(Nguồn: Khảo sát định lượng của tác giả) Đối tượng tham gia khảo sát đánh giá cao các nhiều chương trình khuyến mãi của Super Cell, sau đó là đến MyPlay kế đến là MyGame, AMK Studio và cuối cùng là Tầm Tay. 2.97 2.54 3.00 2.00 3.15 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50
MyGAME AMK Studio MyPlay Tam Tay Global
Super cell
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày tổng quan về công ty MySQUAR, thương hiệu MyGame và phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu MyGame trên thị trường Myanmar. Nghiên cứu thu thập thông tin về thị trường game, nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu, hành vi chơi game, đối thủ cạnh tranh, các trung gian quảng cáo sẽ là cơ sở để thực hiện chương 3. Phân tích thực trạng về việc xây dựng tầm nhìn, mục tiêu thương hiệu; Thiết kế thương hiệu; Định vị thương hiệu; Hệ thống nhận diện thương hiệu; Kiến trúc thương hiệu; Phát triển thương hiệu để biết được những mặt đã làm được, chưa làm được trong q trình xây dựng thương hiệu, giúp hồn thiện các giải pháp đưa ra. Bước đánh giá thương hiệu, thực hiện khảo sát của khách hàng áp dụng mơ hình giá trị thương hiệu, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để biết được khách hàng đánh giá các thang đo như thế nào. Sau quá trình đề xuất và thực hiện giải pháp sẽ tiến hành khảo sát đánh giá thương hiệu lần nữa để biết được sư thay đổi của giá trị thương hiệu sau khi áp dụng các giải pháp từ đề tài.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU MYGAME 3.1. Quan điểm và định hướng xây dựng thương hiệu MyGame
3.1.1. Quan điểm xây dựng thương hiệu MyGame
Việc xây dựng thương hiệu của MyGame là rất cần thiết trong giai đoạn thị trường cịn chưa có nhiều cạnh tranh. Nếu xây dựng thương hiệu ngay từ bây giờ, MyGame sẽ trở thành nhà phát hành game tiên phong đầu tiên tại Myanmar. Tuy nhiên để có thể làm tốt thì việc xây dựng thương hiệu cần phải xác định những quan điểm phù hợp với tình hình thị trường. Một số quan điểm cơ bản đó là:
- Với lợi thế nguồn nhân lực nhiều kinh nghiệm trong việc phát hành game, nguồn game đa dạng với nhiều thể loại khác nhau, MyGame có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu là nhà phát hành đầu tiên phát hành các sản phẩm được địa phương hóa giành riêng cho người dân Myanmar.
- Tăng cường nhận thức trong công ty về tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu, cải thiện hoạt động nội bộ, hợp tác cùng phát triển.
- Phát triển cộng đồng trong việc chơi các sản phẩm game. Chơi game một cách chuyên nghiệp, lành mạnh. Để nghành công nghiệp game thật sự phát triển và trở thành một trong những ngành mũi nhọn được đầu tư giống như tại Trung Quốc, Hàn Quốc.
- Việc xây dựng thương hiệu phải dựa trên nghiên cứu, khảo sát khách hàng, thị trường để tạo ra được các sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu, mong đợi từ khách hàng.
3.1.2. Định hướng xây dựng thương hiệu
Định hướng thứ nhất là xây dựng thương hiệu phải dựa trên lợi ích khách hàng: thương hiệu nằm trong tâm trí khách hàng nên mọi hoạt động xây dựng đều bắt đầu từ nghiên cứu thị trường để làm nền tảng và có sở điều chỉnh, quản lý thương hiệu.
Định hướng thứ hai là thay đổi quan điểm lãnh đạo: Game là sản phẩm có vịng đời ngắn, các nhà phát hành thường đi theo xu hướng là “đánh nhanh, thắng nhanh”, tập trung phần lớn ngân sách cho các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Các nhà lãnh đạo vẫn còn lo ngại về vấn đề ngân sách lớn để xây dựng thương hiệu
nhưng lại chưa có con số trực tiếp nào đánh giá sự phát triển của thương hiệu sẽ đem lại cho sự tăng trưởng doanh thu cho công ty. Tuy nhiên với tâm nhìn của MySQUAR là phát triển lâu dài tại Myanmar thì MyGame cần phải xác định lại vai trò thương hiệu và bắt đầu triển khai các giải pháp xây dựng thương hiệu, nắm bắt cơ hội trở thành người dẫn đầu trong thị trường game nước này.
Định hướng thứ ba là tăng cường quảng bá thương hiệu MyGame: đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, tăng mức độ nhận biết thương hiệu lên 60% - 70%. Mở rộng các kênh quảng cáo, không phụ thuộc vào một kênh Facebook nữa mà tiến hành làm việc với các nhà cung cấp khác.
Định hướng thứ tư là xây dựng thương hiệu MyGame dẫn đầu trên thị trường: trước tình hình cạnh tranh gay gắt, các nhà phát hành game tại Việt Nam đã nhảy vào thị trường màu mỡ Myanmar, đối mặt với các đối thủ lớn như VNG, MeCorp, MyPlay thì MyGame cần phải tăng cường chất lượng sản phẩm, lắng nghe ý kiến khách hàng, đổi mới, hoàn thiện sản phẩm.
Định hướng thứ năm là tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tải sản phẩm: mở rộng thêm các địa điểm có thể tải game là tại các cửa hàng điện thoại di động, trên các trang web chia sẻ ứng dụng di động…Đáp ứng mọi trạng thái kết nối mạng, dù khơng có mạng hoặc mạng chậm chờn vẫn có thể tải game và chơi game.
3.2. Các giải pháp xây dựng thương hiệu MyGame
3.2.1. Nghiên cứu và thu thập thông tin
Theo nghiên cứu định lượng được trình bày tại chương 2 thì có thể rút ra một số nhận định:
- Khách hàng mục tiêu của MyGame nằm trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi. Khu vực sinh sống chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Yangon, Mandalay, Shan State, Bago. Có thu nhập trung bình dưới 300,000 Ks (tương đương 219$). Mong muốn được chơi những game có chất lượng tốt trên thế giới như Clash of Clan, LOL và đã được địa phương hóa, sử dụng ngơn ngữ, thanh toán của Myanmar. Những đánh giá về giá trị thương hiệu MyGame của các đối tượng khảo sát chưa cao.
- Về đối thủ cạnh tranh của MyGame hiện nay trên thị trường chưa nhiều, một số nhà phát hành địa phương có thể kể đến là Shan Koe Mee, MyPlay, Phal52 thì đối thủ đáng gớm chuẩn bị tiến vào Myanmar chính là VNG. Những nhà phát hành địa phương như Shan Koe Mee, MyPlay chủ yếu tập trung vào mảng game Casual, Poker. Đây là hai mảng game chủ lực tại Myanmar vì đơn giản, dễ chơi, khơng cần đầu tư quá nhiều thời gian. VNG khi vào thị trường Myanmar, với nguồn lực tài chính của mình sẽ đầu tư rất nhiều thể loại game, vì thế MyGame cần phải đi trước một bước, xây dựng thương hiệu MyGame là cổng game đầu tiên tại Myanmar.
- Về các nhà cung cấp dịch vụ: việc mở rộng các kênh quảng cáo, tiếp thị là cần thiết để có thể mở rộng thị trường và không phụ thuộc vào một dịch vụ quảng cáo nào hết.
3.2.2. Xây dựng tầm nhìn thương hiệu
Sau quá trình trình bày nghiên cứu định lượng về khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh và làm việc với CEO, các manager về xây dựng thương hiệu cho MyGame thì đã thống nhất các phát biểu:
Tầm nhìn thương hiệu của MyGame
“ MyGAME become a leading interactive entertainment publisher for the mobile world in Myanmar, publishing free-to-play game on mobile platforms, including smart phone, tablet, and other mobile devices”
Tạm dịch là: “Trở thành nhà phát hành trò chơi tương tác dẫn đầu trong thế giới di động tại Myanmar, phát hành các trị chơi miễn phí trên nền tảng điện thoại di động thông minh, máy tỉnh bảng và các thiết bị điện tử khác.
Sứ mệnh thương của hiệu MyGame
"Bring the suitable product for all tastes and needs of usersMyGAME is the synthetic gaming world all genres with diverse styles, suitable for all users. From casual games suitable for pure entertainment style, to the antagonistic nature kind of game which still bring the fun, or the brain war in strategy games, RPG ...We want games to be a space where everyone feels welcome.
Provide a better experience with the localized mobile game system with the language, sounds,... for gaming community of Myanmar. Our games are easy to play and super smooth; they run on all operating systems, networks, and can play anywhere.
More than just a recreational game, MyGAME elevate Myanmar gammers with the professional league where talent - classy - teamwork spirit show in every game"
Tạm dịch là:
MyGame mang đến nhiều thể loại game với phong cách đa dạng, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu sử dụng, thích hợp cho mọi đối tượng khách hàng.
Từ trò chơi đơn giản với phong cách giải trí đơn thuần đến trị chơi đối kháng mang lại niềm vui, đòi hỏi sự tư duy chiến lược, hay các trị chơi nhập vai. Chúng tơi muốn tạo ra một không gian mà tất cả mọi người đều được chào đón.
Cung cấp trải nghiệm tốt hơn với các trò chơi trên di động đã được địa phương hóa, sử dụng ngơn ngữ, hình ảnh, âm thanh hồn tồn thuần Myanmar. Trị chơi của MyGame rất dễ chơi và vận hành tốt trên mọi hệ điều hành, bất chấp đường truyền internet và có thể chơi được mọi lúc mọi nơi.
Không chỉ tạo ra các trị chơi giải trí đơn thuần, mà MyGame cam kết tạo ra các sân chơi, giải đấu chuyên nghiệp nên mà tài năng, tinh thần động đội sẽ được tỏa sáng.
Mục tiêu thương hiệu
Mục tiêu ngắn hạn trong 2 năm đó là:
- Trung bình mỗi tháng sẽ phát hành 2 sản phẩm. Mỗi sản phẩm là một thể loại game khác nhau.
- Duy trì vịng đời của mỗi sản phẩm ít nhất là 1 năm. - Tổ chức các giải đấu trực tuyến
- Nâng cao hoạt động chăm sóc khách hàng bằng nhiều phương tiện truyền thông, hỗ trợ 24/24
Mục tiêu dài hạn
- Nghiên cứu thị trường, áp dụng các cơng nghệ mới để hồn thiện các sản phẩm trong điều kiện đường truyền không ổn định. Nâng cao chất lượng của sản phẩm, gia tăng lòng trung thành của khách hàng.
- Tổ chức các giải đấu và hoạt động chuyên nghiệp, tạo sân chơi cho các game thủ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.
3.2.3. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Theo kết quả khảo sát nhận biết thường hiệu từ chương 2 mặc dù có điểm trung bình cao nhất (3.35) trong tất cả các nhà phát hành, tuy nhiên nếu xét theo thang điểm bên dưới thì nhận định này rơi vào trường hợp là khơng ý kiến/bình thường. Vì thế việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất để áp dụng cho tất cả các sản phẩm của MyGAME là vô cùng cần thiết.
1-1.8: Rất không đồng ý 1.81-2.6: Không đồng ý
2.61-3.4: Khơng ý kiến/ bình thường 3.41-4.2: Đồng ý
4.21-5: Rất khả thi
(Từ nay về sau thang điểm này sẽ áp dụng cho tất cả các khảo sát thang đo Likert 5 bậc)
3.2.3.1. Tên thương hiệu
Tên thương hiệu thống nhất là dùng theo chuẩn của MySQUAR đó là MyGAME. Viết hoa chữ cái đầu và chữ GAME, không dấu cách.
Chú thích: Bắt đầu từ đây cho đến cuối bài, tác giả sẽ sử dụng tên MyGAME theo quy chuẩn.
3.2.3.2. Logo
Quy chuẩn logo được thể hiện như sau:
Hình 3. 1. Bố cục logo MyGame (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả) Thiết kế của logo cũ thì kích thước chữ MyGAME to hơn so với kích thước chũ MySQUAR và khoảng cách từ lề đến chữ khơng có sự đồng đều. Bản logo mới đã khắc phục được những sai sót đó.
Tính cách thương hiệu là năng động, mạnh mẽ, tinh thần quyết chiến, quyết thắng.Để làm nổi bật tính cách thương hiệu, màu sắc chủ đạo trên logo là màu đỏ và màu trắng. Màu đỏ sẽ kích thích tuyến yên, làm tăng nhịp đập của tim, tạo cảm giác phấn kích, năng nổ cho người nhìn thấy. Sử dụng màu đỏ trên logo sẽ tạo nên tinh thần quyết đấu mạnh mẽ. Tuy nhiên nếu sử dụng toàn màu đỏ trong logo sẽ dễ gây nên sự khó chịu, bực tức nên thêm màu trắng để tạo nên sự hài hòa cho chủ thể. Lấy màu trắng làm nền sẽ giúp nổi bật tên thương hiệu hơn. Trong bảng mã màu, hai màu chính có ký tự là HEX EE202E và HEX FFFFFF.
Có hai phiên bản màu trong trường hợp màu nền trùng với màu đỏ nền của logo.
Hình 3. 2. Phiên bản màu của logo (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả) Câu khẩu hiệu của MyGAME là World Of JOY. Viết hoa chữ cái đầu của World và viết hoa nguyên từ JOY. Ý nghĩa là MyGAME – Thế giới của niềm vui. Người
dùng có thể cảm nhận được niềm vui khi sử dụng các sản phẩm của MyGAME. Font chữ của slogan trên thiết kế là Montserras Extra Bold. Tùy theo bố cục của thiết kế logo kèm slogan có hai phiên bản thiết kế như hình dưới.
Hình 3. 3. Định dạng logo khi có khẩu hiệu (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả) Trong việc sử dụng logo, cần tránh những trường hợp sau:
Hình 3. 4. Những trường hợp tránh khi sử dụng logo (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả)
Hình 3. 5. Bố cục iOS App Icon (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả)
Hình 3. 6. Bố cục Android App Icon (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả)
Icon hiển thị trên thiết bị Android và iOS có sự khác nhau về đường bo xung quanh góc. Đối với icon iOS đường bo trong hơn so với Android tuy nhiên tỷ lệ của logo MyGame thì đồng nhất với nhau.
3.2.3.4. Văn phịng phẩm
Hình 3. 7. Mẫu thiết kế danh thiếp (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả)
Hình 3. 8. Mẫu thiết kế phong thư (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả) Mẫu danh thiếp và phong thư sử dụng màu chủ đạo của MySQUAR (tím, vàng) kết hợp với màu sắc của MyGAME (đỏ, trắng). Trên danh thiếp mặt trước thể hiện logo MySQUAR, slogan, website. Măt sau thể hiện thông tin họ tên, chức vụ, email, số điện thoại liên lạc, logo MyGAME.
Hình 3. 9. Mẫu thiết kế bì đựng tài liệu và văn bản (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả) Thiết kế bì đựng tài liệu, văn bản có màu sắc chủ đạo là trắng đen kèm theo hình nền đã được bôi màu theo hiệu ứng đen – trắng để làm nổi bật logo MyGAME.
Bìa ngồi có các thơng tin như website MyGAME, địa chỉ cơng ty, số điện thoại liên lạc, email. Văn bản trên trong sẽ có logo MyGAME kèm slogan. Header là một lớp nền họa tiết. Footer là địa chỉ công ty và website.
3.2.3.5. Thiết kế ứng dụng MyGAME
Hình 3. 10. Mơ tả trang game của ứng dụng (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả)
Hình 3. 11. Mơ tả trang tin tức của ứng dụng (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả)
Hình 3. 12. Mơ tả trang tài khoản đăng nhập của ứng dụng (Nguồn: Giải pháp của tác giả) 3.2.3.6. Thiết kế website
Thiết kế giao diện website sẽ tương tự như giao diện của ứng dụng, vì thế tác giả khơng trình bày chi tiết nữa. Tuy nhiên sẽ có một số chỗ khác với ứng dụng để phù hợp với trình duyệt truy cập và hành vi tương tác của người dùng trên website.
3.2.3.7. Thiết kế banner
Hình 3. 13. Định dạng thiết kế banner (Nguồn: Giải pháp của tác giả) (Nguồn: Giải pháp của tác giả) Logo MyGAME sẽ nằm bên góc phải dưới cùng, viền logo hình bo trịn. Logo của các sản phẩm thuộc MyGAME sẽ nằm bên góc trái trên cùng. Tùy theo tình huống sẽ có cách sử dụng banner khác nhau. Ví dụ như banner quảng cáo trên Facebook bị hạn chế 20% chữ, kể cả chữ trên logo. Vì thế khi thiết kế có thể khơng cần dùng logo MyGAME. Hoặc đối với những banner quảng cáo trên Google Adwords có nhiều kích thước khác nhau, có những kích thước như 728x90, 317x25….Những banner này rất nhỏ, chỉ cần để logo của sản phẩm là được, không nhất thiết phải kèm theo logo MyGAME.
3.2.3. Định vị thương hiệu Khách hàng mục tiêu Khách hàng mục tiêu
Theo nhận định rút ra từ kết quả khảo sát định lượng và các dữ liệu sơ cấp thì đặc điểm khách hàng mục tiêu của MyGAME là:
- Khu vực sinh sống tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Yangon, Mandalay, Shan Kate, Bago
- Độ tuổi trung bình từ 16 đến 35 tuổi. Trong đó 16-24 tuổi là độ tuổi chính, tạo cộng đồng cho sản phẩm. Độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi sẽ góp phần tạo ra doanh thu chính cho sản phẩm. Giới tính nam là chủ yếu. Thu nhập trung bình dưới 300,000 Ks. Thuộc tầng lớp trung lưu và hạ lưu.Chia sẻ của bạn bè sẽ tác động vào hành vi chơi game.
- Thích những thứ miễn phí, thích các giao dịch trong game có thể đổi là tiền hoặc các vật phẩm có thật như thẻ cào. Thích được trải nghiệm nhiều thể loại game, tuy nhiên vì khả năng chơi game có giới hạn nên thường gắn bó lâu dài