Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 36 - 38)

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.4 Các lý thuyết nền tảng có liên quan

2.4.5 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu trong nghiên cứu của Freeman (1984) Strategic Management: A Stakeholder Approach, đây là lý thuyết về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh. Lý thuyết đề cập tới đạo đức và các giá trị trong quản trị tổ chức. Trong lý thuyết này, khái niệm "các bên liên quan" là bất kỳ cá nhân hay nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những hành động của tổ chức. Lý thuyết các bên liên quan cho rằng, ngồi các cổ đơng cịn có các đối tượng khác có liên quan đến q trình hoạt động DN bao gồm cơ quan chính phủ, các nhóm chính trị, các hiệp hội thương mại, cơng đồn, cộng đồng, các công ty liên quan, khách hàng tiềm năng, và công chúng. Từ quan điểm đạo đức, tổ chức có nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan. Trong trường hợp, các bên liên quan xung đột lợi ích, DN phải có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa chúng. Từ quan điểm quản trị, vai trò quan trọng của quản lý là để đánh giá tầm quan trọng, của việc đáp ứng nhu cầu các bên liên quan để đạt được mục tiêu chiến lược của DN. Do kỳ vọng và mối quan hệ quyền lực của các bên liên quan thì ln thay đổi theo thời gian, nên tổ chức phải liên tục điều chỉnh các chiến lược điều hành và công bố thông tin thông tin để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. Do đó, vì lợi ích của mình, các bên liên quan ln mong đợi DN có những chính sách, chế độ, quy định phù hợp với để đạt được sự hoạt động hợp pháp trong xã hội qua đó giúp họ đạt được các lợi ích kinh tế khác. Các bên có liên quan cũng sẽ đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN và sự đóng góp giá trị của DN. Vì thế, lý thuyết các bên có liên quan được sử dụng để giải thích cho lý do, các DN cần phải xây dựng văn hóa tổ chức trong đó có nét văn hóa cấp bậc, văn hóa thị trường để đáp ứng với những kỳ vọng của các bên có liên quan về việc quản trị, điều hành DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã cung cấp những cơ sở lý luận tổng quát về các vấn đề vận dụng kế tốn quản trị trong doanh nghiệp. Ngồi ra, tác giả cịn trình bày các cơ sở lý thuyết nền có liên quan để làm cơ sở giải thích cho mối quan hệ giữa các biến có liên quan trong mơ hình. Dựa vào những cơ sở lý thuyết đó tác giả tiến hành phân tích, khảo sát, đánh giá và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố trong văn hóa tổ chức tác động đến vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả đề cập đến hai phương pháp nghiên cứu nhằm để đạt được mục tiêu trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu đã nêu ở phần trên. Ngoài ra, tác giả thiết kế các thang đo biến độc lập, biến phụ thuộc, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, cách xác định kích thước mẫu và đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yếu tố văn hóa tổ chức đến việc vận dụng kế toán quản trị trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)