Lý thuyết tình huống (Contingency Theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 31 - 33)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.4 Các lý thuyết nền tảng có liên quan

2.4.1 Lý thuyết tình huống (Contingency Theory)

Các nghiên cứu trước đây liên quan đến vận dụng KTQT đã dựa nhiều vào lý thuyết ngẫu nhiên, được phát triển từ ý tưởng cho rằng khơng có giải pháp chung cho

các vấn đề về vận dụng KTQT là khả thi (Chenhall, 2006). Trong bối cảnh này, các nghiên cứu tìm cách giải thích nội dung và/hoặc sử dụng KTQT từ trước đó đã dựa nhiều vào một số biến ngẫu nhiên để mô tả cấu trúc của tổ chức (Otley, 2016). Theo thời gian, các nhà nghiên cứu đã xem xét các biến bổ sung, nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiều yếu tố ngẫu nhiên và kiểm soát để xác định hiệu quả của các hệ thống vận dụng KTQT khác nhau (Fisher, 1995).

Trong số các biến tiềm ẩn, một số nghiên cứu đã sử dụng sự không chắc chắn về môi trường và khả năng cạnh tranh (Bruns and Stalker, 1961). (Woodward, 1970) cũng nhấn mạnh yếu tố công nghệ được thực hiện (tức là, hệ thống sản xuất) như là một biến ngẫu nhiên trong cả hai phương pháp định lượng và định lượng để giải thích về việc vận dụng KTQT (Klassen & Otley, 2014, Langfield-Smith et al., 2017).Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có xu hướng lựa chọn các loại hình chiến lược khác nhau cho các chiến lược kinh doanh của tổ chức nên kết luận của họ đã khơng mang tính tổng qt. Ngồi ra, các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét biến văn hóa quốc gia như một biến giải thích tiềm năng (Otley, 2016). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào văn hóa quốc gia có thể bao gồm những sai sót đáng kể vì hành vi của các nhân viên cá nhân trong các tổ chức có thể khác biệt đáng kể so với các chuẩn mực quốc gia về khn mẫu (Otley, 2016).

Ngược lại, văn hóa tổ chức tiềm năng có thể hữu ích hơn (Fisher, 1995, Hartnell et al., 2011). Thuật ngữ này biểu thị một tập hợp các chỉ tiêu, giá trị và niềm tin xã hội được chia sẻ bởi các thành viên của một tổ chức và ảnh hưởng đến hành động của họ (Schein, 1985). Bằng cách khảo sát các định mức, giá trị và niềm tin của các cá nhân, các nhà nghiên cứu có thể khám phá văn hóa thống trị trong một tổ chức. (Fisher, 1995) lý do rằng sự tồn tại của một văn hóa nội bộ mạnh mẽ có thể thay thế cho các quy trình kiểm sốt khác, có thể ảnh hưởng đến việc thiết kế các hệ thống về KTQT. Hơn nữa, (Otley, 2016) lập luận rằng một tổ chức có thể quản lý mơi trường văn hóa nội bộ ở một mức độ đáng kể, khẳng định rằng "có những ví dụ quan trọng về các chế độ đào tạo đã làm thay đổi hành vi của nhân viên chủ chốt trong một số tổ chức" (trang 51).

Một biến khác giải thích trong lý thuyết ngẫu nhiên bao gồm đo lường về hiệu quả, ví dụ như: chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh như lợi nhuận hay lợi tức đầu tư. Tất nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh nó là một biến ngẫu nhiên chịu ảnh hưởng bởi vô số các yếu tố. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bên cạnh các biến số ngẫu nhiên truyền thống, nội dung và xu hướng phát triển của tổ chức ảnh hưởng đến hệ thống quản lý tổng thể (Otley, 2016). Khi mơi trường bên ngồi thay đổi thì xảy ra do sự gián đoạn cơng nghệ và cạnh tranh tồn cầu ngày càng tăng, các tổ chức phải thay đổi hệ thống kiểm soát của họ cho phù hợp. Mặc dù lý thuyết ngẫu nhiên đã chứng minh thành công trong những thập kỷ qua trong việc giải thích sự phù hợp giữa các tình huống ngẫu nhiên và vận dụng KTQT trong những tình huống nhất định nhưng cũng gặp phải một số khó khăn để đạt được các kết quả tổng quát (Otley, 2016).

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn áp dụng lý thuyết ngẫu nhiên như là một khuôn khổ rộng hơn để khám phá vận dụng kế toán quản trị. Đặc biệt hơn là quan tâm đến các hoạt động của KTQT và văn hóa tổ chức. Tuy nhiên, ý định khơng phải là để kiểm tra lý thuyết ngẫu nhiên theo cách tiếp cận mang tính thực chứng mà là để sử dụng như là một ngôn ngữ để kiểm tra và thảo luận về một tình huống thực nghiệm cụ thể. Theo cách này, chứng minh tính hữu ích trong việc phát triển các giả thuyết để thử nghiệm liên quan đến các loại văn hóa tổ chức như là các biến giải thích và các hoạt động của KTQT kết nối không chặt chẽ như các biến phụ thuộc. Các kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc dẫn đến các gợi ý các giải pháp hợp lý cho các nhà quản trị doanh nghiệp và cho các nghiên cứu trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)