3 Biểu đồ tần số P– Plot của các phần dư chuẩn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 63 - 109)

Giả định khơng có tương quan giữa các biến độc lập (không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến)

Kết quả trên Bảng 4.12 cho thấy giá trị chấp nhận của các biến độc lập (Tolerance) đều lớn hơn 0,5 (nhỏ nhất là 0,598, độ phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 10 (lớn nhất là 1,672). Hơn nữa, trong Bảng 4.9 thể hiện khơng có hệ số tương quan nào lớn hơn 0,85. Vì thế, khẳng định khơng có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Tóm lại, các kết quả kiểm định trên cho thấy, các giả định trong mơ hình hồi quy tuyến tính khơng bị vi phạm. Vì thế, các giả thuyết H1, H2, H3, H4 được kiểm định trong nghiên cứu này được chấp nhận.

4.2.7 Kiểm định hồi quy bội

Nhân tố văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính sau:

MAPi = α + β1Ai + β2Ci + β3Hi + β4Mi + Ɛ Trong đó,

- MAPi: vận dụng KTQT trong doanh nghiệp của công ty mẫu thứ i - α: hằng số

- βi: hệ số biến giải thích - Ɛ: phần dư

Các biến Ai, Ci, Hi, Mi lần lượt là các biến văn hóa sáng tạo (Adhocracy), văn hóa gia đình (Clan), văn hóa cấp bậc (Hierarchy) và văn hóa thị trường (Market) theo doanh nghiệp thứ i.

Bảng 4.12 - Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Mơ hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Hệ số β Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai 1 (Constant) 0,181 0,142 1,280 0,202 F_C 0,357 0,030 0,506 11,759 0,000 0,603 1,659 F_M 0,295 0,043 0,294 6,809 0,000 0,598 1,672 F_A 0,135 0,029 0,192 4,708 0,000 0,669 1,494 F_H 0,100 0,024 0,144 4,104 0,000 0,903 1,107 a. Biến phụ thuộc: F_MAP

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS – Phụ lục 15

Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện trong Bảng 4.12 cho thấy, các yếu tố dự đốn trong mơ hình hồi quy đều có tác động đến Vận dụng KTQT trong doanh nghiệp. Hệ số Sig của 4 yếu tố đều < 0,05; với hệ số hồi quy Beta lần lượt cho các biến như sau: Văn hóa gia đình β= 0,506; Văn hóa thị trường β = 0,294; Văn hóa sáng tạo β = 0,192 và Văn hóa cấp bậc β = 0,144.

Mơ hình hồi quy biểu thị các nhân tố văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị được xác định như sau:

MAP = 0,506*C + 0,294*M+ 0,192*A + 0,144*H

Như vậy cả 04 yếu tố văn hóa: gia đình, sáng tạo, thị trường, cấp bậc đều có ảnh hưởng cùng chiều đến vận dụng KTQT. Nghĩa là khi các nhân tố này càng cao thì mức độ ảnh hưởng đến vận dụng KTQT càng cao. Trong đó, văn hóa gia đình ảnh hưởng mạnh nhất đến vận dụng KTQT, kế đến là văn hóa thị trường, văn hóa sáng tạo và cuối cùng là văn hóa cấp bậc.

4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Đề tài đã nghiên cứu về các yếu tố thuộc văn hóa tổ chức tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị - trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Với kết quả khảo sát 260 mẫu các đối tượng khảo sát sau: Kế tốn viên, Kế tốn trưởng, Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, … tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 20. để kiểm định từng các giả thuyết. Sau khi phân tích, kết quả như sau:

- Giả thuyết H1: Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp có nét văn hóa sáng tạo (Adhocracy) đến việc vận dụng KTQT nghĩa là các doanh nghiệp có văn hóa sáng tạo mạnh thì việc vận dụng kế toán quản trị sẽ khả thi hơn. Kết luận này tương ứng với giả thuyết ban đầu.

- Giả thuyết H2: Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp có nét văn hóa thị trường (Market) đến việc vận dụng KTQT nghĩa là các doanh nghiệp có văn hóa mang tính thị trường mạnh thì việc vận dụng KTQT sẽ khả thi hơn. Kết luận này tương ứng với giả thuyết ban đầu

- Giả thuyết H3: Có sự tác động âm giữa các doanh nghiệp/tổ chức có nét văn hóa gia đình (Clan) đến việc vận dụng KTQT. Tuy nhiên, kết quả phân tích thì những doanh nghiệp nào có những đặc tính mang nét văn hóa gia đình thì việc vận dụng KTQT tại doanh nghiệp đó mang tính khả thi cao. Điều này cũng hồn tồn phù hợp với nét văn hóa của gia đình Việt Nam. Do đó, kết luận này trái ngược với giả thuyết ban đầu.

- Giả thuyết H4: Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp/tổ chức có nét văn hóa cấp bậc (Hierachy) đến việc vận dụng KTQT nghĩa là các doanh nghiệp có nét văn hóa cấp bậc mạnh thì việc vận dụng KTQT sẽ khả thi hơn. Kết luận này tương ứng với giả thuyết ban đầu.

Xem chi tiết nội dung tóm tắt tại Bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13 – Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

STT Giả thuyết Kết quả kiểm định Hệ số β chuẩn hóa Kết luận 1 Giả thuyết 1 (H1): Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp có nét

văn hóa sáng tạo (Adhocracy) đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

0,192

Yếu tố văn hóa sáng tạo (Adhocracy) trong văn hóa doanh nghiệp tác động dương

đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

2

Giả thuyết 2 (H2): Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp có nét

văn hóa thị trường (Market) đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

0,294

Yếu tố văn hóa thị trường (Market) trong văn hóa doanh nghiệp tác động dương đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

3

Giả thuyết 3 (H3): Có sự tác động âm

giữa các doanh nghiệp/tổ chức có nét văn hóa gia đình (Clan) đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

0,506

Yếu tố văn hóa gia đình (Clan) trong văn hóa doanh nghiệp tác động dương đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

4

Giả thuyết 4 (H4): Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp/tổ chức

có nét văn hóa cấp bậc (Hierarchy) đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

0,144

Yếu tố văn hóa cấp bậc (Hierarchy) trong văn hóa doanh nghiệp tác động dương

đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

4.3.1 Đối với yếu tố văn hóa sáng tạo (Adhocracy)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có nét văn hóa sáng tạo sẽ làm tăng tính khả thi trong việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây của (Denison & Spreitzer, 1991). Thật

vậy, năng lực sáng tạo quyết định sự bền vững tồn tại của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực lãnh đạo quản lý vĩ mơ và vi mơ/cơng và tư, tính mới của hoạt động bao hàm cả sự làm khác đi, sự “vượt rào” phá vỡ các nguyên tắc, cơ chế và thể chế quản lý chính thống. Nhưng làm khác/phủ nhận cái chính thống có thể gây ra hậu quả khó lường cho người lãnh đạo, với 2 khả năng làm tốt hơn hoặc kém hơn cái hiện tại, nên tiêu chí thứ 2 của sáng tạo địi hỏi phải mang lại mức độ ích lợi hay hiệu quả cao hơn. Và đây chính là thách thức lớn nhất cho cơng việc quản trị doanh nghiệp và quản trị văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ việc người sáng lập, lãnh đạo DN cần quyết định lựa chọn xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo kiểu/loại hình nào. Đặc điểm cơ bản của văn hóa sáng tạo: việc quản trị không quan tâm nhiều đến các nguyên tắc hay các quy định. Doanh nghiệp tạo một không gian tự do, thoải mái nhất có thể để nhân viên cải tiến, sáng tạo theo sở trường của mình. Loại hình văn hóa sáng tạo này phù hợp nhất với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc những doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực công nghệ cao.

4.3.2 Đối với yếu tố văn hóa thị trường (Market)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có nét văn hóa thị trường sẽ làm tăng tính khả thi trong việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Đây là điểm tương đồng so với nghiên cứu trước đây của (Libby & Waterhouse, 1996). Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mơ lớn, là một tập hợp những thành viên khác nhau về trình độ chun mơn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa,… do sự khác nhau này đã tạo ra một môi trường làm việc rất đa dạng và phức tạp. Hơn nữa, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng tồn cầu hóa, để các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển buộc phải liên tục tìm tịi những cái mới, sáng tạo, đột phá và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi huy động, phát huy và trao dồi nguồn lực con người, làm gia tăng giá trị của nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực làm việc, tính minh bạch, rõ ràng trong cơng việc, ... làm tăng hiệu quả hoạt động

doanh nghiệp và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt, có chỗ đứng vững trên thị trường.

4.3.3 Đối với yếu tố văn hóa gia đình (Clan)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có nét văn hóa gia đình sẽ làm tăng tính khả thi trong việc vận dụng kế tốn quản trị trong doanh nghiệp. Nghĩa là khơng khí nơi làm việc giống như gia đình, thể hiện tính đồng đội, quản trị nguồn nhân lực tập trung hàng đầu, sự quan tâm và chia sẻ từ các cấp quản lý đối với nhân viên hay giữa nhân viên với nhau – mang tính đặc thù của nền văn hóa Việt Nam. Điều này phù hợp với nghiên cứu của (Trần Ngọc Hùng, 2016) cũng như lý thuyết tình huống và cũng rất phù hợp khi xét về việc vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT như xây dựng chi phí định mức, lập kế hoạch ngân sách và kiểm sốt, phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích dự án đầu tư, …. đều địi hỏi từ sự đồng thuận, phối hợp thực hiện giữa các đơn vị trực thuộc, các bộ phận, các phịng ban. Từ đó, mới có thể dễ dàng xây dựng được các kế hoạch trong ngắn hạn, chiến lược trong dài hạn để cung cấp cho ban lãnh đạo có những quyết định kịp thời và chính xác.

4.3.4 Đối với yếu tố văn hóa cấp bậc (Hierachy)

Kết quả chỉ ra rằng các doanh nghiệp có nét văn hóa cấp bậc sẽ làm tăng tính khả thi trong việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì có sự phân biệt về hệ thống thứ bậc, trong đó, nhân viên có xu hướng nghe lệnh cấp trên một cách tuyệt đối; đề cao sự kiểm sốt tùy theo góc độ nhìn nhận mà điều này ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực. Dưới góc độ kiểm sốt để đảm bảo tính tuân thủ, tính kịp thời, tính hiệu quả để đảm bảo mọi hoạt động mang tính sn sẻ thì yếu tố văn hóa này ảnh hưởng tích cực đến vận dụng kế toán quản trị, điều này phù hợp với nghiên cứu của (Denison & Spreitzer, 1991). Tuy nhiên, nếu mức độ kiểm sốt vượt mức giới hạn nào đó thì có thể giảm sự sáng tạo và động lực làm việc của nhân viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 tiến hành phân tích dữ liệu nghiên cứu nhằm kiểm định thang đo, mơ hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu từ dữ liệu thu thập được 260 mẫu doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

Q trình phân tích dữ liệu và giải thích kết quả gồm các bước sau: đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh chịu tác động bởi 4 nét văn hóa doanh nghiệp theo thứ tự hệ số β như sau: Văn hóa gia đình (C) = 0,506; Văn hóa thị trường (M) = 0,294; Văn hóa sáng tạo (A) = 0,192 và Văn hóa cấp bậc (H) = 0,144.

Các kết quả nghiên cứu chương 4, tác giả sẽ sử dụng để đề xuất các hàm ý quản trị ở chương 5.

CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chương 4 để kết luận lại yếu tố văn hóa tổ chức có tác động đến vận dụng kế tốn quản trị - là cơ sở, nền tảng để tác giả đưa ra các hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị thích hợp. Đồng thời, tác giả cũng nêu hạn chế và đưa ra đề xuất nghiên cứu trong tương lai.

5.1 Kết luận

Ngày nay, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, TP. Hồ Chí Minh tập trung là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, đi đầu trong việc đầu tư kinh doanh với các đối tác nước ngồi lớn. Thơng qua các cơng nghệ quản lý, sản xuất hiện đại thì việc áp dụng các cơng cụ kế tốn quản trị cũng khơng kém phần quan trọng. Qua nhiều nghiên cứu trước đó, có thể khẳng định lần nữa kế tốn quản trị là cơng cụ quản lý hữu hiệu và hiệu quả nhất để các nhà quản trị đưa ra những quyết định trong ngắn hạn và dài hạn. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, tác giả tiến hành phân tích nhằm kiểm định sự tác động của các thành phần trong yếu tố văn hóa tổ chức tác động đến vận dụng kế tốn quản trị trong doanh nghiệp.

Tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp: kết hợp phương pháp định tính (trao đổi ý kiến với chuyên gia) và nghiên cứu định lượng (kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến). Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ban đầu và rút ra kết luận như sau:

Câu hỏi 1: Trong yếu tố văn hóa tổ chức tác động đến vận dụng Kế tốn quản trị

trong doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh có 04 thành phần văn hóa bao gồm: văn hóa gia đình, văn hóa thị trường, văn hóa sáng tạo và văn hóa cấp bậc.

Câu hỏi 2: Qua kết quả phân tích số liệu, tác giả kết luận: Việc vận dụng KTQT

chịu sự tác động mạnh nhất là văn hóa gia đình (β = 0,506), tiếp đến là văn hóa thị trường (β = 0,294); văn hóa sáng tạo (β = 0,192) và ảnh hưởng thấp nhất là văn hóa cấp bậc (β = 0,144).

5.2 Hàm ý lý thuyết

Thứ nhất, thơng qua việc xử lý và phân tích số liệu, đề tài đã xây dựng mơ hình và kiểm định các biến thành công. Nghiên cứu cũng đưa ra những lập luận để giải thích sự tác động của các yếu tố văn hóa đến việc vận dụng kế tốn quản trị.

Thứ hai, đề tài cũng ủng hộ các lý thuyết tình huống, lý thuyết đại diện, lý thuyết tâm lý liên quan đến việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Lý thuyết tình huống: đề tài đã ủng hộ lý thuyết tình huống khẳng định sự tác động của yếu tố văn hóa đến vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

Lý thuyết đại diện: theo lý thuyết đại diện khi lợi ích của cổ đơng và người quản lý công ty, giữa cấp trên và cấp dưới khơng gắn kết thì khó có thể đạt được mục tiêu của cơng ty. Vì vậy, văn hóa cơng ty thể hiện thơng qua các quy định, quy tắc, chính sách giữa các cấp bậc trong cơng ty, giữa cổ đông với người quản lý công ty phải hỗ trợ và cùng hướng về mục tiêu thì sẽ làm tăng tính khả thi trong vận dụng kế tốn quản trị trong doanh nghiệp.

Lý thuyết tâm lý chỉ ra rằng việc thiết lập và vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp phải xem xét đến yếu tố con người. Điều này rất quan trọng trong việc doanh nghiệp xây dựng cho mình một nền văn hóa mạnh và rõ ràng mối quan hệ giữa các bộ phận, cấp trên cấp dưới càng rõ ràng, chặt chẽ thì càng tăng tính khả thi việc vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 63 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)