TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 28 - 31)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.3 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

2.3.1 Các khái niệm về KTQT

Năm 1981, IMA đưa ra định nghĩa đầu tiên về KTQT dựa trên sự phản ánh về việc thay đổi của doanh nghiệp đối với thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp; theo đó: “…KTQT là một q trình xác định, đo lường, tổng hợp, phân tích, chuẩn bị, diễn giải và truyền đạt các thơng tin tài chính bởi các nhà quản lý nhằm mục đích hoạch định, đo lường, kiểm sốt một tổ chức và để đảm bảo nguồn lực của tổ chức đó được sử dụng một cách phù hợp và có trách nhiệm. KTQT cũng bao gồm việc chuẩn bị các báo cáo tài chính cho các nhóm đối tượng khơng thuộc nhà quản lý như cổ đông, chủ nợ, các cơ quan thuế …”.Tuy nhiên, năm 2008, IMA đưa ra khái niệm về công việc của KTQT là “…một cơng việc chun nghiệp có liên quan đến việc tham gia vào quá trình ra quyết định, đề ra kế hoạch và hệ thống thực hiện, đồng thời cung cấp các báo cáo tài chính chuyên nghiệp, giúp các nhà quản trị kiểm soát trong việc tạo lập và thực hiện chiến lược của tổ chức”. Sự thay đổi về mặt khái niệm KTQT của IMA phản ánh xu hướng thay đổi vai trò của KTQT ngày càng thể hiện vai trò là một nhân

tố của chiến lược kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp quản trị hiệu suất doanh nghiệp, lập kế hoạch và dự toán, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, …

Theo tổ chức CIMA, KTQT được định nghĩa là cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị cho các mục đích sau: xây dựng chính sách, lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, quyết định các hoạt đông thay thế, thông tin ra bên ngồi để cho cổ đơng và những người khác, thông tin cho nhân viên (CIMA, 2005, p18) cho thấy KTQT đã chuyển hướng tới một vai trò rộng hơn. KTQT được định nghĩa là việc áp dụng các nguyên tắc của KTQT và quản trị tài chính để tạo ra, bảo vệ, bảo tồn và gia tăng giá trị cho các bên liên quan kể cả doanh nghiệp vì lợi nhuận và phi lợi nhuận trong khu vực công và tư nhân. (CIMA, 2005) nói rõ hơn định nghĩa của KTQT, nhấn mạnh KTQT là một phần của quản trị, trong đó u cầu xác định, trình bày, giải thích và sử dụng thông tin liên quan để: xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; xác định cơ cấu nguồn vốn và các quỹ; kiểm soát các hoạt động và đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực; triển khai quy trình quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ,…Định nghĩa thay đổi của CIMA cho thấy, KTQT đã tiến gần hơn đến mối quan tâm quản trị cấp cao tập trung tính hiệu quả, lập kế hoạch chiến lược và tạo ra giá trị sáng tạo.

Cịn theo (IFAC, 1998) thì KTQT là “q trình nhận dạng, đo lường, tích lũy, phân tích, trình bày, giải thích, và trao đổi thơng tin (cả về tài chính và điều hành) được sử dụng bởi nhà quản trị để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát trong một tổ chức. Đảm bảo sử dụng hợp lý đối với các nguồn lực của tổ chức”. IFAC (1998) – một định nghĩa được căn cứ vào ý tưởng truyển thống của đối tượng. Tuy nhiên, vào năm 1998 thì IFAC đã điều chỉnh, mở rộng vai trị của KTQT. Theo đó, KTQT được xem xét như các hoạt động gắn bó, đan xen nhau với các hoạt động quản trị của tổ chức. Hay nói cách khác, KTQT hướng đến vai trò quản trị nhằm tập trung vào việc tạo ra giá trị cho tổ chức bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực với các con người trong những tình huống mang tính cạnh tranh. Tiến trình này cũng được xem như là kết quả của bốn giai đoạn trong q trình tiến hóa của KTQT.

Theo luật kế toán Việt Nam, KTQT được định nghĩa là “… việc thu thập, xử

lý, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế tốn” (Luật kế tốn số 88/2015/QH13,

khoản 10, điều 3).

2.3.2 Vai trị, chức năng của KTQT

Theo (Langfield-Smith et al., 2017) thì KTQT đóng vai trị chiến lược quan trọng thơng qua việc góp phần hình thành và triển khai chiến lược cho doanh nghiệp và giúp cho các nhà quản trị cải thiện được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Theo IFAC thì vai trị của KTQT thể hiện như một phần không thể tách rời của quy trình quản trị với việc cung cấp thơng tin cần thiết để kiểm soát những hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, ra quyết định trong ngắn hạn và trong dài hạn; tối ưu hóa nguồn lực; đo lường và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu sự chủ quan trong quá trình ra quyết định (IFAC, 1998)

Hầu hết các lý thuyết của KTQT đều đề cập đến các chức năng như hoạch định, kiểm soát, đánh giá hiệu quả quản lý, cải thiện và phát triển các chiến lược cạnh tranh, ra quyết định như là những chức năng chính của KTQT để đạt được mục tiêu của công ty (Macintosh and Scapens, 1991). (Hiromoto, 1988) thì cho rằng mục tiêu hàng đầu của KTQT là cung cấp cho người ra quyết định các thông tin về mặt hiệu quả tài chính đúng thời hạn, chính xác và thích hợp. (Bhimani, 2003) cũng nêu vai trò của KTQT chủ yếu là cung cấp cho doanh nghiệp hoạch định tương lai và sau đó là giám sát hiệu quả hoạt động. Điểm cần chú ý là các quy trình nội bộ cần phải xây dựng để phân tích, kiểm sốt và dự đốn các thơng tin nhằm dự báo hoạt động quản trị trong doanh nghiệp.

2.3.3 Nội dung của KTQT hiện đại

Theo cách tiếp cận của Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh Quốc (ACCA F5 – 2014) thì nội dung KTQT được tóm tắt ở năm nội dung sau: chi phí và các cơng cụ kỹ thuật KTQT; các công cụ kỹ thuật ra quyết định; dự toán và kiểm soát; đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát; kỹ thuật KTQT chiến lược.

• Chi phí và các cơng cụ kỹ thuật KTQT: theo ACCA khái niệm tính chi phí là q trình xác định các chi phí của sản phẩm, dịch vụ hoặc các hoạt động (ACCA F5 2014, 4), bao gồm: chi phí hoạt động (activities base costing), chi phí mục tiêu (target costing), chi phí theo chu kỳ sống (life cycle costing) và chi phí mơi trường (environmental costing).

• Các kỹ thuật ra quyết định bao gồm: phân tích lợi nhuận; phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận, phân tích các nhân tố giới hạn, các quyết định về giá; các quyết định ngắn hạn, …

• Dự tốn và kiểm sốt bao gồm lập dự tốn, phân tích định lượng trong dự tốn; dự tốn và các chi phí tiêu chuẩn; phân tích biến động; kế hoạch và biến động thực tế; dự toán linh hoạt, dự toán trên cơ sở hoạt động.

• Đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm sốt: phân tích chênh lệch ngân sách, chi phí định mức và phân tích chênh lệch, phân chia lợi nhuận, giá trị gia tăng hoặc lợi nhuận cịn lại, thước đo phi tài chính.

• Kỹ thuật kế tốn quản trị chiến lược bao gồm: phân tích chi phí vốn, phân tích dịng đời sản phẩm, phân tích chuỗi giá trị, bảng thẻ điểm cân bằng.

Từ các thơng tin tài chính q khứ, KTQT tiến hành tính tốn các chỉ tiêu theo yêu cầu quản trị nội bộ và tổng hợp thành các báo cáo của các cấp quản trị khác nhau. KTQT tiến hành kiểm tra các thơng tin trên các báo cáo phân tích, đánh giá hiệu quả của các hoạt động và trợ giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp. Vì vậy, vai trị của người làm kế tốn quản trị rất quan trọng, địi hỏi họ phải am hiểu các tình huống ra quyết định của các nhà quản lý. Theo Hiệp hội Kế toán Quản trị Cơng chứng Anh Quốc (CIMA), ngồi kĩ năng chun mơn, người làm kế tốn quản trị còn cần kĩ năng kinh doanh, quản lý con người và kĩ năng lãnh đạo để trở thành cộng sự tài chính (finance business partnering) đắc lực của DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)