Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 33 - 34)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.4 Các lý thuyết nền tảng có liên quan

2.4.2 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Lý thuyết này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kế tốn, tài chính, kiểm tốn và kế tốn quản trị. Theo (Jensen, 1976), người đặt nền móng cho lý thuyết đại diện – xác định mối quan hệ đại diện hay quan hệ ủy thác như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đơng (những người chủ - pricipals), bổ nhiệm, chỉ định người khác quản lý công ty (người đại diện – agents) để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của

công ty. Lý thuyết đại điện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thơng tin đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và người đại diện trong công ty. Hai bên cho rằng nguồn gốc mâu thuẫn, xuất phát từ sự khơng hài hịa về lợi ích, đặc biệt về mục tiêu lợi nhuận giữa chủ doanh nghiệp và các điều hành cấp cao, giữa chủ nợ và chủ doanh nghiệp. Do bất cân xứng thơng tin và vai trị cơng việc khác nhau, người đại diện nắm nhiều thông tin hơn người chủ hay do những yếu tố bất định gây tổn hại cho cơng ty mà có thể dẫn đến sự vơ ý hay cố ý từ những người đại diện này. Để giảm thiểu vấn đề này cơng ty cần sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa người chủ như cổ đông và người đại diện – nhà quản lý công ty thông qua thiết lập cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị và thiết lập cơ chế giám sát để hạn chế hành vi tư lợi của các nhà quản lý công ty.

Trong lĩnh vực kế toán quản trị, (Palepu, 2001) cho rằng giải pháp dung hịa lợi ích giữa nhà quản trị doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài là hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà đầu tư, thỏa thuận hợp lý thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị. Những hợp đồng này thường yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán quản trị như hệ thống lập dự tốn ngân sách, thơng tin kiểm sốt chi phí, phân bổ các nguồn lực, …để nhà đầu tư đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị doanh nghiệp có quản trị các nguồn lực của cơng ty gắn với lợi ích của nhà đầu tư bên ngồi.

Như vậy, khi lợi ích của cổ đơng và người quản lý công ty, giữa cấp trên và cấp dưới khơng gắn kết thì khó có thể cùng gắn kết để đạt được mục tiêu của công ty – đây là nét đặc trưng cơ bản của văn hóa thứ bậc và văn hóa gia đình. Như vậy, lý thuyết đại diện chỉ ra rằng yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến vận dụng kế tốn quản trị trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)