Hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 71 - 74)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

5.3 Hàm ý quản trị

Nền văn hóa Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng là mang đậm chất văn hóa Á Đơng, đề cao mối quan hệ gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên gần gũi như gia đình nên rất dễ tạo sự hài lịng trong cơng việc cũng như khả năng giải quyết mâu thuẫn, nâng cao năng suất lao động.

Theo kết quả phân tích từ mơ hình văn hóa tổ chức của (Cameron & Quinn,1999); tác giả rút ra các hàm ý quản lý như sau:

Thứ nhất, đối với văn hóa gia đình: tùy theo từng loại hình cơng ty mà thể hiện nét đặc trưng của từng loại văn hóa và do yếu tố con người quyết định. Cụ thể như: công

ty gia đình, tiểu thương hoặc bn bán nhỏ - doanh nghiệp tư nhân thì ln mang sắc thái của nét văn hóa gia đình. Trong khi các tập đồn, cơng ty cổ phần lớn, Tổng cơng ty thì thể hiện văn hóa cấp bậc; các cơng ty nhỏ và vừa lại thể hiện văn hóa thị trường và các cơng ty khởi nghiệp lại có văn hóa sáng tạo. Do vậy, khi xây dựng mơ hình văn hóa doanh nghiệp khơng đơn thuần là liệt kê các giá trị mong muốn, mà đòi hỏi sự nổ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ và động viên của Ban lãnh đạo. Hơn nữa, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp khơng phải thực hiện ngày một ngày hai mà là một chặng đường dài kéo hàng thập kỷ. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là một khẩu hiệu, được vun đắp của từng cá nhân trong tổ chức đó, xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành cơng chính là chìa khóa để doanh nghiệp trường tồn. Dù thế nào thì phải lấy xây dựng quan niệm “lấy con người làm gốc” bao gồm:

▪ Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho công nhân viên để phát huy tính tích cực, chủ động của họ;

▪ Bồi dưỡng giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp để trở thành nhận thức chung và trở thành động lực nội tại để thúc đẩy mọi người trong công ty tổ chức cùng phấn đấu.

▪ Hãy tạo ra một bầu khơng khí văn hóa tốt đẹp, nâng cao tố chất và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên

▪ Ngoài ra, phải có chế độ thưởng, phạt hợp lý, chính sách ghi nhận cơng lao đóng góp cho sự phát triển của cơng ty, tổ chức để họ cảm thấy được tơn trọng và hưởng lợi ích xứng đáng với cơng sức mà họ đã bỏ ra.

Thứ hai, đối với văn hóa thị trường: Trong q trình hội nhập, các doanh nghiệp phải tự mình làm chủ cuộc chơi thì tất yếu địi hỏi phải nhanh chóng hình thành quan điểm thị trường linh động, sát thực tiễn, bao gồm: giá thành, chất lượng sản phẩm, chất lượng đóng gói, dịch vụ bán hàng và hậu mãi, …. Yếu tố văn hóa doanh nghiệp cần phải xem nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và xuất phát của văn hóa. Đặc biệt, lấy “khách hàng làm trung tâm”. Tuy nhiên, doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường mà cịn quan tâm đến vấn đề bảo vệ mơi trường, VHDN phải

hướng đến mục đích lâu dài, bền vững, khơng vì lợi ích trước mắt mà bỏ quên lợi ích con người. Định hướng của phát triển là phải kết hợp một cách hữu cơ giữa sự phát triển của doanh nghiệp với tiến bộ của loài người nhằm bảo đảm sự phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, ổn định và hài hịa.

Thứ ba, Việt Nam đang trong q trình hội nhập với nước ngồi, vì vậy ngày càng nhiều làm việc với công ty, doanh nghiệp nước ngồi – đặc trưng những cơng ty này ln năng động, mang tính sáng tạo. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thay đổi tạo nét văn hóa sáng tạo giúp nhân viên năng động, có nhiều sáng kiến hơn trong cơng việc, gắn kết nhân viên với công ty và nhờ vậy phát huy được tiềm năng của nhân viên. Một số gợi ý như sau:

▪ Ban lãnh đạo, nhà quản lý hãy bắt đầu từ hành động nhỏ: bắt đầu từ góp ý tưởng hoặc xây dựng các chương trình thơng qua tìm kiếm tài năng.

▪ Phải đảm bảo rằng thực hiện trên tinh thần và trách nhiệm của cả nhóm: khơng mang ý nghĩa là của cá nhân (tránh rơi vào chủ nghĩa cá nhân, làm độc lập, tự cơ lập chính mình). Ý tưởng có thể xuất phát từ cá nhân nhưng chính sự sáng tạo, sự tin tưởng và cùng nhau hỗ trợ của nhóm mới có thể biến ý tưởng đó thành một sự đổi mới đột phá.

▪ Hãy cùng nhau khuyến khích mọi người trong doanh nghiệp thử nghiệm, ủng hộ những ý tưởng mới, sản phẩm mới.

▪ Điểm quan trọng là dù cho thất bại hay thành cơng thì cũng phải trân trọng vì có thất bại mới có thêm những suy nghĩ mới hay hơn, mang tính đột phá hơn.

▪ Phải cùng thực hiện ở mọi cấp bậc, điều quan trọng là người lãnh đạo phải là người tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động.

Thứ tư, đối với văn hóa cấp bậc: từ mơ hình trên giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ thêm cần phải thiết lập những chuẩn mực, các quy định, quy trình rõ ràng như xây dựng triết lý quản lý kinh doanh riêng biệt của doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, … Đây là cơ sở định hướng hoạt động của doanh nghiệp, chi phối các quyết định quản lý và tạo nên niềm tin, củng cố giá trị tinh thần, giá trị vơ hình cho doanh nghiệp. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng tăng cường hệ thống trao đổi thông tin để mọi thành viên trong

doanh nghiệp được dễ dàng tiếp cận và vận hành một cách trơn tru, kiểm soát chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)