Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 65 - 70)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Đề tài đã nghiên cứu về các yếu tố thuộc văn hóa tổ chức tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị - trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Với kết quả khảo sát 260 mẫu các đối tượng khảo sát sau: Kế tốn viên, Kế tốn trưởng, Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, … tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 20. để kiểm định từng các giả thuyết. Sau khi phân tích, kết quả như sau:

- Giả thuyết H1: Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp có nét văn hóa sáng tạo (Adhocracy) đến việc vận dụng KTQT nghĩa là các doanh nghiệp có văn hóa sáng tạo mạnh thì việc vận dụng kế toán quản trị sẽ khả thi hơn. Kết luận này tương ứng với giả thuyết ban đầu.

- Giả thuyết H2: Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp có nét văn hóa thị trường (Market) đến việc vận dụng KTQT nghĩa là các doanh nghiệp có văn hóa mang tính thị trường mạnh thì việc vận dụng KTQT sẽ khả thi hơn. Kết luận này tương ứng với giả thuyết ban đầu

- Giả thuyết H3: Có sự tác động âm giữa các doanh nghiệp/tổ chức có nét văn hóa gia đình (Clan) đến việc vận dụng KTQT. Tuy nhiên, kết quả phân tích thì những doanh nghiệp nào có những đặc tính mang nét văn hóa gia đình thì việc vận dụng KTQT tại doanh nghiệp đó mang tính khả thi cao. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nét văn hóa của gia đình Việt Nam. Do đó, kết luận này trái ngược với giả thuyết ban đầu.

- Giả thuyết H4: Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp/tổ chức có nét văn hóa cấp bậc (Hierachy) đến việc vận dụng KTQT nghĩa là các doanh nghiệp có nét văn hóa cấp bậc mạnh thì việc vận dụng KTQT sẽ khả thi hơn. Kết luận này tương ứng với giả thuyết ban đầu.

Xem chi tiết nội dung tóm tắt tại Bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13 – Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

STT Giả thuyết Kết quả kiểm định Hệ số β chuẩn hóa Kết luận 1 Giả thuyết 1 (H1): Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp có nét

văn hóa sáng tạo (Adhocracy) đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

0,192

Yếu tố văn hóa sáng tạo (Adhocracy) trong văn hóa doanh nghiệp tác động dương

đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

2

Giả thuyết 2 (H2): Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp có nét

văn hóa thị trường (Market) đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

0,294

Yếu tố văn hóa thị trường (Market) trong văn hóa doanh nghiệp tác động dương đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

3

Giả thuyết 3 (H3): Có sự tác động âm

giữa các doanh nghiệp/tổ chức có nét văn hóa gia đình (Clan) đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

0,506

Yếu tố văn hóa gia đình (Clan) trong văn hóa doanh nghiệp tác động dương đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

4

Giả thuyết 4 (H4): Có sự tác động dương giữa các doanh nghiệp/tổ chức

có nét văn hóa cấp bậc (Hierarchy) đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

0,144

Yếu tố văn hóa cấp bậc (Hierarchy) trong văn hóa doanh nghiệp tác động dương

đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

4.3.1 Đối với yếu tố văn hóa sáng tạo (Adhocracy)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có nét văn hóa sáng tạo sẽ làm tăng tính khả thi trong việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây của (Denison & Spreitzer, 1991). Thật

vậy, năng lực sáng tạo quyết định sự bền vững tồn tại của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực lãnh đạo quản lý vĩ mô và vi mô/công và tư, tính mới của hoạt động bao hàm cả sự làm khác đi, sự “vượt rào” phá vỡ các nguyên tắc, cơ chế và thể chế quản lý chính thống. Nhưng làm khác/phủ nhận cái chính thống có thể gây ra hậu quả khó lường cho người lãnh đạo, với 2 khả năng làm tốt hơn hoặc kém hơn cái hiện tại, nên tiêu chí thứ 2 của sáng tạo địi hỏi phải mang lại mức độ ích lợi hay hiệu quả cao hơn. Và đây chính là thách thức lớn nhất cho cơng việc quản trị doanh nghiệp và quản trị văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ việc người sáng lập, lãnh đạo DN cần quyết định lựa chọn xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo kiểu/loại hình nào. Đặc điểm cơ bản của văn hóa sáng tạo: việc quản trị không quan tâm nhiều đến các nguyên tắc hay các quy định. Doanh nghiệp tạo một khơng gian tự do, thoải mái nhất có thể để nhân viên cải tiến, sáng tạo theo sở trường của mình. Loại hình văn hóa sáng tạo này phù hợp nhất với các doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc những doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực công nghệ cao.

4.3.2 Đối với yếu tố văn hóa thị trường (Market)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có nét văn hóa thị trường sẽ làm tăng tính khả thi trong việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Đây là điểm tương đồng so với nghiên cứu trước đây của (Libby & Waterhouse, 1996). Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mơ lớn, là một tập hợp những thành viên khác nhau về trình độ chun mơn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa,… do sự khác nhau này đã tạo ra một môi trường làm việc rất đa dạng và phức tạp. Hơn nữa, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng tồn cầu hóa, để các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển buộc phải liên tục tìm tịi những cái mới, sáng tạo, đột phá và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi huy động, phát huy và trao dồi nguồn lực con người, làm gia tăng giá trị của nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm sốt, tạo động lực làm việc, tính minh bạch, rõ ràng trong cơng việc, ... làm tăng hiệu quả hoạt động

doanh nghiệp và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt, có chỗ đứng vững trên thị trường.

4.3.3 Đối với yếu tố văn hóa gia đình (Clan)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có nét văn hóa gia đình sẽ làm tăng tính khả thi trong việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Nghĩa là khơng khí nơi làm việc giống như gia đình, thể hiện tính đồng đội, quản trị nguồn nhân lực tập trung hàng đầu, sự quan tâm và chia sẻ từ các cấp quản lý đối với nhân viên hay giữa nhân viên với nhau – mang tính đặc thù của nền văn hóa Việt Nam. Điều này phù hợp với nghiên cứu của (Trần Ngọc Hùng, 2016) cũng như lý thuyết tình huống và cũng rất phù hợp khi xét về việc vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT như xây dựng chi phí định mức, lập kế hoạch ngân sách và kiểm sốt, phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích dự án đầu tư, …. đều địi hỏi từ sự đồng thuận, phối hợp thực hiện giữa các đơn vị trực thuộc, các bộ phận, các phịng ban. Từ đó, mới có thể dễ dàng xây dựng được các kế hoạch trong ngắn hạn, chiến lược trong dài hạn để cung cấp cho ban lãnh đạo có những quyết định kịp thời và chính xác.

4.3.4 Đối với yếu tố văn hóa cấp bậc (Hierachy)

Kết quả chỉ ra rằng các doanh nghiệp có nét văn hóa cấp bậc sẽ làm tăng tính khả thi trong việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì có sự phân biệt về hệ thống thứ bậc, trong đó, nhân viên có xu hướng nghe lệnh cấp trên một cách tuyệt đối; đề cao sự kiểm soát tùy theo góc độ nhìn nhận mà điều này ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực. Dưới góc độ kiểm sốt để đảm bảo tính tuân thủ, tính kịp thời, tính hiệu quả để đảm bảo mọi hoạt động mang tính sn sẻ thì yếu tố văn hóa này ảnh hưởng tích cực đến vận dụng kế toán quản trị, điều này phù hợp với nghiên cứu của (Denison & Spreitzer, 1991). Tuy nhiên, nếu mức độ kiểm sốt vượt mức giới hạn nào đó thì có thể giảm sự sáng tạo và động lực làm việc của nhân viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 tiến hành phân tích dữ liệu nghiên cứu nhằm kiểm định thang đo, mơ hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu từ dữ liệu thu thập được 260 mẫu doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

Q trình phân tích dữ liệu và giải thích kết quả gồm các bước sau: đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh chịu tác động bởi 4 nét văn hóa doanh nghiệp theo thứ tự hệ số β như sau: Văn hóa gia đình (C) = 0,506; Văn hóa thị trường (M) = 0,294; Văn hóa sáng tạo (A) = 0,192 và Văn hóa cấp bậc (H) = 0,144.

Các kết quả nghiên cứu chương 4, tác giả sẽ sử dụng để đề xuất các hàm ý quản trị ở chương 5.

CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu đã trình bày ở chương 4 để kết luận lại yếu tố văn hóa tổ chức có tác động đến vận dụng kế tốn quản trị - là cơ sở, nền tảng để tác giả đưa ra các hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị thích hợp. Đồng thời, tác giả cũng nêu hạn chế và đưa ra đề xuất nghiên cứu trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)