trả đƣợc nợ, sinh ra nợ xấu.

+ Trình độ quản trị của một số ngân hàng còn nhiều yếu kém và bất cập so với quy mô: Một số ngân hàng thƣờng hay sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, dẫn đến độ vênh lớn về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, mất tính thanh khoản và tiềm ẩn rủi ro thanh toán rất lớn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng cách tăng tổng tài sản, để thực hiện đƣợc điều đó buộc các ngân hàng phải tăng vốn bằng cách tăng lãi suất huy động và điều tất yếu là lãi suất cho cũng sẽ tăng làm cho các khách hàng đi vay rơi vào tình trạng phải trả lãi cao, cứ nhƣ thế kéo dài khách hàng sẽ mất dần khả năng trả nợ ngân hàng, dẫn đến nợ xấu tăng mạnh.

+ Tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng: Các ngân hàng

ngồi các hoạt động chính là huy động vốn và cho vay thì cịn thực hiện hoạt động đầu tƣ. Chính vì sở hữu chéo lẫn nhau nên một số ngân hàng đã ủy thác cho các công ty con đầu tƣ vào bất động sản, chứng khoán, mua cổ phần của ngân hàng khác. Sở hữu chéo không phù hợp sẽ đem lại rất nhiều rủi ro, khi đó làm chất lƣợng tín dụng giảm xuống dẫn đến nợ xấu nhƣ hiện nay.

- Sự suy thoái về đạo đức của một số cán bộ ngành ngân hàng, năng lực chuyên môn của các cán bộ chƣa theo kịp với tốc độ phát triển của ngành ngân hàng, các khâu của quy trình tín dụng cịn phát sinh khá nhiều tiêu cực nhƣ khâu thẩm định, xét duyệt và theo dõi các khoản vay, chủ yếu chạy theo lợi ích cá nhân để nhằm trục lợi....

- Về phía các doanh nghiệp vay vốn:

Do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn cịn khó khăn, cho nên khi đến hạn, nhiều doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ, dẫn đến số nợ xấu tăng lên, trong khi khả năng tín dụng mở rộng cịn hạn chế do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế cịn thấp. Ngồi ra, nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, thiếu thiện chí trả nợ; khả năng quản lý kinh doanh kém, thậm chí cố tình lừa đảo,…

- Về phía thị trƣờng:

Một phần lớn nguồn tín dụng đƣợc đầu tƣ vào các dự án lớn trong các lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực bất động sản. Khi thị trƣờng bất động sản trầm lắng, nghĩa là cầu về lĩnh vực này suy giảm mạnh làm cho các nhà đầu tƣ không bán đƣợc hàng mà nguồn vốn đầu tƣ cho thị trƣờng này lại chủ yếu là vốn tín dụng của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp bất động sản làm ăn thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến nợ xấu.

Một phần của tài liệu Tập san số 10 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)